Bài viết của Lưu Dương, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-07-2021] Trần Pháp Duyên, một nữ sinh trung học 16 tuổi đến từ New York, đã dũng cảm đứng trên khán đài tại buổi mít-tinh tổ chức tại Washington D.C. Vào ngày 16 tháng 7 năm 2021 đánh dấu 22 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Cô đã mô tả những gì cô cùng gia đình đã trải qua trong cuộc bức hại.

“Khi tôi nhận được tin bố mẹ bị bắt cóc, tôi đã bị sốc, toàn thân tê dại, khiếp sợ không thôi, nước mắt bắt đầu tuôn rơi. Tôi sợ hãi, phẫn nộ, bi thương, cô độc, buồn phiền. Tôi cảm thấy đủ các loại cảm xúc xâm chiếm cơ thể, dường như tôi bị mất phương hướng,” cô chia sẻ. “Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chắc chắn tôi sẽ rất oán hận những kẻ hành ác và những viên cảnh sát tàn ác đó. Làm sao tôi có thể quên cách họ đối xử với cha mẹ mình?”

b28efe32a1a2a5b8320aa81dab07f067.jpgTrần Pháp Duyên phát biểu tại cuộc mít-tinh tại Washington D.C. Vào ngày 16 tháng 7 năm 2021

Cùng buổi tối hôm đó, hơn 1000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia buổi thắp nến tưởng niệm tại khu vực Tượng đài Washington ở D.C. Khi trời tối, các học viên đã thắp sáng những ngọn nến để tưởng nhớ những học viên đã bị bức hại đến chết tại Trung Quốc chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Từ Hâm Dương, 19 tuổi, đang đi học tại một tiểu bang khác. Cô đã lái xe hơn 2 tiếng để cùng mẹ tham gia buổi thắp nến tưởng niệm tại Washington D.C. “Bố tôi đã bị giết vì đức tin của mình. Tôi tới đây hôm nay để tưởng nhớ ông ấy,” cô nói.

77d05fb298d97aa58438871318f6475c.jpg

Từ Hâm Dương (trái) cùng mẹ là bà Trì Lệ Hoa (phải) tay ôm di ảnh của cha cô, ông Từ Đại Vi

Cha của cô Từ Hâm Dương, ông Từ Đại Vi đã bị tuyên án 8 năm tù vì đã sản xuất tài liệu Pháp Luân Đại Pháp. Khi được trả tự do, ông đã rơi vào tình trạng tinh thần thất thường, toàn thân gầy gò, không đến hai tuần sau, ông đã hàm oan mà qua đời ở tuổi 34.

“Những người khác còn có cha, nhưng tôi thì không. Nhìn lại, tôi thấy tự hào vì bố tôi đã không từ bỏ niềm tin của mình mặc dù bị giam cầm và bị tra tấn trong một thời gian dài,” cô nói.

Nhìn xung quanh rất nhiều học viên đang cầm những tấm ảnh chân dung của các học viên khác đã bị tra tấn đến chết, cô Từ nói: “Tôi đã luôn nghĩ rằng mình là người chịu khổ nhiều nhất trong cuộc bức hại. Hôm nay, thấy nhiều người cầm trong tay di ảnh của những nạn nhân, đằng sau mỗi khuôn mặt đều là một câu chuyện – họ đều bị bức hại tàn bạo. Có thể họ còn chịu khổ nhiều hơn tôi, chỉ có điều hôm nay tôi có cơ hội lên tiếng và tới đây góp một phần công sức của mình.”

Theo số liệu thống kê của Minh Huệ Net, 4.677 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. Vô số học viên rơi vào cảnh mất đi người thân và gia đình ly tán. Tuy nhiên, họ vẫn thể hiện nghị lực và lòng dũng cảm phi thường khi đối diện với sự tàn ác. Họ vững tin vào “Chân Thiện Nhẫn.”

Gia đình ly tán suốt 22 năm

Ngày 18 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một buổi mít-tinh tại Quảng trường Parliament tại London, đối diện Toà nhà Quốc hội. Vu Minh Huệ, 34 tuổi, đã bị ly tán khỏi gia đình từ năm 12 tuổi. Bố mẹ cô bị tuyên án 15 năm và 11 năm tù giam, chỉ vì họ kiên định niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Họ đều phải chịu sự tra tấn tàn bạo.

