Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Chicago
[MINH HUỆ 12-07-2021] Ngày 10 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Chicago đã hội tụ trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng nhớ các đồng tu bị thiệt mạng do sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời kháng nghị ôn hòa đối với cuộc bức hại pháp môn đã kéo dài 22 năm.
Họ đã luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, giương các biểu ngữ, và tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm vào buổi tối. Họ nói với người qua đường về cuộc bức hại và bản chất thực sự của ĐCSTQ. Họ kêu gọi mọi người trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ, đã phát động cuộc bức hại vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Hàng triệu học viên đã bị bắt, bị kết án tù, tra tấn, và thậm chí bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng. ĐCSTQ vẫn tiếp tục cuộc bức hại này cho đến hiện nay. Có thêm rất nhiều học viên đã bị bắt giữ, cầm tù, hay bị tra tấn đến chết.
Bất chấp cuộc bức hại tàn bạo đang diễn ra này, các học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn kiên định với đức tin của mình vào Chân-Thiện-Nhẫn và giảng rõ chân tướng cho mọi người. Những nỗ lực ôn hòa của họ đã dành được sự ủng hộ và khâm phục của người dân trên khắp thế giới.
Hạ viện Illinois đã ban hành nghị quyết HR0029 nhằm lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ. Nghị quyết có đoạn viết: “Ngày 20 tháng 7 năm 2021 ghi dấu 22 năm từ khi ĐCSTQ phát động một chiến dịch tàn bạo và có hệ thống nhằm ‘xóa sổ’ môn tu luyện Pháp Luân Công, pháp môn tu luyện thiền định Phật gia với nguyên lý cốt lõi là Chân-Thiện-Nhẫn”. “Chiến dịch trên toàn quốc của ĐCSTQ nhằm bôi nhọ và tiêu diệt Pháp Luân Công cùng giá trị cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn cũng là một cuộc tấn công vào lương tri của toàn nhân loại…”
Một học viên đọc nghị quyết HR009 do Hạ viện Illinois ban hành
Thắp nến tưởng niệm
Một cơn mưa phùn bao phủ Chicago khi các học viên hội tụ trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng nhớ các đồng tu của họ đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Ánh sáng vàng dịu từ những ngọn nến đã thắp sáng màn đêm lúc các học viên trang nghiêm tưởng nhớ những người đã bị thiệt mạng trong cuộc bức hại.
Các học viên tổ chức thắp nến tưởng niệm trước tòa Lãnh sự quán Trung Quốc, hôm 10 tháng 7 năm 2021
Người qua đường đã dừng chân để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và lắng nghe bài phát biểu của các học viên. Một số đã nhận các tờ rơi, trong khi những người khác ký vào bản kiến nghị nhằm lên án cuộc bức hại. Một số tài xế trên các phương tiện qua đường đã hạ cửa kính xuống và hỏi xin tờ rơi. Họ nói họ muốn được tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.
Anh Nick đã đỗ xe lại và trò chuyện với một học viên. Anh cho hay anh đã biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, và việc làm xấu xa này phải chấm dứt. Anh đã ký bản kiến nghị. Trước khi rời đi, anh nói: “Chúng ta sẽ còn gặp lại”.
Anh Jack cảm ơn các học viên vì đã tặng anh một tờ rơi và một bông hoa sen giấy gấp thủ công
Các cảnh sát cảm ơn các học viên sau khi nghe giải thích tại sao họ lại có mặt ở đó
Phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ
Bà Vu Hải Văn hồi tưởng lại việc bà đã liên tục bị bức hại như thế nào chỉ vì kiên định với đức tin của mình vào Pháp Luân Đại Pháp
Bà Vu Hải Văn đã từng bị giam giữ và cầm tù mấy lần vì kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà cho biết: “Đã gần đến ngày 20 tháng 7. Hàng năm, cứ vào ngày này trong tâm tôi lại dấy lên một lỗi buồn khắc khoải. Bản thân tôi đã trải qua cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp tàn ác và đẫm máu này, nó vẫn còn đang tiếp diễn.”
