Bài viết của phóng viên Minh Huệ Từ Tinh

[MINH HUỆ 14-07-2021] Ngày 20 tháng 7 năm nay là vừa tròn 22 năm ngày ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều năm qua, các học viên Pháp Luân Công ở cả trong và ngoài Trung Quốc đã kiên trì phổ biến cho công chúng thông tin chân thực về Pháp Luân Công và vạch trần những tuyên truyền thù hận của ĐCSTQ.

Ở Hoa Kỳ, nhiều quan chức liên bang, nghị sỹ quốc hội và dân biểu đã chú ý tới cuộc bức hại tàn khốc này và hối thúc ĐCSTQ chấm dứt những tội ác tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều quan chức Hoa Kỳ đóng góp tiếng nói, lên án cuộc bức hại và bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới vào tháng 5 năm nay, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ đã nhận được nhiều tuyên bố từ các quan chức cấp tiểu bang, hạt, và thành phố bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những nỗ lực phản bức hại ôn hòa của các học viên.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Tình trạng lạm dụng nhân quyền đối với Pháp Luân Công và các nhóm khác

Vào ngày 30 tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các Báo cáo Quốc gia 2020 về thực trạng nhân quyền. Báo cáo này liên tục nhắc tới sự chà đạp nhân quyền của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và các luật sư nhân quyền.

Báo cáo cho biết: “Những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng gồm có: giết người tùy tiện hoặc phi pháp bởi chính quyền, bắt cóc bởi chính quyền; tra tấn bởi chính quyền; điều kiện giam cầm khắc nghiệt và nguy hiểm đến tính mạng; giam giữ tùy tiện bởi chính quyền.”

Báo cáo tiếp tục: “Chính quyền đã sử dụng hình thức giam giữ hành chính để đe dọa các nhà vận động chính trị và ủng hộ tín ngưỡng, đồng thời ngăn công chúng biểu tình phản đối. Các hình thức giam giữ hành chính gồm có cai nghiện ma túy bắt buộc (đối với người sử dụng ma túy), ‘giam giữ và giáo dục cải tạo’ (đối với tội phạm hình sự vị thành niên), và các trung tâm ‘giáo dục pháp luật’ đối với các nhà hoạt động chính trị và các tín đồ tôn giáo, cụ thể ở đây là các học viên Pháp Luân Công.”

Báo cáo của USCIRF nhấn mạnh về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Vào ngày 21 tháng 4, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã công bố báo cáo thường niên tóm tắt về tình trạng nhân quyền ở một số quốc gia. Báo cáo này đặc biệt nhấn mạnh về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Báo cáo cho biết: “Mặc dù ĐCSTQ đã đàn áp tự do tín ngưỡng bấy lâu nay nhưng trong một số năm gần đây nó đang gia tăng sự thù địch đối với tôn giáo. Cả những nhóm tín ngưỡng đã đăng ký và chưa đăng ký cùng những cá nhân đối đầu với ĐCSTQ đều có thể bị sách nhiễu, giam giữ, bắt bớ và cầm tù.”

Trích dẫn thông tin từ trang Minh Huệ (Minghui.org), báo cáo cho biết hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị sách nhiễu và bắt giữ trong năm 2020 vì “thực hành đức tin của mình, một số có thể đã chết vì bị ngược đãi và tra tấn trong khi giam giữ”.

Báo cáo cho biết “Những báo cáo quốc tế đáng tin cậy cũng đã chỉ ra rằng nạn thu hoạch nội tạng, trong đó có cả thu hoạch từ các học viên Pháp Luân Công, có thể vẫn tiếp diễn.” Theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA), Trung Quốc được tái định danh là “quốc gia được quan tâm đặc biệt”, hoặc CPC, vì “ liên tục vi phạm một cách có hệ thống và nghiêm trọng đối với tự do tín ngưỡng”.

Nghị sỹ Quốc hội: Tội ác diệt chủng này là không thể chấp nhận

8ef897958d8618dc09b14460926c6896.jpg

Bức thư của Thượng nghị sỹ Thomas R. Carper tại Delaware

Trong bức thư mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm nay, Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ Thomas R.Carper từ Delaware đã viết: “Chúng ta ở đây, trên đất nước Hoa Kỳ này, may mắn được tự do thực hành tín ngưỡng và ngôn luận, chúng ta cũng luôn ghi nhớ rằng nhiều quốc gia khác không được may mắn như vậy. Hàng triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã bị giam giữ bất hợp pháp, tra tấn và cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Cuộc đấu tranh của họ sẽ không bao giờ đi vào lãng quên và sẽ tiếp năng lượng những nỗ lực thay đổi của chúng ta.”

cfa0ef0fb354771377ead7206af8803f.jpg

Bức thư của Dân biểu Scott Perry ở Pennsylvania

Dân biểu Hoa Kỳ Scott Perry từ Pennsylvania đã viết một bức thư lên án cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Ông viết: “Những thống khổ mà các học viên Pháp Luân Công đã kiên nhẫn chịu đựng khi đối mặt với chế độ diệt chủng và độc tài ĐCSTQ là một minh chứng cho ý chí bất khuất của những người khao khát được sống trong tự do.”