55737df2b0cfb3dda275215750eb6352.jpg

Cô Vu Minh Huệ vạch trần những phương thức tra tấn tàn bạo mà cha mẹ cô phải chịu đựng

“Năm 2016, cha tôi đã được trả tự do. Cha mẹ tôi cuối cùng đã được đoàn tụ sau 17 năm ly tán. Ngày cha tôi được trả tự do, tôi vô cùng vui mừng vì được nói chuyện với cha mẹ trên điện thoại, tôi nghĩ mình lại có gia đình rồi,” cô phát biểu.

“Nhưng những ngày tháng đẹp đẽ không kéo dài lâu. Chúng tôi phát hiện điện thoại của chúng tôi bị nghe lén, có âm thanh vọng lại trên điện thoại. Đôi khi tôi có thể nghe được một giọng nói khác, thậm chí có người nói chuyện với tôi. Điều đó giống như một tiếng còi nhắc nhở chúng tôi rằng cha mẹ tôi vẫn đang bị theo dõi. Bức hại vẫn tiếp diễn. Một tiếng sau khi tôi nói chuyện với cha mẹ, họ đã biến mất,” cô nói.

“Vào dịp Giáng sinh năm ngoái, mẹ tôi, bà Vương Mi Hồng đã một lần nữa bị bắt giữ. Sau khi bị giam giữ trong 5 tháng, bà bị tuyên án 4 năm tù giam.”

“Cơn ác mộng 22 năm lại tiếp diễn. Tôi không biết khi nào cuộc bức hại sẽ kết thúc và khi nào gia đình của chúng tôi lại có thể sống một cuộc sống bình thường. Nhưng trong tâm tôi cảm thấy được an ủi vì giống như các học viên Đại Pháp khác, cha mẹ tôi đều vững tin vào Đại Pháp, điều đó giúp họ có thể vượt qua khó khăn.”

Cuộc bức hại này không nên xảy ra

Học viên Pháp Luân Công Hoàng Quốc Hoa làm việc trong ngành gia công thuỷ tinh trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Ông có một con đường công danh rộng mở và một gia đình hạnh phúc. Vợ của ông, bà La Chức Tương là kiến trúc sư trong một công ty xây dựng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Quảng Đông. Năm 2002, ông Hoàng cùng vợ, khi đó đang mang thai đứa con thứ hai, đã bị bắt vì đức tin của mình. Ông đã phải chịu gần 3 năm giam giữ phi pháp, cùng với những tra tấn cả về thể xác và tinh thần, trước khi rời khỏi Trung Quốc vào năm 2004. Vợ ông cùng đứa trẻ trong bụng đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sát hại vào năm 2002.

Luna, con gái của ông Hoàng Quốc Hoa và bà La Chức Tương, hiện tại đang sinh sống tại New Zealand. Khi mẹ và đứa em chưa chào đời của mình bị sát hại, cô mới lên hai tuổi. Cô nói: “Tôi chưa bao giờ hiểu được vì sao những đứa trẻ khác đều có mẹ, còn tôi thì không. Đó là một thực tế mà tôi phải chấp nhận từ khi còn nhỏ, nhưng khi đó tôi không biết ý nghĩa của việc này.”

“Tôi biết thông qua những bức ảnh rằng tôi đã tham gia đám tang của mẹ khi vẫn còn là đứa trẻ tập đi. Tới khi lớn lên tôi mới hiểu rằng mình đã mất đi một phần lớn của gia đình… mẹ tôi và đứa em mà tôi chưa từng gặp mặt. Cha tôi kể cho tôi nghe một câu chuyện rằng khi tôi lên ba, tôi nhìn thấy một người phụ nữ bế đứa con trên xe buýt và đột nhiên tôi bật khóc rồi hỏi tại sao những đứa trẻ khác có mẹ còn tôi thì không có?”

