Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-06-2021] Ông Phan Tự Quân, 55 tuổi ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô bị bắt giữ vào tháng 5 năm 2015 vì tu luyện Pháp Luân Công đã qua đời chỉ 10 ngày trước khi mãn hạn bản án tù 5,5 năm. Gia đình ông Phan nghi ngờ rằng ông đã bị mổ cướp nội tạng.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Trong 22 năm qua, vô số học viên đã bị bắt giữ, cầm tù và tra tấn vì kiên định đức tin của họ. Các nhân chứng và bác sỹ Trung Quốc còn tiết lộ rằng số lượng lớn học viên Pháp Luân Công ở trong tù và các sơ sở giam giữ khác đã bị mổ lấy nội tạng để bán và cấy ghép trong các bệnh viện quân đội và bệnh viện nhà nước vì lợi nhuận.

2021-1-16-i100237_01--ss.jpg

Ông Phan Tự Quân

Vào ngày 8 tháng 11 năm 2020, trước ngày ông Phan được Nhà tù Hồng Trạch Hồ trả tự do theo kế hoạch 10 ngày, gia đình ông được triệu tập tới nhà tù để “gặp ông”. Khi tới nơi, họ nhìn thấy thi thể của ông trong nhà xác. Một bác sỹ nhà tù cho gia đình xem một trong số các cơ quan nội tạng của ông (chưa rõ chi tiết) và nói rằng họ đã hoàn thành việc khám nghiệm tử thi và xác định rằng ông Phan chết do đột quỵ.

Gia đình ông Phan không chấp nhận giải thích trên và nghi ngờ rằng ông bị mổ cướp nội tạng vì ông đã được khám và xét nghiệm tăng cường trong lần cầm tù đầu tiên từ năm 2002 tới năm 2010. Họ tin rằng thông tin sức khỏe của ông đã được lưu trữ trong một số cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc cấy ghép tạng và ông đã được chọn sau khi bị kết án tù lần hai vào năm 2015.

Ban đầu, khi nhà tù đề nghị bồi thường cho gia đình, họ đã không đồng ý và kiên quyết đệ đơn kiện nhà tù. Gia đình đã nhượng bộ sau khi bị các quan chức thôn và thị trấn gây áp lực.

Ba tháng sau đó, thi thể của ông Phan đã bị hỏa táng và ông đã được chôn cất tại một nghĩa trang trong thôn. Gia đình ông từ chối tiết lộ cho báo Minh Huệ về số tiền mà gia đình đã nhận được từ nhà tù.

Vào tối ngày 19 tháng 5 năm 2015, khi ông Phan mới về tới nhà, thì ông bị viên cảnh sát theo dõi ông bắt giữ. Trong khi đang bị giam giữ tại Trại tạm giam huyện Phái, vài lính canh đã sử dụng gậy cao su để đánh đập ông sau khi họ nhìn thấy ông luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Sau đó, ông không thể tự đi lại được mà cần phải có người cõng.

Tòa án huyện Phái đã kết án ông 5,5 năm tù vào năm 2016. Ông bị đưa tới Nhà tù Hồng Trạch Hồ và bị bức hại đến chết tại đây.

Bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công

Ông Phan là giáo viên cấp hai dạy bộ môn Anh ngữ đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 8 năm 1996. Sau khi tu luyện, bệnh viêm mũi mãn tính, viêm tai giữa và viêm trực tràng của ông đã nhanh chóng biến mất. Hông phải của ông rất cứng sau đợt phẫu thuật 30 năm trước, nhưng ông có thể cử động linh hoạt hơn sau khi luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công và ông có thể ngồi thiền định trong tư thế kiết già hơn một giờ đồng hồ.

Tại trường, ông Phan thường dạy thêm giờ để giúp học sinh. Ông còn liên hệ với nhà xuất bản để hạ giá sách giáo khoa. Ở nhà, cuộc sống gia đình ông rất hòa ái. Gia đình ông sống trong khu chung cư có sự cách âm kém và thường nghe thấy tiếng hàng xóm cãi vã nhau. Những người hàng xóm từng nói với ông rằng họ rất ngạc nhiên khi chưa từng nghe thấy tiếng gia đình ông Phan cãi nhau.

