Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-05-2021] Đã bị mất cả anh trai và em gái trong vòng ba tháng vào năm 2012 vì cuộc bức hại đối với đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một cựu kỹ sư ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy cũng phải chịu sự bức hại vì đức tin của ông.

Năm năm trước, sau khi bị bắt vào ngày 28 tháng 3 năm 2017, ông Kỷ Nghiễm Khuê, 65 tuổi, đã bị tra tấn tàn bạo trong khi bị thẩm vấn tại đồn công an địa phương. Ông đã bị đâm thanh tre vào ngón tay, bị đánh vào đầu vào ngực và cũng bị kẹp cổ.

Ngày 24 tháng 5 năm 2018, Toà án Sào Hồ đã kết án ông bốn năm tù cùng mức phạt 50.000 Nhân dân tệ. Ông đã kháng án nhưng bị Toà án Trung cấp Thành phố Hợp Phì bác đơn vào ngày 20 tháng 9 năm 2018.

Ngày 27 tháng 9, ông Kỷ bị đưa đến Nhà tù Sào Hồ. Vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên lính canh chỉ cho ông tiêu 50 Nhân dân tệ mỗi tháng để mua đồ dùng cần thiết, trong khi trợ cấp quốc gia cho các tù nhân trung bình là 300 Nhân dân tệ.

Lính canh không chỉ ngăn gia đình gặp ông mà họ còn ngăn ông gọi cho gia đình. Khi ông tranh luận với họ về việc gọi điện thoại bị từ chối thì họ đã lăng mạ và xịt hơi cay vào ông. Vì lính canh không cho ông rửa nước cay nên cổ ông đã bị mưng mủ, mặt và hai mắt ông bị sưng trong thời gian dài.

Lính canh cũng còng tay ông sau lưng và treo cổ tay ông trong một cái lồng sắt. Sau đó lính canh tổ chức cho các tù nhân tập trung trước cái lồng để xem ông bị tra tấn nhằm làm nhục ông. Còng tay cắt vào thịt của ông và làm tay ông chảy máu. Hai tay của ông cũng sưng phồng và gây khó khăn để tháo còng tay ra sau đó.

Ông Kỷ đã đệ đơn khiếu nại việc bị tra tấn. Sau khi bị lính canh phát hiện, họ treo cổ tay của ông lên từ 3 giờ chiều đến 9 giờ 30 tối và lại xịt hơi cay vào ông. Một lính canh đã tát hơn 10 cái vào mặt ông. Ông không được cho ăn hoặc tắm. Lính canh tiếp tục treo ông lên vào hôm sau và lệnh ông phải viết một tuyên bố thừa nhận hành vi sai trái (vì đã khiếu nại họ).

baa713402eddcb3643a4ba55dc53e3ec.jpg

Minh hoạ tra tấn: Treo lên bằng còng tay

Để có được chữ ký của ông Kỷ trong những tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công được chuẩn bị trước, lính canh đã còng tay ông, nhấn mặt ông xuống bàn và cưỡng ép giữ tay ông để ấn vào bản tuyên bố.

Sau bốn năm bị tra tấn không ngừng, ông đã được thả vào ngày 18 tháng 3 năm 2021.

Cái chết của hai người thân trong gia đình

Ngoài sự bức hại mà ông Kỷ chịu đựng, anh trai và em gái của ông còn bị tra tấn và ngược đãi nghiêm trọng hơn đến nỗi mất mạng.

Anh trai ông, ông Kỷ Nghiễm Kiệt, bị bắt vào tháng 7 năm 2003 và bị kết án bảy năm tù ở Nhà tù Sào Hồ. Ông đã bị tra tấn tàn bạo và bị huyết áp cao. Nhà tù không cho ông được bảo lãnh chữa trị cho đến khi ông đột ngột ngất xỉu vào tháng 6 năm 2009. Ông đã bị liệt giường suốt ba năm sau đó và đã qua đời vào ngày 3 tháng 6 năm 2012 ở tuổi 65.

e3dcc4476c4fc4ab9f515493adaf9f66.jpg

Ông Kỷ Nghiễm Kiệt

Vợ ông Kỷ Nghiễm Kiệt, bà Trương Lan Bình, đã thụ án lao động cưỡng bức hai lần vì tu luyện Pháp Luân Công và suýt chết vì bị bức thực. Vì liên tục bị bắt và giam giữ nên hai vợ chồng chỉ sống cùng nhau với con trai của họ trong ba năm từ khi cuộc đàn áp bắt đầu và trước khi ông Kỷ qua đời.

Em gái ông là bà Kỷ Nghiễm Hùng, một giáo viên tiểu học, đã qua đời vào ngày 25 tháng 3 năm 2012 sau khi liên tục bị bắt, sách nhiễu, tẩy não và bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc trong lúc bị giam.

2013-9-28-minghui-pohai-death-anhui-jiguangxiong.jpg

Bà Kỷ Nghiễm Hùng đã qua đời

Bài liên quan:

Một người đàn ông ở tỉnh An Huy bị bắt giữ và thẩm vấn bằng tra tấn

Một người đàn ông An Huy bị xét xử vì đức tin đã tự làm chứng chống lại cảnh sát

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/29/426336.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/4/193529.html

Đăng ngày 12-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share