Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ ở New York
[MINH HUỆ 21-05-2021] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!
Tôi là học sinh vũ công đang theo học tại New York. Trước đây, bất cứ khi nào có mâu thuẫn với mẹ hoặc bà, tôi thường không đặt mình là người tu luyện. Bất cứ khi nào họ nói điều gì đó không phù hợp với quan điểm của tôi hoặc cuộc đối thoại không đi theo cách của tôi, tôi luôn không đồng ý. Có cảm giác như mình không làm gì sai, nhưng khi thực sự ngẫm lại những mâu thuẫn này, tôi hối hận vì mình đã không giữ vững tâm tính.
Sư phụ giảng:
“Trong lúc lục đục giữa người với người, thì cái tâm kia mới thật là khó giữ vững nhất.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Trong lúc nói chuyện, tôi đã không nhớ mình là người tu luyện mà đối chiếu bản thân dựa trên Pháp. Thay vào đó, tôi luôn cố gắng giải quyết vấn đề theo cách người thường vẫn làm, vì vậy tôi vẫn mãi mắc kẹt ở phương diện này.
Lời của Sư phụ đã thức tỉnh tôi
Cách đây hai tháng tôi về nhà trong thời gian nghỉ hè, và lại gặp phải vấn đề tương tự. Đầu tiên, tôi có một mâu thuẫn nhỏ với mẹ. Cả hai chúng tôi đều trở nên không vui khi thảo luận về một vấn đề. Tôi vẫn muốn tiếp tục cuộc tranh luận, nên ngay sau khi mẹ tôi nói xong, tôi định không đồng ý. Trong tích tắc, tôi nhớ lại lời của Sư phụ:
“Tuy nhiên chúng tôi đã giảng rằng, là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân. Người ấy liền nghĩ: ‘Sư phụ đã dặn rồi, người luyện công chúng mình chẳng giống như người ta, cần có phong thái cao [mới được]’. Người ấy bèn không tranh cãi với hai vị kia. Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được. Do đó tâm chẳng dứt được, tâm bứt rứt; có thể tâm [người ấy] vẫn đeo đuổi” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Đoạn Pháp này xuất hiện trong tâm trí tôi rất rõ ràng, và liền lập tức xoay chuyển suy nghĩ của tôi. Lúc đầu, tôi đã nghĩ về việc làm thế nào để từ chối mẹ, nhưng những lời của Sư phụ đột nhiên dập tắt tất cả những suy nghĩ xấu và thiếu tôn trọng của tôi. Tôi ngay lập tức ngừng tranh cãi với mẹ. Cuối cùng tôi đã có thể tự chủ được bản thân.
Tôi cũng từng có mâu thuẫn với bà nội. Hôm đó bà tôi đang nói chuyện điện thoại với cô của tôi (một người không phải học viên đang sống ở Trung Quốc). Vì khi đó là khoảng thời gian Tết Nguyên đán nên chú của tôi đã tham gia cuộc gọi. Bà cảm ơn chú và khen ngợi ông. Khi nghe những lời tán dương của bà, tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu. Tôi nhớ lại cách cư xử của chú trước đây: khi ông nội tôi ốm nặng, bà là người duy nhất chăm sóc ông (vì bố mẹ tôi và tôi không thể trở về Trung Quốc do cuộc bức hại). Mỗi khi bà bật các bài giảng Pháp của Sư phụ cho ông nội nghe, chú tôi đều hung hăng ngăn cản bà. Chú thậm chí còn dọa sẽ gọi cảnh sát.
Vì điều này mà tôi rất không thích gia đình của chú tôi. Khi tôi nghe họ nói chuyện trên điện thoại, tôi cố gắng không nói bất cứ điều gì. Nhưng khi tôi nghe bà ngoại cảm ơn chú, tôi đã không kìm được và hét lên rất to: “Gia đình họ đều là những người xấu …“
Sau khi tôi ngừng la hét, bà tôi đã lặng đi một lúc. Sau đó, bà giải thích rằng chú của tôi đã giúp đỡ bà trong giai đoạn khó khăn đó, và đó là lý do tại sao bà cảm ơn họ.
Tôi vẫn muốn tranh biện, nhưng đột nhiên một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi: “Là một người tu luyện, mình không nên nói chuyện với người lớn tuổi như thế này; Mình không ở Trung Quốc trong thời gian đó, vì vậy mình không nên chỉ trích gia đình chú dựa trên những hiểu biết rất hạn chế của mình. Làm như vậy sẽ tự tạo nghiệp.”
Lời giảng của Sư phụ lại một lần nữa hiện ra trong đầu tôi, Sư phụ giảng:
“Mỗi một quan, mỗi một nạn đều có tồn tại vấn đề tu lên trên hoặc rớt lại xuống. Nguyên đã khó, lại có thêm cái nạn mà người thêm vào, thì vượt qua sao đây?” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cũng nhận ra rằng nói chuyện lớn tiếng với bà là sai, và tôi đang thiếu tôn trọng người lớn tuổi. Tôi lập tức ngừng nói.