Vào mùa thu năm 2014, ông Phan thấy một người đàn ông nằm trên đường. Ông đi tới gần và phát hiện người đàn ông bị say rượu và bị thương trong một vụ tai nại. Ông Phan đã cố gắng đánh thức người đàn ông những không thể. Theo đề nghị của một người đi đường khác, ông tìm điện thoại trong túi của người đàn ông và liên lạc với gia đình người đàn ông đó.

Ông Phan đợi cho đến khi xe cứu thương tới đưa người đàn ông đó đi. Người đi đường trên cũng ở đó và nói với những người qua đường khác rằng bà ấy ở đó và làm chứng rằng ông Phan không phải là người đã đâm vào người đàn ông kia. Bà ấy cũng nói rằng hiện nay rất hiếm có người vẫn sẵn sàng giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh như vậy, vì có nhiều người hay làm điều tốt ở Trung Quốc cuối cùng bị cáo buộc là thủ phạm và phải chi trả chi phí y tế cho người bị thương.

Bị sách nhiễu sau khi cuộc bức hại bắt đầu

Quay lại thời điểm khi chính quyền bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, cảnh sát thường sách nhiễu ông Phan và lục soát nhà ông. Đôi khi họ còn bắt ông đi vào nửa đêm và thẩm vấn ông.

Bởi ông Phan từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công hay giao nộp sách Pháp Luân Công, nên lãnh đạo nhà trường đã cấm ông giảng dạy trong 1,5 năm và giam ông trong trung tâm tẩy não.

Sau đó, nhà trường đã nói với ông rằng ông có thể trở lại làm việc nhưng không được phép giảng dạy. Trong các cuộc họp nhân viên, họ đã khiến ông phải chịu đựng những phiên “làm nhục và đấu tố”, trong những phiên đó ông bị làm nhục và chỉ trích. Vào cuối tuần, những ngày lễ hoặc những ngày nhà trường nghỉ, ông bị buộc phải ở lại trường. Khi có bất kỳ sự kiện chính trị lớn nào diễn ra trong thị trấn, lãnh đạo nhà trường cũng giữ ông ở lại trường qua đêm và không cho ông về nhà.

Vào tháng 7 năm 2020, ông Phan bị giam giữ tùy tiện tại trường trong vài ngày. Quý Truyền Dân, hiệu trưởng đã tố cáo ông với cảnh sát vào giữa tháng 7. Cảnh sát trưởng Đổng Lập Đính và cảnh sát Trương Tông Kiến đã thẩm vấn ông Phan và giam giữ ông tại đồn công án qua đêm và cho ông tại ngoại vào ngày hôm sau.

Với sự tuyên truyền không ngừng của Phòng 610, cả ông Phan và gia đình đã phải sống dưới áp lực vô cùng lớn và ông gần như bị suy sụp tinh thần.

Giam giữ trong trung tâm tẩy não

Vào đầu tháng 2 năm 2001, vài tuần sau khi đài truyền hình do nhà nước kiểm soát phát sóng vụ giàn dựng tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, ông Phan đã bị bắt giữ và bị đưa tới trung tâm tẩy não trong trại tạm giam huyện Phái.

Được biết với tên bền ngoài là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật,” tất cả học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đó đều phải chịu sự tra tấn và cưỡng bức nhằm buộc họ từ bỏ đức tin của mình.

Ông Phan bị giam giữ trong trung tâm tẩy não gần một năm. Lương của ông (10.000 nhân dân tệ) bị Phòng 610 đình chỉ. Với nỗ lực làm suy yếu ý chí của ông và tăng áp lực cho ông, nhà chức trách còn ép gia đình và bạn bè thân thiết của ông nỗ lực thuyết phục ông từ bỏ Pháp Luân Công.

Bởi sự giám sát của quốc tế nhắm vào trung tâm tẩy não đặc biệt đó bắt đầu tăng vào sáu tháng cuối năm, nên nó đã được chuyển tới trụ sở chính phủ ở thị trấn Hồ Truân. Ông Phan và năm học viên khác bị chuyển tới cơ sở mới. Ngoài việc tiếp tục tẩy não, nhà chức trách còn buộc các học viên trồng rau và luyện Thái Cực Quyền (nhằm gây ảnh hưởng tới việc tu luyện Pháp Luân Công của ông).