“Vào năm 1996, lúc tôi mới chỉ hơn 20 tuổi, nhưng đã bị mắc bệnh lao và viêm cơ tim do virus. Lượng tiểu cầu trong máu của tôi rất thấp. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các bệnh tật của tôi đã mau chóng biến mất. Thậm chí ngay cả con trai tôi, vốn ốm yếu từ khi sinh ra cũng đã trở nên khỏe mạnh.
“Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, để lên tiếng cho Pháp Luân Đại Pháp, vào tháng 9 năm 1999, tôi đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Tôi đã bị bắt và giam giữ tại Bắc Kinh, sau đó bị áp giải về trại tạm giam ở địa phương, và bị giam ở đó 1 tháng. Tháng 12 năm đó, tôi lại đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và bị chặn lại. Tôi bị giam rồi sau đó bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức.
“Trong trại lao động này, tôi không được phép sử dụng nhà vệ sinh nếu không từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên chúng tôi bị ép phải làm việc 20 giờ mỗi ngày và phải làm nhiều loại chim khác nhau bằng lông vũ. Việc mở mắt trong thời gian dài dưới ánh đèn cường độ sáng mạnh đã khiến mắt của tôi bị loạn thị nặng. Tôi không thể nhìn rõ.
“Các lính canh trong trại lao động bắt tôi uống một viên nhỏ màu trắng – một loại thuốc nào đó. Mắt tôi vẫn không nhìn rõ nhưng chân răng của tôi bị chuyển sang màu đen và nhanh chóng bị gãy.
“Sáu tháng sau, sở cảnh sát và văn phòng chủ tịch thành phố đã phái vài cảnh sát đến trại lao động này tìm vài học viên đại diện để trả về địa phương. Những cảnh sát này nói rằng miễn là các học viên tham dự một hội nghị chuyển hóa và từ bỏ đức tin của mình, thì họ có thể được về nhà. Nếu không, họ sẽ bị đưa đến nhà tù.
“Tôi đã kiên quyết từ chối sự ép buộc này của họ. Suốt sáu tháng, tôi đã không được phép nói chuyện với bất kỳ ai. Ngày nào cũng có 4 người giám sát tôi. Tôi bị buộc phải nằm cùng giường với một bệnh nhân tâm thần. Ngày ngày tôi đều bị la mắng và bị đe dọa bằng một chiếc dùi cui điện dài đến hàng mét. Lúc tôi được thả ra một năm sau đó, răng cửa và một số răng hàm của tôi đã bị gãy. Tôi chỉ còn có vài chiếc răng. Tôi bị các vấn đề về thị lực và tim mạch. Trông tôi già hơn cả chục tuổi so với tuổi thật của mình.
Bà cho biết: “Nhiều học viên từng luyện công cùng với tôi trước đó đã bị bức hại đến chết. Hơn 12 học viên đến từ khu vực của tôi, trong đó có Tống Binh, Trần Dũng Triết, Đồng Chấn Thiên, Trần Đức Hỉ, Khổng Phồn Vinh, Tôn Kiến Hoa đã bị bức hại đến chết. Chúng tôi thường học Pháp cùng nhau vào mỗi cuối tuần. Những người khác bị mất tích, tàn tật, hoặc thậm chí là bị giết hại trong nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Rất nhiều con của các học viên đã bị mồ côi. Mấy người từng luyện công với tôi vào mỗi sáng gồm Tống Diễm Quần, Lý Xuân Hoàn, và Lưu Đạt Bằng vẫn còn đang bị giam giữ phi pháp và bị bức hại đến tận hôm nay.”
Bà Tô, người đại diện cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp, đã phát biểu trong cuộc mít-tinh: “Từ năm 2020, vì ĐCSTQ đã che đậy đại dịch virus corona, nên virus đã lây lan ra toàn thế giới, làm cho hơn bốn triệu người chết. Chúng tôi hy vọng ngày càng có nhiều người hơn đứng về phía công lý, hiểu và truyền rộng sự thật, đồng thời đả đảo ĐCSTQ để góp phần chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc này.”
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/12/428085.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/15/194091.html
Đăng ngày 20-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.