Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thụy Sỹ
[MINH HUỆ 01-08-2021] Ngày 28 tháng 7, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một cuộc mít-tinh ở Fribourg để lên án cuộc bức hại suốt 22 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Dominique de Buman, chính trị gia kỳ cựu của Thụy Sỹ, cựu chủ tịch Quốc hội Liên bang, và cựu thị trưởng Fribourg đã gửi thư ủng hộ. Hai ủy viên hiện tại của Hội đồng Thành phố Fribourg đã tham dự và lên tiếng ủng hộ.
Các học viên trình diễn các bài công pháp trong sự kiện để phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ vào ngày 28 tháng 7
Đây là điểm dừng thứ năm và cũng là điểm dừng cuối cùng trong một loạt các hoạt động mà các học viên tổ chức tại Thụy Sỹ trong năm nay nhằm kêu gọi sự chú ý đến cuộc bức hại kéo dài suốt 22 năm qua của ĐCSTQ. Kể từ ngày 15 tháng 7, các học viên Thụy Sỹ đã tổ chức các hoạt động tại Geneva, thủ đô của tiểu bang Geneva (Genève); Neuchâtel, thủ phủ của tiểu bang Neuchâtel; Lausanne, thủ phủ của tiểu bang Vaud; và Delémont, thủ phủ của tiểu bang Jura. Mười bốn nghị sỹ quốc hội liên bang, ủy viên hội đồng tiểu bang và ủy viên hội đồng thành phố đã gửi thư ủng hộ, và lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ. Nhiều người qua đường tại những khu vực này đã ký tên vào bản kiến nghị nhằm lên án cuộc bức hại.
Fribourg đã trở thành biên giới giữa các vùng nói tiếng Pháp và các vùng nói tiếng Đức của Thụy Sỹ kể từ đầu thời Trung Cổ. Nó là một thành phố song ngữ và cư dân ở đó giao tiếp bằng cả tiếng Pháp và tiếng Đức. Đường sắt leo núi Fribourg độc đáo kết nối các thị trấn ở dưới thấp và trung tâm thành phố Fribourg. Đường sắt leo núi này được khánh thành vào năm 1899 và là một di tích lịch sử độc đáo ở Châu Âu.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến Quảng trường Georges Python ở khu vực trung tâm thành phố và trình diễn các bài công pháp. Họ nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ và tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên do chính quyền hậu thuẫn. Bà Erika Schnyder và ông Hubert Dafflon, các ủy viên của Đại hội đồng Fribourg, đã đến tham dự và phát biểu tại cuộc mít-tinh này để hỗ trợ những nỗ lực phản bức hại của các học viên.
Cựu Chủ tịch Quốc hội Liên bang: Chính phủ nên lên án những hành vi giết người này
Ông Dominique de Buman, cựu Chủ tịch Quốc hội Liên bang, đã gửi một lá thư bày tỏ sự ủng hộ. Ông nói: “Tôi ủng hộ những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công suốt những năm qua để có được sự tôn trọng dành cho đức tin của họ, sự toàn vẹn (về cả thể chất và tinh thần) của họ, và thậm chí là sự toàn vẹn về thể chất của họ.”
Ông Dominique de Buman, cựu Chủ tịch Quốc hội Liên bang
Ông viết: “Các nền dân chủ nhân quyền và các chính phủ nên lên án rõ ràng các hành vi giết người do Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện.”
“Với tư cách là cựu Chủ tịch Quốc hội Liên bang Thụy Sỹ, tôi mong muốn Quốc hội Liên bang sẽ dũng cảm và nhất quán lên án các trại tập trung và các hoạt động diệt chủng tà ác và gây nguy hiểm cho toàn nhân loại.”
Ủy viên Schneider của Đại hội đồng Fribourg: Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị thiết yếu cho tất cả mọi người
Bà Erica Schneider, một ủy viên của Đại hội đồng Fribourg, tin rằng nỗ lực phản bức hại của Pháp Luân Công “thật sự là một hoạt động đáng được bảo vệ”.
Bà cho biết: “Chúng tôi sẽ hết lòng vì các bạn, bởi vì chúng tôi biết rằng các bạn (những học viên Pháp Luân Đại Pháp) đang bị bức hại và bị tra tấn. Những người thân trong gia đình của các bạn đang bị giết hại.”