Kết án 9 năm tù

Vào tháng 12 năm 2001, ông Phan cùng hai học viên khác là ông Tào Hậu Tồn và bà Vương Tân Xuân đã trốn thoát khỏi trung tâm tẩy não. Phòng 610 huyện Phái đã treo thưởng 200.000 nhân dân tệ cho ai trình báo các học viên và điều động hàng trăm cảnh sát địa phương cố gắng truy bắt họ.

Tám tháng sau, ông Phan bị bắt giữ tại thành phố Bạng Phụ thuộc tỉnh An Huy. Trong khi ông đang bị giam giữ tại một khách sạn ở Bạng Phụ, cảnh sát đã đánh đập ông khiến mặt ông sưng phồng. Vài ngày tiếp đó, ông bị đưa tới hai khách sạn khác và bị thẩm vấn. Sau đó, cảnh sát giam ông tại trại tạm giam huyện Phong ở thành phố Từ Châu. Ông bị cấm luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công và bị buộc phải đan giỏ trái cây. Trong thời gian đó, Lý Truyền Trung và Khổng Lệnh Hoa của Đội An ninh Nội địa đã thẩm vấn ông hai lần.

Vào tháng 12 năm 2002, ông Phan bị chuyển từ trại tạm giam huyện Phong tới trại tạm giam huyện Phái. Lính canh khám người ông và buộc ông phải mặc áo phạm nhân cũng như học thuộc quy định nhà tù. Ông không được phép luyện các bài công pháp Pháp Luân Công.

Ngay sau đó, Viện Kiểm sát huyện Phái đã phê chuẩn vụ bắt giữ của ông. Tòa án huyện Phái đưa ông ra xét xử vào tháng 7 năm 2003. Công tố viên không cho phép ông biện hộ cho bản thân.

Sau đó, ông Phan bị kết án chín năm tù giam. Ông đã kháng án, nhưng Tòa án Trung cấp Thành phố Từ Châu đã đưa ra phán quyến giữ nguyên bản án mà không thông qua xét xử. Ông cũng không được cung cấp tài liệu chính thức về phán quyết.

Tra tấn trong nhà tù

Vào cuối tháng 9 năm 2003, ông Phan bị chuyển từ trại tạm giam huyện Phái tới Nhà tù Hồng Trạch Hồ trong tình trạng bị còng và cùm.

Ông Phan bị đánh đập, cấm ngủ trong thời gian dài, hạn chế sử dụng nhà vệ sinh và bức thực ở trong tù. Vào mùa đông, cảnh sát dội nước lạnh lên quần áo và giày của ông. Đôi khi họ còn dội nước sôi lên bàn chân của ông. Ông từng bị còng tay vào kệ kho hàng với hay tay vắt ra sau lưng trong nhiều giờ đồng hồ. Ông còn bị trói bằng một chiếc dây lưng được thiết kế đặc biệt để giữ tay quanh thắt lưng. Một lần khác, lính canh đã kẹp chặt cổ ông từ phía sau khiến ông gần như ngạt thở.

Vào năm 2008, bởi ông Phan từ chối điểm danh, tù nhân Trương lỗi đã túm lấy cổ ông, giữ ông ở dưới tay và kéo ông đi xa hơn 10m khiến ông Phan gần ngạt thở đến chết.

Từ tháng 2 tới tháng 5 năm 2009, ông Phan đã tuyệt thực để phản bức hại và yêu cầu trả tự do cho mình ngay lập tức. Thay vì ngừng việc tra tấn, lính canh đã bắt đầu một đợt tra tấn tằng cường trong chín tháng.

Ông bị đánh đập liên tục, bị bức thực và cấm ngủ trong nhiều ngày. Mặt của ông sưng phồng và miệng ông chảy máu. Đôi khi, lính canh còn xúi giục tù nhân kéo lê ông vòng tròn dưới đất. Trong những đợt tra tấn khác, họ dội nước lạnh lên người ông hay bịt miệng ông lại và đổ nước vào mũi ông.

Mặc dù ông Phan rất yếu và hốc hác, nhưng các tù nhân vẫn trói ông trên giường, đổ gia vị nấu ăn vào miệng ông, tiêm nước vào mũ và mắt của ông, bịt mắt ông lại hay sử dụng ống hút để chọc vào mũi ông. Một tù nhân còn nắm lấy đầu ông và giật mạnh khiến cổ ông bị thương nghiêm trọng.

