Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-03-2021] Năm ngoái thị lực của tôi bị mờ đi, nhưng tôi không mấy bận tâm. Tôi chỉ cố gắng bài xích niệm đầu cho rằng mình bị bệnh. Một thời gian sau thì mắt tôi trở nên khô hơn. Tôi nghĩ nguyên nhân là do mỗi ngày tôi đã đọc báo trên Internet quá nhiều, do đó tôi đã rút ngắn thời gian truy cập các trang web lại. Tôi chỉ đọc tiêu đề mà không đọc nội dung bài báo. Nhưng thị lực của tôi vẫn không cải thiện. Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì thậm chí tôi còn cảm thấy khó khăn khi đọc các sách Đại Pháp.

Vì sao tôi không thể nhìn được rõ? Có điều gì đó mà tôi không nên nhìn thấy chăng? Liệu có phải các chấp trước đã ngăn không cho tôi nhìn rõ? Tôi đã hướng nội và phát hiện ra nhiều chấp trước của bản thân – chấp trước vào thời gian tu luyện kết thúc, tâm sợ bị bức hại, tâm an dật, tâm tranh đấu, tự tư, tâm oán hận, chấp trước vào công năng, tâm sắc dục, chấp trước vào làm các việc, thiếu kiên nhẫn và tâm ỷ lại. Tôi đã đào sâu căn nguyên của các loại tâm này. Khổ nạn này kéo dài trong một khoảng thời gian, và tôi đã gặp vài khảo nghiệm tâm tính trong quá trình vượt quan. Nhờ có sự gia trì của Sư phụ Lý (nhà sáng lập pháp môn Pháp Luân Đại Pháp) và thông qua việc liên tục hướng nội và quy chính bản thân, cuối cùng thị lực của tôi cũng dần dần hồi phục.

Tâm an dật chiêu mời ma nạn

Tôi là kiểu người thích sống an nhàn. Loại tâm an dật này giống như một tảng đá cứng chắn ngang con đường tu luyện của tôi. Nó ngăn trở tôi đề cao và thăng hoa lên trên. Tu luyện tinh tấn bắt đầu bằng việc dậy sớm luyện công. Với những học viên tu luyện tinh tấn, việc dậy sớm để luyện công không có gì khó khăn cả. Nhưng bởi tâm lười biếng nên tôi lúc luyện lúc không. Cho đến nay tôi vẫn chưa đột phá được quan này.

Có một ngày, một đoạn Pháp của Sư phụ đả nhập vào trong não tôi:

“… chúng tôi giảng đề cao toàn bộ, thăng hoa toàn bộ”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng mình không nên chỉ truy cầu biểu hiện siêu thường xuất hiện trên thân thể, mà tư tưởng của tôi cũng phải siêu xuất khỏi cảnh giới người thường. Chẳng hạn như, người bình thường có sinh, lão, bệnh, tử. Họ cần phải ngủ ít nhất sáu giờ một ngày. Nhưng những người tu luyện là sinh mệnh đã xuất ra khỏi tam giới và không bị trường thời gian của tầng nhân loại này chế ước. Vì thế các học viên có thể ngủ ít hơn.

Tâm an dật thực chất là mong muốn của người thường vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, trong khi những người tu luyện chúng ta giảng về: “có thể chịu cái khổ trong những khổ” (Chương I, Đại Viên Mãn Pháp).

Chúng hoàn toàn khác biệt.

Một chấp trước khác có liên quan mật thiết với tâm an dật đó là tâm sợ chịu khổ. Nếu một người truy cầu cuộc sống an nhàn, thì anh ta sẽ không nguyện ý chịu đựng khổ nạn và trong vô thức mà đối kháng với khổ nạn. Khi mắt của tôi không thể nhìn rõ, tôi đã đổi đèn bàn của mình từ đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang sang loại đèn vàng để khiến mắt dễ chịu hơn.

Sư phụ giảng:

“Cật khổ đương thành lạc”. (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Lấy chịu khổ làm vui”. (Khổ về tâm chí, Hồng Ngâm)

Nhưng trong tiềm ý thức của tôi, tôi muốn chịu khổ ít hơn hoặc không phải chịu khổ. Quan niệm này đã hình thành một cái tôi thứ hai hết sức tự nhiên và can nhiễu nghiêm trọng đến tu luyện của tôi. Khi tôi đọc những bài chia sẻ về vượt quan nghiệp bệnh trong những năm gần đây, thỉnh thoảng một ý niệm thế này chợt loé lên trong đầu não tôi: Thà vượt quan nghiệp bệnh còn hơn bị bức hại. Bởi tôi không nhận thức một cách thanh tỉnh và triệt để phủ nhận niệm đầu bất chính này nên tôi đã vô ý bị hãm nhập vào cái bẫy của cựu thế lực mà không nhận thức ra.

