Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-06-2021] Cô Khương Xuân Hiền, dương thọ 34 tuổi, đã qua đời vào ngày 19 tháng 2 năm 2004, một tháng sau khi bị bỏ tù để thụ án 8 năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Gia đình nhận thấy lưng cô bị bầm tím nghiêm trọng và có hai vết máu tụ ở đùi trong, cho thấy dấu hiệu bị tra tấn.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, cô Khương ở thành phố Đức Huy, tỉnh Cát Lâm đã mất đi tự do và cuối cùng là mạng sống của mình vì kiên định đức tin của mình.

Bắt giữ và tra tấn

Cô Khương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Cô chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Gia đình và bà con lối xóm biết đến cô là một người con dâu hiếu thảo, nhân hậu và khoan dung. Cô ấy chưa bao giờ tranh cãi với chồng sau nhiều năm chung sống và rất hòa thuận với mọi người trong khu dân cư.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, cảnh sát thường xuyên sách nhiễu cô. Cảnh sát của Công an quận Lục Viên ở thành phố Trường Xuân đã bắt giữ cô Khương tại nhà vào ngày 7 tháng 11 năm 2002.

Tại trụ sở công an quận, cô Khương bị tra tấn trong khi thẩm vấn. Cô bị treo người bằng cổ tay với các ngón chân gần như không chạm đất. Điều này gây ra những cơn đau khủng khiếp ở cổ tay và vai của cô. Sau đó cảnh sát đã chuyển cô tới Trại tạm giam Song Dương và bị tra tấn trong một tháng trước khi bị đưa tới trại tạm giam Đức Huệ.

Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2002, cảnh sát của Công an thành phố Đức Huệ và Công an quận Lục Viên đã bắt giữ 12 học viên khác ở thành phố Đức Huệ.

2004-11-10-kuxin3.jpg

Tái hiện phương thức tra tấn “treo người”

Ở trong trại tạm giam Đức Huệ, cô Khương đã tuyệt thực từ tháng 3 đến tháng 3 năm 2003 để kháng kháng việc bị giam giữ tùy tiện. Giám đốc Đinh Nhật Siêu, phó giáo đốc Lưu Ngọc Hồ, chính trị viên Lưu Siêu, và bác sỹ trại giam Lý Á Châu đã dùng thắt lưng trói cô Khương vào một chiếc ghế kim loại và bức thực cô. Trong khi trói chặt hai tay hai chân của cô, họ tát vào mặt cô, giẫm lên các ngón chân của cô, và chửi rủa cô. Bác sỹ vừa nhét ống dẫn thực vào dạ dày cô, vừa cố ý dùng lực để nhổ ống ra và chọc ống vào hòng khiến cô thêm đau đớn.

2004-6-6-force_feeding--ss.jpg

Tranh vẽ minh họa phương thức tra tấn “bức thực”

Tra tấn thể chất trong thời gian dài đã hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe của cô Khương. Cô bị nhiễm trùng do vi khuẩn trong khoang bụng và có lúc khó thở. Cơn đau bụng khiến cô không thể ngủ hoặc ăn uống hợp lý. Cân nặng của cô nhanh chóng sụt giảm và cô trở nên tiều tụy.

Giam giữ quá thời hạn cho phép và xét xử bí mật

Mặc dù Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cát Lâm đã ban hành một quy định mới, theo đó các nhà chức trách không thể giam giữ nghi phạm vượt quá chín tháng trước khi họ bị kết án, nhưng cô Khương đã bị giam trong trại tạm giam Đức Huệ một năm cho đến khi cô Khương bị xét xử vào ngày 14 tháng 11 năm 2003. Lãnh đạo trại tạm giam từ chối thả cô hoặc cung cấp điều trị y tế cho cô, dù sức khỏe của cô đang rất kém.

Vào buổi sáng diễn ra phiên tòa, có rất nhiều xe cảnh sát đậu gần phòng xử án. Cổng trước và hai bên phòng xử án bị cảnh sát bị phong tỏa và có cảnh sát vũ trang canh phòng. Ngay cả trên nóc của tòa nhà cũng chật kín cảnh sát.

Cô Khương và 12 học viên khác đã bị xét xử trong hai phiên tòa riêng biệt vào sáng hôm đó. Một số học viên bị đưa vào phòng xử án khi họ bị tra tấn đến mức không thể đi hoặc ngồi dậy, căn bản không có khả năng biện hộ. Các học viên có thể lên tiếng biện hộ, đều bị thẩm phán thường xuyên ngắt lời.

