Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-06-2021] Trong khi đang bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Vĩ đã bị tra tấn tàn bạo và bức thực bằng sữa pha muối mặn trong 29 ngày liên tiếp. Sức khỏe của ông bị tổn hại nghiêm trọng và ông đã được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế. Sau 3,5 năm chống chọi với bệnh tiểu đường nặng và các bệnh lý khác, ông Lý đã qua đời ở tuổi 58 vào ngày 8 tháng 6 năm 2021.

c7284afe1376d2d3301a0ce822387db3.jpg

Ông Lý Hồng Vĩ trước cuộc bức hại

2021-6-11-i083959_01--ss.jpg

Bức ảnh của ông Lý Hồng Vĩ được chụp vào ngày 30 tháng 12 năm 2017, sau khi ông được bảo lãnh tại ngoại 3 ngày

Ông Lý là cựu nhân viên của Phòng Bất động sản ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân vào năm 1998. Ngay sau khi tu bắt đầu tu luyện, bệnh tiểu đường nặng và bệnh gan nhiễm mỡ của ông đã được chữa khỏi mà không cần sự can thiệp y tế. Một năm sau, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, nhưng ông chưa từng dao động niềm tin của mình. Bởi kiên định đức tin của mình, ông đã phải lãnh án một năm lao động cưỡng bức sau vụ bắt giữ diễn ra vào năm 2006 và lãnh án 4,5 tù giam sau vụ bắt giữ diễn ra vào năm 2016.

Bị cảnh sát tra tấn

Tháng 10 năm 2006, ông Lý bị cảnh sát của Đồn Công an Sơn Đông Miếu bắt giữ và bị kết án một năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Thân Tâm. Trong thời gian lao động cưỡng bức, ông còn bị đưa tới Trung tâm Tẩy não Trương Sỹ và được lệnh phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngày 26 tháng 6 năm 2016, ông Lý bị bắt giữ một lần nữa trong khi đang dán thông tin Pháp Luân Công. Cảnh sát của Đồn Công an Ngũ Tam đã lột quần lót của ông và nhốt ông vào trong lồng sắt nhỏ vào khoảng 6 giờ tối.

Chu Húc, phó trưởng công an đã trói cổ chân của ông vào một chiếc ghế sắt, dán người ông vào lưng ghế và bịt miệng cùng mũi của ông lại khiến ông khó thở. Ông chỉ được phép sử dụng nhà vệ sinh từ lúc 8 giờ tối đến 11 giờ đêm.

2019-9-3-123915-110--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Nhốt trong lồng sắt

Vào sáng ngày hôm sau, cảnh sát còng tay và cùm ông Lý lại trong khi ông vẫn đang mặc quần lót và đẩy ông vào xe tải cảnh sát. Một cảnh sát đá ông Lý ra khỏi xe khi anh ta phát hiện đã đưa ông lên nhầm xe. Ông Lý bị ngã đập đầu xuống đất, khiến đầu ông có một vết sưng to. Tay và chân bị còng và cùm cũng bị trầy xước.

Cảnh sát chuyển ông Lý sang một xe tải khác và đưa ông tới khu dân cư của ông. Bởi ông từ chối tiết lộ địa chỉ của mình, nên họ đã đưa ông đi hết tòa nhà này đến tòa nhà khác.

Khi họ đã kiểm tra hết các tòa nhà và đến tòa nhà cuối cùng, chỉ huy nhóm ra lệnh cho bốn cảnh sát ở trong xe giám sát ông Lý, trong khi đó anh ta đi lên tầng trên để tìm căn hộ của ông Lý. Anh ta lấy chìa khóa và thử mở hết cửa này đến của khác. Cuối cùng, khi tìm thấy chính xác nơi ở của ông Lý, anh ta đã gọi một cảnh sát khác lên và cùng lục soát tất cả các phòng.

Các cảnh sát đã ghì ông Lý xuống, dán miệng ông lại và gọi một số người đàn ông tới đánh đập ông và đá ông. Họ nhét đầy nệm vào miệng ông. Một người có biệt danh là “Hổ” đã đánh đập ông rất mạnh cho đến khi ông bất tỉnh. Ông bị chảy máu và máu thấm đẫm cả ga trải giường.

Năm cảnh sát cùng những người khác đã cởi quần lót của ông, trói chân và đầu gối của ông lại, ép ông vào tư thế khom người và trói lại.

b52931857d8876ce3c17a25338e82a03.jpg

Minh họa tra tấn: Uốn cong người và trói lại

Cảnh sát sử dụng tấm ga trải giường để cuốn quanh người ông Lý, đặt ông lên một tấm gỗ và kéo ông vào thang máy. Khi đến tầng một, họ kéo ông ra khu khuôn viên, mở cửa xe tải và ném ông vào bên trong xe.

Sau khi tới đồn công an, họ ném ông xuống đất như thể đang dỡ hàng. Họ kéo lê ông vào văn phòng khiến da của ông trầy xước nghiêm trọng.