Ông tiếp tục: “Những gì mà chính quyền Bắc Kinh đã gây ra đối với các học viên Pháp Luân Công không khác gì tội ác diệt chủng. Quốc hội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng ĐCSTQ sẽ chấm dứt các thông lệ tàn bạo và man rợ này; ĐCSTQ sợ hãi trước dũng khí và sự bền bỉ của các học viên Pháp Luân Công cùng những người tin vào tự do tín ngưỡng. Đất nước chúng ta tha thiết hy vọng và cầu nguyện rằng, cũng giống như Liên Xô, ĐCSTQ sẽ bị vứt vào thùng rác của lịch sử.”

Dân biểu Mike Doyle từ Pennsylvania viết trong thư: “Hoa Kỳ lập quốc dựa trên những nguyên tắc nhân quyền không thể thỏa hiệp, trong đó có tự do tín ngưỡng. Hầu hết người Mỹ đều mong muốn chính phủ của mình tôn trọng và thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới. Tôi đã không ngừng nỗ lực để đảm bảo rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ đứng lên vì nhân quyền trong các giao dịch với chính quyền Trung Quốc. Tôi hoan nghênh cơ hội này để tái khẳng định sự phản đối của tôi đối với cuộc đàn áp tàn bạo nhằm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp của chính quyền Trung Quốc.”

8865a5d4e3f19b89d25e13e13488f787.jpg

Dân biểu Ken Calvert từ quận 42 của California

Dân biểu Ken Calvert từ California nói ĐCSTQ bắt đầu đàn áp môn tu luyện tinh thần và thiền định Pháp Luân Công từ 22 năm trước. Ông đã viết: “Kể từ đó, những người theo Pháp Luân Công đã bị ngược đãi, tra tấn, giam cầm phi pháp và thu hoạch nội tạng cực kỳ tàn ác. Cuộc bức hại tàn ác này là không thể dung thứ và phải chấm dứt. Xin hãy yên tâm, tôi sẽ tiếp tục là một người ủng hộ mạnh mẽ trong việc đảm bảo các nhân quyền cơ bản cho con người trên toàn thế giới và tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh của cộng đồng các bạn vì những quyền và tự do thiết yếu.”

Các nghị quyết tiểu bang

48d44d4033099c47f30d580fc8c18778.jpg

4ab45123c4f4df8f3682a973a2c73e38.jpg

Nghị quyết HR0029 được Hạ viện Illinois thông qua vào tháng 4 năm 2021

Vào tháng 4 năm 2021, Hạ viện Illinois đã thông qua nghị quyết HR0029 nhằm lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công và tội ác cưỡng thu hoạch nội tạng do chính quyền hậu thuẫn nhắm vào các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Nghị quyết do Dân biểu Anne Stava-Murray, nghị quyết này đã được phê chuẩn bởi Đại hội đồng Illinois lần thứ 102.

Nghị quyết nêu rõ: “Chúng tôi lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công, môn tu luyện thiền định Phật gia truyền thống với nguyên lý cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn, đã 22 năm trôi qua từ khi ĐCSTQ phát động một chiến dịch tàn bạo và có hệ thống nhằm ‘diệt tận gốc’ môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.”

Nghị quyết này tiếp tục: “Chúng tôi tôi khuyến khích cộng đồng y khoa ở Hoa Kỳ trợ giúp đề cao nhận thức về những hành vi cấy ghép nội tạng vô đạo đức ở Trung Quốc. Chúng tôi lên án hành động cưỡng bức thu hoạch nội tạng do chính quyền hậu thuẫn ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Cũng trong tháng 4, Thượng viện tiểu bang Texas đã thông qua Nghị quyết Đồng thuận số 3 (SCR3) nhằm lên án tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Trích dẫn một báo cáo của tổ chức Freedom House vào năm 2015, nghị quyết này có viết: “Các học viên Pháp Luân Công là những nạn nhân chủ yếu của tội ác thu hoạch nội tạng có nguy cơ tử vong hoặc bị sát hại ngày càng cao trong thời gian bị giam giữ.” Trích dẫn bình luận của cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, báo cáo này nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lập tức chấm dứt những hành vi lạm dụng và ngược đãi tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công, trả tự do cho những người bị cầm tù chỉ vì đức tin của họ, […], và trả lời về tung tích của những học viên bị mất tích.”