Mỗi thành viên trong gia đình của các học viên tham dự phiên xét xử đều bị theo dõi chặt chẽ bởi hai lính canh. Họ không được phép nói chuyện hoặc thậm chí không được quay đầu lại để nhìn những người thân yêu của mình, những người mà họ đã suốt một năm ròng không được gặp mặt.

Thẩm phán kết án 13 học viên từ 3 đến 12 năm tù vào ngày 18 tháng 12 năm 2003, sau 13 tháng giam giữ.

Ông Tôn Thiên bị kết án 12 năm; bà Lưu Điện Linh 11 năm; ông Trương Văn Phong 10 năm; ông Trâu Kế Bân 9 năm; cô Khương 8 năm; bà Hồ Kiệt, bà Giả Vân Hiệp. Và bà Dương Quân mỗi người 7 năm; bà Trương Yến và ông Vệ Quảng Học mỗi người 6 năm; ông Lâm Hồng Phi 4 năm; ông Tương Văn Bân và ông Lưu Bách Quân mỗi người 3 năm.

Các học viên đã nộp đơn kháng cáo. Thẩm phán của Tòa án Trung cấp Trường Xuân đã ra quyết định giữ nguyên các phán quyết của tòa án cấp dưới vào ngày 15 tháng 1 năm 2004. Theo một thành viên gia đình có mặt tại phiên tòa kháng cáo, các chấp hành viên tòa án sẽ không cho phép các học viên lên tiếng.

Tại ngày tòa án cấp cao hơn ra ra phán quyết cô Khương đã bị đưa tới Nhà tù Nữ Hắc Chủy Tử.

Bị bức hại đến chết sau một tháng bị cầm tù

Ban đầu, nhà tù đã từ chối tiếp nhận cô Khương vì cô bị ốm và không đạt yêu cầu trong lần kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên Phòng 610 thành phố Đức Huệ và Ủy ban Chính trị và Pháp luật (hai cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát cuộc đàn áp) đã gây sức ép buộc Tòa án thành phố Đức Huệ phải ra chỉ thị buộc nhà tù phải tiếp nhận cô Khương.

Ngày 30 tháng 1 năm 2004, khi gia đình đến thăm cô Tương, cô có vẻ tỉnh táo và tinh thần tốt, mặc dù trông xanh xao và cô nói rằng khi đại tiện cô thấy trong phân có cả máu. .

Một tuần sau đó khi gia đình vào thăm, cô Khương có vẻ tiều tụy và yếu ớt. Gia đình quá lo lắng nên đã đến thăm cô lần thứ ba vào ngày 18 tháng 2. Lần này, cô Khương phải ngồi xe lăn và hầu như không thể nói chuyện. Gia đình đã yêu cầu được bảo lãnh điều trị y tế cho cô, nhưng các quản giáo từ chối, nói rằng cô chưa chấp hành được nửa án tù.

Khoảng nửa đêm ngày 19 tháng 2, quản lý nhà tù thông báo với gia đình rằng cô Khương đã qua đời. Họ tuyên bố rằng cô đã được đưa đến bệnh viện vào chiều hôm đó và nửa giờ sau cô tử vong vì tim đột ngột ngừng đập. Gia đình nghi ngờ rằng cô chưa từng được nhập viện vì họ nhìn thấy di thể của cô ấy vẫn ở trong nhà tù và cô không có tiền sử bệnh tim.

Khi kiểm tra di thể, gia đình phát hiện trên lưng cô có nhiều vết bầm tím và hai vết máu tụ lớn ở đùi trong. Họ tin rằng cô đã bị tra tấn trước khi chết. Các nhà quản lý nhà tù đã né tránh các câu hỏi của gia đình và buộc họ phải hỏa táng thi thể của cô mà không khám nghiệm tử thi.

Những người chịu trách nhiệm về cái chết của cô Khương gồm: Quản giáo Từ Quảng Sinh (徐广生), Cao Minh Nhã (高明雅), Vương Kiệt (王杰), và trưởng ban y tế khi đó là Cung Vân Hiệp (宫云侠).

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/16/427036.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/24/193814.html

Đăng ngày 01-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share