Sư phụ giảng:

“Trong ma nạn mà chư vị gặp phải khi tu luyện thì cần phải tu bản thân mình, phải xét bản thân mình; đó không phải là thừa nhận ma nạn mà cựu thế lực an bài [và] cần làm sao thực hiện tốt trong những an bài của chúng; không phải là như thế. Ngay cả bản thân sự xuất hiện của cựu thế lực cũng như an bài của chúng thì chúng ta thảy đều phủ định, đều không thừa nhận sự tồn tại của chúng. Chúng ta phủ định hết thảy những gì của chúng từ căn bản; [chỉ] khi phủ định và bài trừ chúng thì hết thảy những gì chúng ta thực hiện mới là uy đức. Không phải là tu luyện trong những ma nạn mà chúng tạo thành, mà là khi không thừa nhận chúng thì chúng ta cũng đang tiến bước thật tốt trên con đường của mình; không thừa nhận ngay cả việc tiêu trừ biểu hiện ma nạn của bản thân chúng. (vỗ tay) Như vậy từ góc độ đó mà xét, thì những sự việc trước mắt chúng ta chính là phủ định toàn bộ cựu thế lực. Về biểu hiện tranh giành khi chúng đang chết, thì tôi cùng các đệ tử Đại Pháp cũng không thừa nhận”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Sau khi minh bạch Pháp lý, tôi đã phát chính niệm cường đại: “Ta là đệ tử của Lý Hồng Chí, các an bài khác thì đều không cần, đều không thừa nhận”. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Mục đích của quá trình tiêu nghiệp là để đề cao. Tôi không thừa nhận bất cứ hình thức bức hại nào. Toàn bộ sinh mệnh và nhân tố tà ác can nhiễu đến tu luyện của tôi phải bị giải thể và thanh lý lập tức.

Tôi càng hướng ngoại thì càng không nhìn rõ

Có một giai đoạn tôi luôn phát sinh tranh luận với một vị điều phối. Nguyên nhân bề mặt là anh ấy ít chú ý đến vấn đề bảo mật và thường tự ý cài đặt một số phần mềm vào máy tính của mình. Vì thế, tôi luôn theo dõi anh ấy để đảm bảo rằng anh ấy không gây ra rắc rối nào. Nhưng tôi càng làm như vậy thì anh ấy lại càng làm theo ý thích của bản thân.

Mặc dù tôi đã hướng nội sau mỗi cuộc tranh cãi và quyết tâm tu khứ tâm tranh đấu của mình, nhưng mỗi lần gặp mặt thì chúng tôi vẫn xảy ra cãi vã. Sau đó, vào một ngày tôi chợt nhận ra đằng sau tâm tranh đấu chính là tâm chứng thực bản thân. Việc tranh cãi với anh ấy là để chứng tỏ rằng tôi đúng và anh ấy sai. Vì thế tôi đã ngừng hướng ngoại vào thiếu sót của anh ấy. Điều này đã chấm dứt sự xung đột giữa chúng tôi.

Sau đó, tôi đã chia sẻ chân thành với anh ấy. Anh ấy chỉ ra rằng tôi không tín nhiệm anh ấy. Tôi hỏi anh ấy liệu có biết nguyên nhân vì sao tôi không tín nhiệm anh không. Nhưng anh ấy không nói được gì cả. Tôi kể rằng mình từng bị vấp ngã vì anh ấy. Vì thế tôi đã không tín nhiệm anh và luôn hướng ngoại. Điều này đã can nhiễu đến sự phối hợp của chúng tôi.

Tranh chấp giữa chúng tôi xảy ra trong lúc mắt tôi bị mờ. Sư phụ đã thông qua vấn đề thị lực để điểm hoá cho tôi không nên hướng ngoại. Nhưng tôi vẫn không ngộ được tu luyện của bản thân có vấn đề. Tôi đã cho rằng vấn đề nằm ở cặp mắt kính của tôi.