Ông Lý từ chối trả lời thẩm vấn. Cảnh sát bật quạt điện chĩa thẳng vào ông.

Khi ông hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” cảnh sát đã bịt miệng cùng mũi của ông lại và trói ông trong tư thế khom người. Ông Lý gần như ngạt thở và mặt ông chuyển sang màu xanh đen. Một cảnh sát nhận thấy điều đó và chọc thủng một lỗ nhỏ để ông có thể thở được.

Các cảnh sát đi ngủ và để lại một phụ tá giám sát ông Lý. Ông không được cởi trói cho đến khi ông yêu cầu được sử dụng nhà vệ sinh. Ông không thể đi bộ và phải bò rất chậm vào nhà vệ sinh.

Vào khoảng 2 giờ sáng, ông Lý bị đưa tới Trại tạm giam Hồn Nam.

Bức thực bằng muối trong một tháng

Sau khi ông Lý bị đưa tới trại tạm giam Hồn Nam được 3 ngày, ông đã bị tra tấn và bị thương nặng khiến nhân viên trại giam phải đưa ông tới Bệnh viện Đa khoa Thẩm Dương do quân đội điều hành và ông được tiêm tĩnh mạch ở đó. Sau khi ông trở lại trại tạm giam, những tù nhân không được đào tạo y khoa đã tiếp tục tiêm tĩnh mạch cho ông trong khi ông đang bị trói vào một chiếc ghế.

Một ngày, khi một túi truyền tĩnh mạch nhỏ giọt 500ml bắt đầu truyền từ 9 giờ sáng và đến 7 giờ tối vẫn chưa hết – thời điểm đó các phạm nhân quay lại phòng, một phạm nhân tên là Kỷ Bằng đã siết chặt chiếc túi để chất lỏng chảy vào cơ thể ông nhanh hơn.

Ông Lý đã tuyệt thực để phản đối. Nhân viên trại giam đưa ông tới Bệnh viện Đa khoa Hồn Nam để bức thực. Lính canh Vu Thẩm đã ngồi trên cùm của ông và tát vào mặt ông. Vương Sỹ Cường, đội phó, hét vào mặt ông: “Ông có ăn không? Bây giờ chúng tôi cho thêm muối vào sữa để xem ông có uống hay không.”

Trên đường về trại tạm giam, ông Lý đã nôn ra sữa và bất tỉnh. Tất cả lính canh đều lăng mạ ông.

Quay lại trại giam, họ ném ông xuống sàn nhà, đội trưởng Triệu Chí Sinh đã túm lấy tóc ông và dẫm lên ngón chân của ông. Triệu hét vào mặt ông một lần nữa: “Ông có ăn không?” Anh ta vén nắm tóc của ông Lý lên.

Gia đình ông Lý từng chứng kiến một đợt bức thực khi họ tới bệnh viện để thăm ông. Kể từ đó, sự bức thực được tiến hành trong trại tạm giam và nó càng tàn bạo hơn. Những phạm nhân ghì ông xuống, sau đó nhét một ống dẫn thức ăn qua mũi vào dạ dày của ông. Bên trong mũi và thực quản của ông rất rát. Khi bị kéo lê trở lại phòng, ông đã để lại những vết máu. Sau đó, đôi khi ông nôn ra máu khắp cả phòng.

Mỗi lần ông Lý bị bức thực, đội phó Vương Sỹ Cường đều có mặt, ông ta đá hoặc lăng mạ ông Lý.

Sự bức thực liên tục đã khiến mũi và cổ họng của ông Lý sưng tấy nghiêm trọng và trở nên không thể bức thực được nữa. Lính canh phải đưa ông vào bệnh viện, họ đã còng và cùm ông lại. Bất chấp tình trạng của ông, đội trưởng vẫn dẫm chân lên mặt và ngực của ông. Họ đe dọa sẽ đánh đập ông đến chết nếu ông hô: ”Pháp Luân Đại Pháp hảo” để phản đối.

Trong suốt 53 ngày tuyệt thực, ông đã bị bức thực bằng sữa pha muối mặn trong 29 ngày liên tiếp. Muối đã khiến ông bị táo bón nghiêm trọng. Rất khó để chạm vào bụng của ông và nó rất đau. Ông phải dùng tay để đào phân ra và hậu môn của ông cũng bị chảy máu.

Tra tấn trong nhà tù

Sau đó hai tuần, ông Lý bị Tòa án quận Hồn Nam đưa ra xét xử vào ngày 3 tháng 8 năm 2016 và thẩm phán đã kết án ông 4,5 năm tù giam cùng 10.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Ông Lý bị đưa tới Nhà tù Bổn Khê vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Ông bị đưa vào khu giam số 8 và được lệnh phải lao động không công từ 6 giờ 30 sáng tới 6 giờ 30 phút tối.