Sau chín tháng tra tấn, huyết áp của ông Phan sụt giảm nhanh chóng. Nhịp tim của ông rất yếu khiến ông đôi khi không thể cảm nhận được tim đập. Ông cũng bị mất trí nhớ trong thời gian ngắn và đôi khi ông không thể nhớ những sự việc diễn ra trong cùng ngày hôm đó. Ông từng ngất xỉu khi cúi xuống nhổ cỏ, một phần công việc lao động cưỡng bức và phải một lúc lâu ông mới tỉnh dậy.

Kiểm tra sức khỏe đáng báo động

Khi ông Phan bị tra tấn đến gần chết, Gan là giám đốc bệnh viện nhà tù đã cho ông làm điện tâm đồ hai lần. Lính canh đã đưa ông tới Bệnh viện thành phố Túc Thiên để xét nghiệm. Ông đã được xét nghiệm chức năng gan. Lính canh không giải thích những xét nghiệm đó làm gì và bác sỹ cũng không trao đổi với ông về kết quả xét nghiệm.

Y tá cũng thường xuyên lấy mẫu máu của ông và các tù nhân khác khi lính canh đang cầm dùi cui điện đứng bênh cạnh.

Các cuộc khám sức khỏe thường xuyên và quy mô đã khiến ông Phan và gia đình tự hỏi có phải ông đang là mục tiêu của mổ cướp nội tạng không.

Tháng 11 năm 2010, ông Phan được trả tự do với nhưng trấn thương ở tim, cổ và lưng. Ông gần như không thể sống sót vượt qua được án tù đầu tiên; ông đã không sống sót để vượt qua án tù lần hai.

Sách nhiễu trước vụ bắt giữ mới đây nhất

Đầu tháng 4 năm 2015, trước vụ bắt giữ lần này một tháng, cảnh sát Đồn Công an Phái đã bắt đầu sách nhiễu ông Phan tại nhà riêng và sách nhiễu vợ ông tại nơi làm việc. Vào khoảng 8 giờ tối ngày 13 tháng 4, cảnh sát Trương Xán cùng năm cảnh sát khác đã chặn ông Phan ở hành lang tòa chung cư của ông và cố gắng chụp hình ông. Họ yêu cầu ông giao nộp điện thoại và yêu cầu kiếm tra căn hộ của ông, ông Phan từ chối cả hai yêu cầu của họ. Ông nói sự sách nhiễu sẽ khiến gia đình và hàng xóm của ông sợ hãi. Cảnh sát đã rời đi sau gần một giờ đồng hồ đôi co.

Cảnh sát Trương cùng một cảnh sát khác sách nhiễu ông Phan vào lúc 2 giờ chiều ngày 4 tháng 5 năm 2015. Họ còn gõ cửa nhà hàng xóm của ông và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cho họ. Một số hàng xóm của ông đã bị kinh hãi.

Thông tin liên lạc của cá nhân và tổ chức tham gia bức hại ông Phan:

Nhà tù Hồng Trạch Hồ: +86-527-86478123

Ban quản lý Nhà tù: +86-527-86478069, +86-527-86478072

Địch Hồng Cử (翟洪举), Giám đốc, Ban quản lý Nhà tù: +86-527-86478069, +86-527-86478072, +86-13511790345 (di động)

Chu Sinh Tài (周生才), Giám đốc, Ban quản lý Nhà tù: +86-13852835916

Hồ Cư Cầu (胡居求), Nhân viên, Ban quản lý Nhà tù: +86-527-86478069, +86-527-86478072

Ngành Cải cách Giáo dục: +86-527-86478075, +86-527-86478076

Tào Tân Hồng (曹新红), Nhân viên, Ngành Cải cách Giáo dục: +86-13611572127 (Cellphone)

Tôn vận (孙运), nhà tâm lý học được nhà tù thuê để “chuyển hóa” các học viên: +86-527-86478078

Đổng Lập Bảo (董立宝), nhà tâm lý học được nhà tù thuê để “chuyển hóa” các học viên: +86-527-86478078

Bài liên quan:

Giang Tô: Một giáo viên vẫn bị giam giữ dù án tù oan sai đã mãn hạn

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/18/427120.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/22/193784.html

Đăng ngày 01-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share