Nói chúng là tuổi thọ của thấu kính chỉ kéo dài trong hai hoặc ba năm, trong khi tôi đã sử dụng kính trong sáu năm. Khi Sư phụ thấy tôi vẫn không ngộ, Ngài đã điểm hoá tôi thông qua lời của mẹ tôi. Lúc đó, mẹ đã hỏi tôi rằng tại sao rác vẫn vương vãi khắp phòng tôi sau khi đã dọn dẹp xong. Điều đó chỉ ra rằng mắt tôi nhìn không rõ, và tôi nên hướng nội. Nhưng tôi đã không coi lời của mẹ nói là nghiêm túc và chỉ mỉm cười bỏ qua. Vì thế thị lực của tôi suy giảm đáng kể và ngày càng nhìn mờ hơn. Thậm chí mắt tôi còn bị khô.

Bị tâm oán hận che mắt

Cha mẹ vốn không thích tôi từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi cũng bị sự độc hại của văn hoá đảng (ĐCSTQ) làm ô nhiễm. Nội tâm tôi tràn đầy oán hận trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng tâm oán hận ngày càng giảm đi khi trạng thái tu luyện của tôi được đề cao lên. Tuy nhiên căn nguyên của tâm oán hận vẫn còn tồn tại. Đôi lúc tôi có cảm giác mình đã tu khứ được tâm oán hận, nhưng rồi nó lại xuất hiện khi tôi mất cảnh giác.

Vài tháng trước, một học viên đã đưa cho tôi danh sách các số điện thoại dài đến vài trang giấy và đề nghị tôi tải chúng lên trên một trang web. Tờ giấy viết không rõ ràng. Một vài số điện thoại bị thiếu một chữ số hoặc thừa một chữ số. Một vài số khác thì bị trùng lặp. Mỗi lần tôi đều phải dành rất nhiều thời gian để hoàn thành chúng.

Vào lần cuối cùng tôi giúp cô ấy tải danh sách các số điện thoại lên, mắt tôi đã gặp phải vấn đề. Tôi trở nên mất kiên nhẫn. Tâm oán hận xuất lai, và tôi đã phàn nàn về sự ỷ lại của cô ấy vào tôi. Các học viên giống như một tấm gương phản chiếu. Thực ra tôi nên hướng nội và buông bỏ tâm mất kiên nhẫn. Nhưng tôi lại hướng ngoại. Tâm oán hận này đã che mờ mắt tôi.

Một rắc rối nữa lại xuất hiện mặc dù rắc rối lần này vẫn chưa được giải quyết. Vào cuối năm ngoái tôi đã tới thăm nhà em gái để dạy em ấy cách truy cập vào Internet. Chúng tôi đã trò chuyện và nói về những căn hộ của gia đình tôi.

Cha mẹ tôi sở hữu ba căn hộ khác nhau. Hai căn hộ lớn hơn được để lại cho em trai và em gái tôi. Còn họ sống trong căn hộ nhỏ có một phòng ngủ còn lại. Họ nói rằng căn hộ này sẽ dành cho tôi sau khi họ qua đời. Có một lần cha tôi bị ốm rất nặng, chú tôi từ thành phố khác đã tới để gặp cha.

Chú tôi nói với ba người chúng tôi trước mặt những người thân khác trong bữa trưa rằng chúng tôi phải chăm sóc cho cha mẹ bởi họ đã già rồi. Không ai trong chúng tôi lên tiếng cả. Sau đó chú tôi đã đề nghị tôi chăm sóc cho họ.

Nói một cách thẳng thắn, tôi không phải người phù hợp để chăm sóc cho cha mẹ mình. Căn hộ nhỏ của tôi chỉ có hai phòng ngủ. Cha mẹ tôi và tôi có vấn đề trong giao tiếp cứ như thể chúng tôi đến từ hai thế giới khác nhau. Nhưng khi cân nhắc trên cơ điểm của một học viên, tôi cần nghĩ tới người khác trước nên tôi đã miễn cưỡng đồng ý chăm sóc họ.

Tôi đã thương lượng với cha mẹ mình và gợi ý họ nên bán căn hộ một phòng ngủ đó đi và mua một căn hộ khác ở gần nhà tôi. Như vậy tôi sẽ dễ dàng chăm sóc cho họ hơn. Họ đã đồng ý và bán căn hộ của mình. Tuy nhiên họ không muốn mua một căn khác. Thay vào đó, họ đã chuyển đến sống trong căn hộ của tôi.