Vào ngày 25 tháng 10, trong khi ông đang ngồi trên giường ngủ, một tù nhân tên Trịnh Trung yêu cầu ông ra khỏi giường và tát vào mặt ông. Trịnh nói với ông: “Tôi đánh ông thay cho chính phủ. Đây là quyền chính phủ cấp cho tôi.”

Do quá mệt mỏi, ông Lý không thể mở mắt trong khi đang làm việc vào ngày 20 tháng 11 năm 2016. Khi lính canh Trần Cảnh nhìn thấy ông, anh ta lại gần và tát vào mặt ông. Ông trở lên rối bời và quay lại nhìn thấy Trần đứng sau mình. Trần cười nhạo và nói rằng ông không được phép ngủ trong khi làm việc. Sự việc này khiến ông Lý căng thẳng tâm lý và ông thường cảm thấy lính canh sắp đánh mình.

Tối ngày 24 tháng 11, khi lính canh Trần đang làm nhiệm vụ, anh ta ra lệnh cho ông Lý nhắc lại quy định của nhà tù. Ông Lý từ chối tuân thủ và Trần đã sử dụng dùi cui điện để sốc điện ông Lý đến khi ông không thể đứng dậy được.

Sau một lúc hồi phục, ông Lý loạng choạng quay về phòng và tắt điện sau khi bò lên giường. Kể từ đó, sức khỏe của ông bắt đầu suy giảm và bệnh tiểu đường mà ông được chữa khỏi nhờ tu luyện Pháp Luân Công lại tái phát. Ông thường cảm thấy chóng mặt, mờ mắt và tức ngực.

Vào ngày 28 tháng 12, lính canh Trần đã tát vào mặt và dẫm lên đùi của ông một lần nữa. Ông Lý ngã xuống đất. Sau khi đi tới nhà xưởng, ông cảm thấy chóng mặt dữ dội và khó thở. Ông nằm lên máy xưởng và không thể cử động được. Ngày hôm sau, mắt của ông bắt đầu chảy máu và cơn tức ngực càng tồi tệ hơn.

Bởi ông Lý kiên quyết không học thuộc quy định nhà tù, nên lính canh Trần đã ra lệnh cho ông tới nhà kho không có camera giám sát vào chiều ngày 23 tháng 3 năm 2017. Có hai lính canh nữa là Khương Thiết Dân và Hồi Vượng cùng với phạm nhân Đường Nghĩa Xương đang ở đó.

Cảm thấy choáng váng, ông Lý không thể đứng lên và ngồi xuống. Trần đứng sau lưng ông và chà gót chân vào vai trái của ông. Mũi giày của anh ta cào vào thái dương của ông Lý. Sau đó Trần chà vào bụng ông mặc dụ ông Lý đã rất khó để có thể ngồi yên.

Trần liên tiếp chà vào vai trái của ông Lý, đồng thời giày của anh ta cũng cạo vào thái dương của ông. Sau khi tra tấn xong, anh ta tới trước mặt ông Lý và nói với ông: “Tôi và ông không có điểm nào chung để cùng nói chuyện.”

Sau khi bị tra tấn, ông Lý không thể đứng hay đi lại được. Sau một lúc lâu, ông đã chật vật để đứng dậy và rời đi.

Thị lực của ông tiếp tục suy giảm, ông không thể hoàn thành sản lượng công việc đúng hạn và bị lính canh Ninh Thiên Lượng tát vào mặt vào ngày 8 tháng 5 năm 2017.

Thấy rằng ông thực sự bị choáng đầu, lính canh đã đưa ông tới bệnh viện ngay trong ngày và phát hiện rằng huyết áp của ông cao đến mức nguy hiểm. Hai ngày tiếp đó, họ đưa ông trở lại bệnh viện và đo huyết áp. Kết quả đường huyết lúc đói của ông lên đến 20 mmol/L, trong khi mức bình thường là 3.9 ~ 7.1 mmol/L.

Ngày 21 tháng 9 năm 2017, khi gia đình tới thăm, có hai người đưa ông ra. Ống quần bên phải của ông xắn lên và có một mụn mủ lớn ở bên bắp chân phải của ông. Thị lực của ông rất kém đến nỗi ngay cả khi áp sát mặt vào kính chắn mà ông cũng không thể nhìn rõ người nhà đang ngồi đối diện ở bên kia kính.

Bệnh tiểu đường nặng khiến ông luôn bị chóng mặt nặng, hốc hác và yếu ớt. Ông bị liệt nửa người bên phải và liên tục cảm thấy khát nước.

Vào ngày 27 tháng 12 năm 2017, ông Lý được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế. Sức khỏe của ông tiếp tục suy giảm và sau 3,5 năm tại ngoại ông đã qua đời vào ngày 8 tháng 6 năm 2021.

Bài liên quan:

Từ chối từ bỏ đức tin của mình, một người đàn ông bị bức thực bằng muối trong một tháng tại nhà tù Trung Quốc

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/12/426888.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/15/193709.html

Đăng ngày 25-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share