“Bất kể đó là các học viên hay những người khác, (thu hoạch nội tạng sống) là tội ác không thể được chấp nhận.”
Bà Erica Schneider, Ủy viên của Đại Hội đồng Fribourg
Bà nói rằng Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị cần thiết đối với tất cả mọi người và bà tin vào những giá trị đạo đức cao đẹp.
Ủy viên Dafflon của Đại Hội đồng Fribourg: Lòng tốt của các bạn thật đáng khen ngợi
Ông Hubert Dafflon, một ủy viên của Đại hội đồng Fribourg, cho biết trong bài phát biểu của mình: “Chúng tôi rất ủng hộ các bạn, những nỗ lực của các bạn, lòng quả cảm và những hành động của các bạn. Hội đồng Fribourg cũng sẽ ủng hộ những hành động của các bạn trong tương lai.”
Ông Hubert Dafflon, Ủy viên của Đại hội đồng Fribourg
Ông cho biết: “Việc thu hoạch nội tạng từ những người không nguyện ý đã hoàn toàn vượt quá giới hạn. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được và không thể được dung thứ. Tôi không muốn điều này xảy ra với bất kỳ ai.”
Ông nói với các học viên: “Những hành động và lòng tốt của các bạn thật đáng khen ngợi. Chúng tôi sẽ hết lòng sát cánh cùng các bạn.”
Những người qua đường ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại
Trời mưa tạnh vào khoảng 10 giờ sáng và có nhiều người qua lại hơn. Một số đã dừng chân để tìm hiểu về sự kiện này và ký vào bản kiến nghị phản đối cuộc bức hại.
Mọi người đã tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và ký tên vào bản kiến nghị phản đối cuộc bức hại
Một phụ nữ đã ký tên vào bản kiến nghị nói: “Tôi không cho rằng chúng ta có thể thờ ơ với sự bất công đang diễn ra. Chúng ta phải đoàn kết lại. Sự thờ ơ là điều tồi tệ nhất trên thế giới này.”
Anh Quentin Manzoni (phải) và cô Meily Huang
Anh Quentin Manzoni, 20 tuổi và cô Meily Huang, 18 tuổi, đều ký vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Anh Manzoni cho biết: “Tôi nghĩ (thu hoạch nội tạng sống) là điều rất tồi tệ.” Cô Meily nói: “ĐCSTQ đã che đậy rất nhiều thứ, nhưng chúng tôi đều đã nghe nói về những điều này.”
Anh Manzoni mong muốn chính phủ Thụy Sỹ sẽ lắng nghe đơn thỉnh nguyện và hành động để giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ.
Khích lệ các học viên ở Trung Quốc giữ vững đức tin của họ
Cô Chantal Peguiron cho biết cô đã xúc động khi thấy các học viên phản kháng một cách ôn hòa. Cô đã nhận một tờ rơi và nói rằng các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn thật tuyệt vời. Cô nói: “Nếu cả thế giới đều tuân theo những nguyên lý này, chúng ta sẽ sống trong hòa bình.”
Cô Peguiron cho biết: “Tội ác thu hoạch nội tạng sống thực sự khiến tôi bị sốc. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người tốt. Họ không làm gì sai trái cả, nhưng họ lại bị bắt giữ. Việc này cần phải chấm dứt.”
Cô hy vọng các học viên ở Trung Quốc sẽ giữ vững đức tin của họ, và cô khích lệ tất cả học viên hãy can đảm khi đối mặt với cuộc bức hại.
Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?
Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, nhìn nhận sự phổ biến của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ và đã ra lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang Minh Huệ (Minghui.org) đã xác nhận có hàng ngàn học viên Pháp Luân Đại Pháp đã chết trong 22 năm qua vì bị bức hại; con số thực tế được cho là còn lớn hơn nhiều. Nhiều người đã bị bỏ tù và tra tấn vì đức tin của họ.
Có bằng chứng xác thực rằng ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch nội tạng bằng cách sát hại các học viên bị bắt giữ làm nguồn cung cho ngành công nghiệp ghép tạng.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/1/428988.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/4/194427.html
Đăng ngày 09-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.