Em gái tôi nói rằng cha mẹ tôi không nên bán căn hộ đi vì em ấy muốn có nó, nhưng em không có tiền để mua. Khi nghe em gái nói vậy tôi cảm thấy khó chịu. Em cũng nói rằng em không biết cha mẹ đã cho tôi bao nhiêu tiền. Tôi nói với em rằng lương hưu của họ cộng lại cũng chưa đến 7.000 nhân dân tệ (khoảng 1.000 đô la Mỹ). Nhưng mẹ tôi sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ nên rất tốn kém.

Em gái hoài nghi nói với tôi rằng em ấy không tin tôi tình nguyện chăm sóc cho cha mẹ mà không mang theo bất cứ mục đích nào và rằng trên đời chẳng có ai tốt như vậy cả. Tôi không giải thích thêm, cố gắng kìm nén nước mắt và rời khỏi nhà em ấy.

Sau đó tôi cảm thấy vô cùng uỷ khuất. Làm sao mà em ấy có thể vô lý như vậy được? Em ấy đã không tới chăm sóc cho cha mẹ mà lại còn sinh sự. Khi cha tôi còn sống, em gái tôi đã kích động ông để gây khó dễ cho tôi. Sau khi ông ấy qua đời thì thái độ của em ấy còn trở nên tồi tệ hơn.

Sư phụ giảng:

“Đó đâu phải xuất phát từ tâm từ bi; cái tâm danh lợi người ấy chưa hề dứt bỏ; hoàn toàn không xuất hiện tâm từ bi”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi bỗng cảm thấy nhẹ nhõm và nhận ra căn nguyên của vấn đề: khi tôi không nguyện ý chăm sóc cho cha mẹ, đó là tôi muốn mang danh một người “tốt”; việc đề nghị cha mẹ bán căn hộ của họ là để tránh phiền toái sau này.

Không lạ gì khi tôi luôn cảm thấy uỷ khuất và tràn ngập tâm oán hận. Nguyên nhân là do tôi đã không từ bi. Con xin cảm tạ Sư phụ vì đã giúp con tiêu trừ tận gốc tâm oán hận của bản thân.

Chấp trước vào công năng

thiên mục của tôi được khai mở từ khi tôi còn nhỏ. Tôi có thể nhìn thấy người thân quá cố của mình và có thể câu thông với họ. Khi tôi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thỉnh thoảng tôi đã nhìn thấy một số cảnh tượng rùng rợn và tôi đã cầu xin Sư phụ đóng thiên mục của tôi lại. Sau đó, tôi không thể nhìn bằng thiên mục nữa. Nhưng về sau, thiên mục của tôi lại mở, tuy nhiên tôi hiếm khi sử dụng nó. Tôi cũng có một công năng khác nữa. Đôi lúc tôi vô tình cảm nhận được điều gì đó sắp xảy ra.

Một ngày nọ tôi đã nói với một học viên về một chuyện sẽ xảy ra với anh ấy, và nhắc nhở anh ấy phải cẩn thận. Anh ấy không tin lời tôi nói. Và sự việc đã xảy ra vào một năm sau đó. Anh ấy đã thoát khỏi nguy hiểm. Sau đó đã tôi hữu ý cảm nhận được về một cảnh tượng trong tương lai và nói với anh ấy về điều sẽ xảy ra với anh ấy. Lần này thì anh ấy đã tin tôi.

Không lâu sau tôi đã có một giấc mơ sống động. Có hai cảnh tượng ở trong mơ. Cảnh thứ nhất là tôi đang bán áo len cashmere cho một người bạn. Tôi nói với người mua hàng rằng: “Bạn hãy nhìn chiếc áo len cashmere tuyệt đẹp này và giá thì lại rẻ. Ở đây bạn có thể mua hai chiếc với cùng mức giá trong khi bạn chỉ có thể mua được một chiếc ở những chỗ khác”. Nhưng tôi không hề đề cập đến chất lượng của chiếc áo len. Vì vậy cô ấy đã mua hai chiếc.

Một cảnh tượng khác xuất hiện sau đó. Có hai người đang bán một chiếc áo sơ mi trên sân khấu và mời tôi mua một chiếc. Tôi nói rằng tôi không muốn mua. Tôi mở chiếc áo ra và nhận thấy bên trong đã bị hư hỏng.