Bà Angela Paxton là một trong những thượng nghị sỹ đã đề xuất nghị quyết này, cho biết sau khi Thượng viện bỏ phiếu: “Mọi điều về tội ác thu hoạch nội tạng này đi ngược lại với cách hành xử đối với con người bằng sự tôn trọng mà họ xứng đáng có được đơn giản vì là một con người.”

Bà tin rằng nghị quyết này sẽ được dùng để giáo dục người dân Texas về sự tàn bạo. Bà cho biết đã có một số người nghe nói về điều này nhưng họ không lên tiếng và đơn giản coi đây là tin đồn. Nhưng “chúng tôi muốn tiếp tục ghi lại và nói rằng ‘việc này đang diễn ra’ và chúng tôi lên án nó”, bà cho biết. Donna Campell, một thượng nghị khác ủng hộ nghị quyết này, nói: “Đây là một hành động tàn bạo, một hành động vi phạm nhân quyền mà không một quốc gia nào có thể nhắm mắt làm ngơ.”

Thư của các nhà lập pháp tiểu bang

Trong tháng này, năm dân biểu và thượng nghị sỹ Texas đã gửi thư kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Dân biểu Lyle Larson cho biết ĐCSTQ đã bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công 22 năm qua và tội ác này không được phép tiếp tục. Ngoài ra, ông còn ca ngợi các học viên vì sự bền bỉ và cống hiến của họ. Ông nói ông và nhiều nhà lập pháp khác sẽ nỗ lực để đảm bảo các nhân quyền cơ bản trên toàn cầu.

Dân biểu Harold V. Duttin nói mọi người – trong đó có các học viên Pháp Luân Công – đều nên có quyền được an toàn và tụ họp và thiền định ôn hòa. Tuy nhiên, dưới áp lực của ĐCSTQ, các học viên ở Trung Quốc đã phải tu luyện bí mật hoặc dừng tu luyện. Ông nói ông sẽ tiếp tục ủng hộ nhân quyền và phẩm giá cho mọi người. Ông cũng hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ sát cùng nhau trong vấn đề này, như vậy mới có thể chấm dứt sự ngược đãi đối với các học viên Pháp Luân Công.

Nhiều dân biểu và thượng nghị sỹ tiểu bang cũng gửi những thư chúc mừng và những lời chúc nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm nay.

Dân biểu Dianne Herrin của quận 156 ở Pennsylvania viết: “Tôi viết thư này lên án hành động đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công). Cuộc bức hại những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp là trực tiếp vi phạm nhân quyền và ngược đãi của chính quyền Trung Quốc và không thể dung thứ.

Bà tiếp tục: “Là một tập thể, chúng ta phải bao dung sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần và đạo đức chứ không phải xúc phạm nhân phẩm, cầm tù và sử dụng bạo lực để bóp nghẹt sự đối lập. Không một ai nên bị bức hại hay cầm tù bởi đức tin của họ là khác với những người trong chính quyền và những hành động của chính quyền Trung Quốc là trái ngược với một nền dân chủ lành mạnh.”

Trong một tuyên bố kỷ niệm Tháng Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, Thượng nghị sỹ Neil D. Breslin của quận 44 tại New York cho biết ông làm việc này để ca ngợi những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp trong thực tiễn cuộc sống, để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho nhiều người hơn nữa và đề cao về cuộc bức hại mà các học viên đã phải đối mặt ở Trung Quốc”.

f11907a0a45284209e5c502fe329785b.jpg

Bằng khen của ba nhà lập pháp ở Milawmak

Ba nhà lập pháp ở Michigan, ông Richard Steeenland của quận 22, ông Lori Stone của quận 28 và Thượng Nghị sỹ Paul Wojno, đã đồng ký một bằng khen và bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trước cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Bằng khen có đoạn: “Là người Mỹ, chúng ta tôn vinh tự do tín ngưỡng và bảo vệ nhân quyền ở tại quê nhà cũng như trên thế giới. Chúng ta sát cánh với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người có quyền cơ bản là được sống tự do mà không bị đe dọa bạo lực, gây tổn hại và đàn áp đức tin của họ.”

Dân biểu Mark A.Tisdel từ Michigan viết trong thư: “Kể từ năm 1999, đã có cáo buộc rằng hàng trăm tín đồ Pháp Luân Công bị chết trong thời gian bị giam giữ vì bị tra tấn, lạm dụng và bỏ đói. Năm 2018, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt bức hại các nhóm tín ngưỡng thiểu số, trong đó có học viên Pháp Luân Công. Xin đừng ngần ngại liên hệ với tôi nếu tôi có thể trợ giúp được điều gì cho các bạn trong những năm tới.”