Việc mất đi người mẹ khi còn quá nhỏ đã ảnh hưởng sâu sắc đến cô. “Giống như rất nhiều gia đình khác bị ảnh hưởng bởi cuộc bức hại, tôi không phải là người duy nhất bị mất đi người thân. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã mất đi con của mình, vợ của mình, chồng của mình, cha mẹ của mình, người thân của mình. Vết thương ấy vẫn luôn bám theo họ trong suốt nhiều năm, giống như tôi vậy. Mặc dù tôi không thể khiến mẹ tôi quay lại, tôi có thể lên tiếng và chia sẻ câu chuyện của mình, để mọi người nhận thức được điều này, và sẽ có biện pháp cho tình hình tại Trung Quốc. Cuộc bức hại này không nên xảy ra. Lẽ ra không ai phải mất đi sinh mạng của mình chỉ vì niềm tin của họ,” cô nói.

f848667a08081be4ca3379126a8ac140.jpg

Cô Luna lên án ĐCSTQ vì đã sát hại mẹ của cô

San Francisco: Chúng ta phải chấm dứt cuộc bức hại

Cô Zhenni Trương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc vào năm 1994. Cô nói rằng sau khi chị gái và bố mẹ cô bắt đầu tập môn này trong vài tháng, mọi căn bệnh mãn tính của họ đều đã khỏi. “Từ khi còn nhỏ tôi đã được đắm mình trong nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, tôi chưa bao giờ bị mất phương hướng,” cô nói.

Mẹ của cô Zhenni Trương là một giáo sư đại học. Bà đã bị bắt cóc ba lần vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sau đó bà bị tra tấn và bị buộc phải nghỉ hưu mà không được nhận lương hưu. Bố của cô là nhà nghiên cứu trong một học viện. Ông cũng đã bị bắt cóc và tài khoản ngân hàng của ông bị đóng băng. Chị gái của cô thì bị công ty cho nghỉ việc.

Thấy ĐCSTQ bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp và các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những tuyên truyền giả dối, cô Trương đã quyết định đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Cô đã gửi một bức thư cho chính quyền để nói cho họ biết về những lợi ích mà gia đình cô đã có được sau khi tu luyện Đại Pháp.

“Kết quả là tôi đã bị còng tay và bị nhốt vào một trại tạm giam. Tôi đã tuyệt thực trong 6 ngày. Sau khi được trả tự do, tôi đã bị đuổi học và không thể hoàn thành chương trình đại học của mình,” cô nói.

Gần như tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp mà cô biết đều bị sách nhiễu, bị bắt cóc và giam giữ. Cô biết rằng hai giáo sư đại học mà cô biết đã bị tra tấn đến chết. Một trong số họ là giáo sư toán học, và chồng của bà bị tuyên án 12 năm tù giam. Đứa con 4 tuổi của họ đã trở thành cô nhi.

Cô Trương nói: “Đó là thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời tôi.” Cô chia sẻ rằng cảnh sát của ĐCSTQ liên tục sách nhiễu gia đình cô và đe doạ sẽ bắt cóc và đưa họ đến trung tâm tẩy não.

“Chúng tôi đã buộc phải rời khỏi nhà,” cô nói. “Trong suốt 11 năm ly tán, chúng tôi không lúc nào không sống trong áp lực và sợ hãi. Chúng tôi không biết cảnh sát sẽ làm gì chúng tôi nếu họ tìm thấy chúng tôi. Chúng tôi lo lắng rằng một ngày nào đó mình sẽ lại bị bắt và sẽ ‘biến mất.’”

dbb027d6eb6064c246143859f59a69e3.jpg

Cô Zhenni Trương phát biểu tại buổi mít-tinh ở San Francisco, California

Cô Zhenni Trương đã phát biểu tại buổi mít-tinh ở San Francisco, California, đánh dấu 22 năm cuộc bức hại tại Trung Quốc. Cô nói rằng những gì cô đã phải trải qua không phải là trường hợp đặc biệt. Rất nhiều các học viên khác có mặt tại buổi mít-tinh đều có người thân bị tra tấn đến chết tại Trung Quốc. Có người bị tra tấn, có người bị mổ cướp nội tạng.

ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Đại Pháp suốt 22 năm qua. Việc bức hại và giết chóc người vô tội vẫn đang tiếp diễn tại Đại Lục. Giờ đây, ngày càng có nhiều người lên tiếng vì chính nghĩa. Hơn 1 triệu người đã ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi ĐCSTQ giải thể. Tính đến nay, hơn 380 triệu người dân Trung Quốc Đại Lục đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Cô Zhenni Trương kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/26/22年-一代人-428697.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/30/194340.html

Đăng ngày 02-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share