Sau khi tôi tỉnh dậy, tôi suy nghĩ xem giấc mơ này có ý tứ gì. Trong cảnh đầu tiên, tôi đã không nói cho người mua về chất lượng chiếc áo. Thứ cô ấy nhìn thấy chỉ là bề mặt. Trong cảnh thứ hai, chiếc áo nằm trong gói hàng tuy đẹp mắt nhưng bên trong lại bị hỏng. Điều này chỉ ra rằng những gì tôi nhìn thấy không nhất định là chân thực. Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đã điểm hoá cho tôi thông qua giấc mơ này.

Sư phụ giảng:

“… [khi] chư vị dùng thiên mục để nhìn, tĩnh tĩnh không động niệm mà nhìn thì là chân thực; chỉ cần hơi động niệm, thì những gì nhìn thấy đều là giả; đó chính là ‘tự tâm sinh ma’, cũng gọi là ‘tuỳ tâm nhi hoá’”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi hữu ý cảm nhận về tương lai, đó chẳng phải là giả hay sao? Nếu người học viên kia tin tưởng chắc chắn vào tôi thì tôi đã can nhiễu con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho anh ấy. Tôi cảm thấy rất hối tiếc vì vô hình trung đã làm việc sai trái. Sau đó tôi đã gửi tin nhắn cho anh ấy nói rằng đừng xem trọng lời tôi nói mà hãy dĩ Pháp vi Sư.

Tôi nhận ra rằng chấp trước vào công năng là một trong những nguyên nhân khiến cho mắt của tôi gặp vấn đề. Tôi đã không còn nói với bất kỳ học viên nào về những sự việc tôi cảm nhận được bởi mỗi người được an bài một con đường tu luyện khác nhau.

Chấp trước vào thời gian gây ra ma nạn

Tôi đã liên tục nằm mơ cùng một giấc mơ trong suốt hai năm qua. Trong giấc mơ, tôi thấy mình chuẩn bị nghỉ hưu. Mỗi khi ông chủ sắp xếp công việc cho tôi, tôi đều yêu cầu ông ấy giao lại việc đó cho người khác bởi tôi sắp nghỉ hưu rồi. Tôi đã nằm mơ như vậy tới tám lần. Điểm khác biệt duy nhất trong các giấc mơ là thời gian còn lại trước khi nghỉ hưu của tôi thay đổi từ một ngày đến nửa năm.

Tôi nghĩ Sư phụ đã thông qua những giấc mơ này để điểm hoá cho tôi khẩn trương lên và tu luyện tinh tấn. Trong những ngày viết bài chia sẻ này, tôi lại nằm mơ thấy giấc mơ tương tự. Sau khi tỉnh dậy, tôi chợt nhận ra mình có chấp trước vào thời gian. Tôi không muốn làm bất cứ thứ gì khi sắp đến lúc nghỉ hưu và chỉ chờ đợi ngày đó tới.

Nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân trong hai năm qua, tôi nhận thấy chấp trước của bản thân vào thời gian phi thường mạnh mẽ. Đặc biệt là khi virus Trung Cộng (virus corona hay còn gọi là COVID-19) phát tán, tôi đã liên tục truy cập tin tức trên trang web Động Thái ở hải ngoại. Trên bề mặt, tôi đang tìm kiếm thông tin giảng chân tướng. Nhưng thực chất là tôi cố gắng tìm ra thời điểm kết thúc cuộc bức hại.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng khiến tôi động tâm. Tôi đã lướt Internet để đọc các tin tức và dự ngôn. Mỗi ngày tôi dành tới hơn hai giờ đồng hồ để truy cập Internet. Thỉnh thoảng tôi còn đề nghị các học viên in các bài báo ra và gửi chúng cho những người quen của tôi để họ đọc. Ngay cả khi mắt tôi cảm thấy khó chịu thì tôi vẫn không dừng việc này lại mà chỉ rút ngắn thời gian xem Internet xuống.

Tôi đã hướng nội và cố gắng tìm hiểu xem tại sao tôi lại quá chấp trước vào thời gian kết thúc tu luyện đến vậy? Có phải tôi vẫn còn ẩn giấu tâm sợ hãi bị bức hại lần nữa? Trước đây tôi đã từng bị bức hại vài lần. Mỗi lần đó tôi đều bình an vượt qua nhờ có Sư phụ bảo hộ và tín tâm kiên định của tôi vào Đại Pháp. Tâm sợ bị bức hại lần nữa chính là nguyên nhân căn bản khiến tôi chấp trước vào thời gian và truy cầu thời điểm tu luyện kết thúc.