Sư phụ giảng:
“Vì không thấy được quan hệ nhân duyên của sự vật, rằng sự việc kia rốt ráo là việc tốt hay việc xấu, còn có quan hệ nhân duyên ở đó. Người tu luyện bình thường chưa [được] cao tầng đến chỗ ấy, không thấy được điều này; do đó họ lo sợ rằng bề mặt là việc tốt, nhưng thực hiện rồi có khi lại là việc xấu. Vậy nên họ gắng sức giảng ‘vô vi’, họ không làm gì cả; như thế họ tránh được việc tạo nghiệp thêm nữa. Bởi vì tạo nghiệp sẽ phải tiêu nghiệp, phải chịu khổ.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã nghĩ bà sẽ tức giận vì tôi đã nói chuyện lớn tiếng với bà, nhưng bà vẫn bình tĩnh.
Qua hai sự việc này, tôi nhận ra rằng tôi có chấp trước bảo vệ bản thân và rằng tôi là kẻ ích kỷ. Những chấp trước này có thể ảnh hưởng từ từ, thậm chí làm xáo trộn hành vi và suy nghĩ của người tu luyện. Khi các chấp trước của tôi bị cựu thế lực lợi dụng, tôi thậm chí còn không nhận ra hành vi của mình đã đi chệch khỏi yêu cầu của Pháp. Tôi nên cố gắng hết sức để đồng hoá với Pháp mọi lúc. Tôi không nên nói hoặc làm bất cứ điều gì một cách vô trách nhiệm hoặc khơi gợi những ham muốn và chấp trước của mình. Thay vào đó, trước khi nói hoặc làm bất cứ điều gì, trước tiên tôi nên kiểm tra xem lời nói và hành động của mình có phù hợp với Pháp hay không.
Sư phụ đã vớt chúng ta ra khỏi địa ngục, và giải quyết tất cả những ân oán trong nhiều tiền kiếp cho chúng ta, ban cho chúng ta cơ hội để trở thành đệ tử Đại Pháp. Chúng ta đã nhiều lần luân hồi và chịu khổ trong hàng triệu năm để chờ đợi Đại Pháp đến cứu độ lần này. Đặc biệt là đối với các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi như tôi, chúng ta nên tinh tấn hơn nữa trong việc chỉnh lại lời nói và hành vi của mình. Tất cả chúng ta nên hiểu những gì Sư phụ đã làm cho mỗi đệ tử chúng ta.
Thực tế, khi nghĩ lại, tôi cảm thấy những gì mình đã làm vẫn chưa đủ. Đôi khi tôi có thể tinh tấn hơn qua học Pháp nhiều, nhưng sau một thời gian tôi lại buông lơi và lười biếng trở lại. Tôi hối hận về hành vi xấu trước đây của mình và việc tôi đã tuân theo an bài của cựu thế lực một cách dễ dàng ra sao. Hẳn là Sư phụ rất buồn vì tôi. Những gì tôi đã làm là không phù hợp, và tôi quyết tâm đi lại con đường mà Sư phụ đã an bài một cách nghiêm túc; kiên trì học Pháp, luyện công, tăng cường chủ ý thức của mình và chính lại những hành vi suy nghĩ xấu. Tôi phải phủ nhận mọi an bài của cựu thế lực, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, và viên dung những gì Sư phụ muốn. Tôi phải vững tin vào Sư phụ và Đại Pháp.
Sư phụ giảng:
“Những đệ tử Đại Pháp nào có đề cao cá nhân nhanh chóng nhất định là vì coi trọng học Pháp. Vì Pháp là cơ sở, là căn bản của đệ tử Đại Pháp, là bảo đảm cho hết thảy, là thông lộ từ con người trở thành Thần” (Gửi Pháp hội Úc 2006, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Tôi muốn kết thúc bài chia sẻ của mình qua đoạn Pháp sau của Sư phụ:
“Tôi biết rằng sau khi chư vị minh bạch ra thì sẽ rất mau chóng quay trở lên, nhưng trên con đường vĩ đại nhất trở thành Thần này chư vị phải bị rẽ ngoặt ít thôi, không được lưu lại những ân hận cho tương lai bản thân mình, [gây] cự ly biệt lập với tầng thứ; đó mới là hy vọng của tôi và của chư vị cũng như của những chúng sinh đang trông chờ vào chư vị.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Nếu thấy điều gì đó không phù hợp xin vui lòng từ bi chỉ rõ.
Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
(Bài chia sẻ tại Hội giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp quận Cam, New York năm 2021)
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/21/425905.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/23/193290.html
Đăng ngày 19-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.