Dân biểu Jewell Jones đại diện cho quận 11 của Michigan. Ông đã viết: “Chúng tôi sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi người đều có quyền cơ bản là được sống tự do. Chúng tôi kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại này và cho phép các học viên Pháp Luân Đại Pháp có quyền công khai thực hành quyền tự do thực hành tín ngưỡng của họ mà không bị đàn áp bởi chính quyền Trung Quốc.”

Thư của các chính quyền địa phương

Chỉ tính riêng trong năm 2021, đã có 11 hạt ở Virginia thông qua các nghị quyết kêu gọi chấm dứt tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Nghị quyết của Hạt Warren viết: “Có quá nhiều báo cáo đáng tin cậy đã tiết lộ việc sát hại hàng loạt các tù nhân lương tâm ở nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, chủ yếu là các học viên của môn tu luyện tinh thần Trung Hoa Pháp Luân Công cùng những nhóm tín ngưỡng và dân tộc thiểu số khác, để lấy nội tạng cấy ghép. Vào tháng 6 năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua nghị quyết hạ viện 343, lên án tội ác cưỡng thu hoạch nội tạng có hệ thống được chính quyền hậu thuẫn từ các học viên Pháp Luân Công và nhiều tù nhân lương tâm khác.”

Nghị quyết có đoạn: “Hội đồng Giám sát Hạt Warrer tuyên bố rằng cư dân và cộng đồng dịch vụ y tế địa phương cùng các vùng phụ cận phải được biết về những rủi ro khi sang Trung Quốc cấy ghép nội tạng để giúp công dân của hạt tránh trở thành đồng phạm trong nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn nhắm vào các tù nhân lương tâm.”

Những tiến bộ tương tự cũng đã được đưa ra ở nhiều bang khác. Nhà quản lý Steven M.Neuhaus của Hạt Orange ở New York đã viết trong một tuyên bố: “Quyết tâm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp và dũng khí đứng lên vì Chân-Thiện-Nhẫn trong khi phải đối mặt với cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ, đã cho thế giới thấy giá trị của cuộc sống và sự quý giá của nhân phẩm con người.”

Trong tuyên bố, bà Sue Himmelrich, Thị trưởng Thành phố Santa Monica ở California viết: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bảo vệ những giá trị phổ quát của nhân quyền và tự do. Kể từ tháng 7 năm 1999, cựu độc tài của Trung Quốc cộng sản là Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch bức hại chưa từng có nhằm tiêu diệt các học viên Pháp Luân Đại Pháp khi số học viên Pháp Luân Đại Pháp nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ vào năm 1998. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã không ngừng nâng cao nhận thức của công chúng và phản bức hại thông qua nhiều biện pháp ôn hòa trong hai thập kỷ qua.”

Bà tiếp tục: “Tuyên bố này nhằm công nhận ra các giá trị của Chân-Thiện-Nhẫn, những giá trị mang lại lợi ích cho mọi người, [đồng thời] gửi một thông điệp về sự ủng hộ đối với những người đang bị bức hại ở Trung Quốc và kiên quyết phản đối chiến dịch xóa xổ môn tín ngưỡng ôn hòa của chính quyền Trung Quốc.”

Ông Buddy Dyer, Thị trưởng Orlando ở Florida đã viết: “Vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc ước tính có khoảng 70-100 triệu người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã phát động một chiến dịch toàn diện tàn bạo đối với một nhóm ôn hòa trên quy mô toàn quốc. Cuộc đàn áp vẫn đang tiếp diễn này, theo nhiều nhà nghiên cứu, có thể đã cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng. Từ năm 1999, đã có nhiều chính phủ phương Tây và tổ chức nhân quyền đã phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của chính quyền Trung Quốc.”

Vào tháng 5 năm nay, các thành phố O’Fallon, St. Peters, St. Charles, và Wentzville ở Missouri đã ra tuyên bố tôn vinh Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Tuyên bố của Thị trưởng Bill Hennessy của thành phố O’Fallon có viết: “Năm nay, năm 2021, đánh dấu kỷ niệm 22 năm cuộc kháng nghị ôn hòa và những nỗ lực trên toàn cầu nhằm chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền cộng sản đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.”

Trong thư có viết: “Pháp Luân Đại Pháp đã vượt qua các ranh giới văn hóa và quốc gia để mang tới sức khỏe tốt hơn và nội tâm an hòa cho hàng triệu người trên thế giới, trong đó có [người dân] Missouri. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Missouri trân quý tự do tín ngưỡng, trong khi ở Trung Quốc, các đồng tu của họ vẫn tiếp tục ôn hòa đứng lên vì tự do khi phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo dưới sự áp bức của chế độ cộng sản từ năm 1999.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/14/428170.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/15/194093.html

Đăng ngày 26-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share