Sư phụ giảng:

“Buông bỏ sinh tử thì chư vị chính là Thần, không buông bỏ được sinh tử thì chư vị chính là người, chính là chỗ khác biệt này”. (Giảng Pháp tại thành phố New York, Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997])

Sau khi minh bạch Pháp lý này, tôi tự hỏi bản thân: “Nếu tôi không thể chứng thực Pháp và không thể hoàn thành sứ mệnh của mình, thì tại sao tôi vẫn muốn đắc được thân người?” Ngay khi niệm đầu này xuất lai, tôi cảm thấy toàn thân mình chấn động và đôi mắt tôi đã ngấn lệ.

Có một ngày, từ trong tâm tôi nói với Sư phụ rằng đệ tử đã minh bạch Pháp lý Sư phụ giảng:

“Tu luyện rồi thì sự việc gì cũng đều là hảo sự”. (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Nhưng đệ tử vẫn không thể khởi tinh thần lên được. Tại giây phút đó, có một thanh âm vang lên gần tai tôi: “Mọi khoản nợ đều phải kết toán”.

Tôi ngạc nhiên trong giây lát và sau đó nước mắt lăn dài trên hai má. Các khoản nợ đang được hoàn trả và đã đến lúc để về nhà. Trong tâm tôi tràn ngập niềm vui. Sau đó tôi nhìn thấy một cảnh tượng hết sức thù thắng: Dưới chân tôi là một con đường dẫn lối lên Thiên Thượng và Sư phụ đang ở gần đó bảo hộ cho các đệ tử và chỉ dẫn họ bước về phía trước.

Một trong những nguyên nhân khác khiến thị lực của tôi gặp vấn đề đó là tôi đã không chú trọng phát chính niệm. Việc này đã nuôi dưỡng tà ma. Bởi vì tôi không thể tĩnh lại được nên tôi đã không tập trung phát chính niệm. Tôi đã ở trong trạng thái mơ mơ hồ hồ khi phát chính niệm vào bốn thời điểm phát chính niệm toàn cầu, đặc biệt là vào lúc 6 giờ sáng.

Vào một ngày cách đây vài tháng, khi phát chính niệm, thông qua thiên mục tôi đã nhìn thấy một con tinh tinh tinh khổng lồ với hai mắt màu đỏ máu đang nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi cảm thấy sợ hãi và phát niệm để thanh trừ nó. Nó đã biến mất. Ngay sau đó một cái đầu hồ li nhỏ xuất hiện và nhìn tôi một cách dễ thương. Tôi hơi lưỡng lự nhưng rồi niệm tiếp “diệt”. Nó cũng biến mất.

Sau khi thị lực của tôi trở nên tệ hơn, tôi nhận ra rằng nó có liên quan tới chính niệm của tôi. Có quá nhiều thứ bất hảo bên trong trường không gian của tự thân tôi. Tôi đã quyết định gia tăng lực độ phát chính niệm. Ngoài thời gian phát chính niệm theo lịch trình thông thường, tôi phát thêm nửa giờ nữa để thanh lý các bại vật trong trường không gian của mình.

Khi phát chính niệm vào lúc 6 giờ sáng, tôi nhắc nhở bản thân không được rơi vào trạng thái mơ hồ nữa. Nhưng chỉ trong vòng một phút, bàn tay tôi đã bị đổ xuống. Tôi dựng thẳng tay lên và sau đó nó lại tiếp tục bị đổ. Tôi nhận ra chính tiểu hồ li dễ thương đó đã khiến tôi rơi vào trạng thái mơ hồ này. Tôi phát ra một niệm: “Thanh lý toàn bộ những nhân tố và sinh mệnh tà ác can nhiễu ta phát chính niệm, ‘vô sở bất bao, vô sở di lậu’.”

Thị lực của tôi đã chuyển biến tốt lên sau một thời gian kiên trì phát chính niệm như vậy. Mặc dù phải mất một thời gian dài tôi mới vượt qua được khảo nghiệm này, nhưng tôi cảm thấy mình đã tiến gần hơn một chút đến gia viên chân chính của mình.

Sư phụ giảng:

“Chính là vì đã tu Đại Pháp rồi, nên ma nạn ấy đến sớm tuy rằng phải chịu áp lực rất lớn, khảo nghiệm đối với tâm tính rất khó chịu, có lúc vượt quan cũng sẽ rất lớn; nhưng rốt cuộc những ma nạn ấy đều sẽ qua hết; đều cần phải kết toán, đều cần phải trả [tiền] hoá đơn”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/29/421789.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/4/193522.html

Đăng ngày 24-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share