Bài viết của Thạch Huy, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-04-2021] Năm nay tôi 35 tuổi. Tôi đắc Pháp tại nhà dì tôi vào năm 1996 khi tôi 10 tuổi. Dì của tôi là một giáo viên tiếng Trung. Suốt thời thơ ấu, tôi thường đến nhà dì để dì kèm cặp việc học. Năm tôi học lớp 5 và lớp 6, hầu như cuối tuần nào tôi cũng đến nhà dì làm bài tập.
Tôi thường thấy nhiều người có mặt trong phòng khách nhà dì để cùng xem băng ghi hình bài giảng của Sư phụ Lý. Tôi có thể nghe thấy tiếng Sư phụ giảng Pháp khi ngồi trong phòng khác. Lúc đó vì còn nhỏ nên tôi cũng không hiểu rõ ý nghĩ thực sự của tu luyện là gì? Tất cả những gì tôi biết là Sư phụ rất từ bi và người nói trong các bài giảng Pháp chính là Sư phụ. Hồi tưởng lại những năm thơ ấu của mình, tôi thấy đó chính là cơ duyên của tôi với Đại Pháp, là cơ hội mà tôi đã chờ đợi từ hàng chục triệu năm trước. Cuối cùng tôi cũng tìm được Sư phụ và Đại Pháp.
Hai mươi năm trôi qua và giờ tôi đã là mẹ của hai đứa trẻ. Mặc dù tôi đắc Pháp từ khi còn nhỏ nhưng thành thực mà nói tôi rất hối hận vì bản thân không tinh tấn lắm. Trạng thái tu luyện của tôi không được ổn định và mẹ tôi, cũng là một học viên, luôn cảm thấy rất lo lắng cho tôi. Bà thường xuyên nhắc nhở tôi hãy xem bản thân là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và chỉ cần tôi làm tốt thì chồng tôi, một người thường, cũng sẽ thực sự hiểu Đại Pháp là gì. Bà cũng khuyên tôi nên trở thành tấm gương cho các con bởi tất cả đều đến vì Pháp.
Khi con gái lớn của tôi bốn tuổi và con trai nhỏ được tám tháng tuổi, vì lý do đại dịch mà trường học của con gái tôi buộc phải đóng cửa và cho học sinh nghỉ học, nên cháu phải ở nhà để gia đình trông nom. Tôi thực sự gặp khó khăn khi phải chăm sóc cùng lúc hai đứa con nhỏ. Do vẫn đang trong thời gian cho con bú nên tôi luôn bận rộn. Ưu tiên hàng đầu của tôi vẫn là làm việc và chăm sóc con cái. Tôi cảm thấy sốt ruột và nảy sinh ác cảm với chồng vì anh ấy mất việc. Tôi thấy anh ấy xem ti vi, uống cà phê trong vườn trong khi tôi phải nuôi gia đình, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con cái. Đối với tôi, cái cảm giác đó thực sự rất khó để vượt qua.
Tôi cảm thấy con đường tu luyện của bản thân cần có đột phá vì từ sâu thẳm trong tâm tôi vẫn mong muốn học Pháp và luyện công. Nhưng dường như cứ mỗi lần tôi cầm kinh sách lên đọc là con trai tôi lại quấy khóc. Khi dỗ dành được đứa nhỏ thì đứa lớn lại đến và đòi tôi chơi cùng bé. Việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, hết đứa lớn rồi lại đứa nhỏ. Dù đã qua một thời gian, nhưng cứ mỗi lần định học Pháp là con trai tôi lại quấy khóc. Tôi có cảm giác bản thân luôn ở trạng thái bị kích động, thậm chí còn thấy oán giận chồng nhiều hơn. Tôi ước chồng tôi sẽ giúp tôi làm việc nhà nhiều hơn để tôi có thêm thời gian học Pháp.
Sư phụ giảng:
“Đệ tử: Thiên mục của một cháu bé bốn tuổi đã khai mở, có thể nhìn thấy Pháp Luân và tên của Thầy phát ra ánh sáng, nhưng có lúc nó rất cứng đầu, và nếu người lớn không chiều thì nó la khóc ầm ỹ, ầm ỹ khiến trong tâm con rất khó chịu.
Sư phụ: “Ầm ỹ khiến trong tâm con rất khó chịu”, chẳng phải chính chư vị đã tự viết ra rồi hay sao? Chư vị rất khó chịu, rất khó chịu chính là tâm chư vị đã động rồi, đứa trẻ đó chẳng phải đang giúp chư vị đề cao sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])
Đột nhiên tôi ngộ ra gia đình cũng là môi trường tu luyện. Vậy sao tôi cứ khư khứ ôm giữ cái tâm oán hận? Học Pháp là quan trọng, nhưng mục đích của học Pháp chẳng phải là để đề cao tâm tính của bản thân? Chẳng phải một người có thể đề cao trong bất kỳ hoàn cảnh tu luyện nào và có thể buông bỏ hết thảy các chấp trước của bản thân hay sao? Một người tu luyện chân chính sẽ chứng thực Pháp bằng cách nghiêm túc tuân theo các Pháp lý ở bất cứ nơi đâu. Bất kể người đó ở nhà hay tại nơi làm việc, đó đều là hoàn cảnh để người tu luyện chứng thực Pháp.
Mọi việc xảy ra đều do nhân duyên, là an bài của Sư phụ để chúng ta trừ bỏ chấp trước của mình. Vì tôi thiếu từ bi và khoan dung khi nghe tiếng con khóc, nên tôi mới có biểu hiện thiếu kiên nhẫn và dễ bị kích động. Tôi vẫn còn giữ tâm oán hận, khinh thường chồng và thái độ hời hợt với con gái. Tôi thấy mọi thứ thật bất công nếu tôi làm nhiều việc hơn chồng. Sự việc này đã phơi bày hết thảy chấp trước của tôi.
Chân ngã của tôi đã bị che giấu. Nó là nguyên nhân gây nên rào cản giữa tôi và gia đình. Họ đã nhìn thấy phần khác trong con người tôi, đó là tính thiếu kiên nhẫn, ích kỷ và oán giận.
Từ trước tời giờ tôi chưa từng thực sự coi trọng hoàn cảnh tu luyện tại nhà. Điều này càng trở nên quan trọng trong thời gian tôi phải ở nhà vì đại dịch vi rút Trung cộng. Tôi đã bắt đầu nghĩ đến việc tại sao chồng tôi vẫn chưa tu luyện và làm thế nào để khiến tôi trở thành tấm gương cho các con.
Tôi thực sự phải cảm ơn tất cả mọi người và cả những người thân trong gia đình vì rất nhiều khổ nạn tôi gặp phải gần đây đã giúp tôi đề cao hơn. Con xin được cảm tạ Sư phụ từ bi đã cứu vớt và chỉ dẫn cho con. Con sẽ không ngừng tu luyện tinh tấn và trở về nhà với Sư phụ.
Xin các đồng tu hãy chỉ giúp điều gì chưa phù hợp với Pháp.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/28/422478.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/8/192240.html
Đăng ngày 16-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.