Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-05-2021] Thay vì trả tự do cho cụ ông 81 tuổi sau khi án tù 3 năm của ông đã kết thúc vào ngày 8 tháng 4 năm 2021, nhà chức trách thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh lại đưa ông tới một Trại tạm giam khác. Gia đình ông Lưu Hi Vĩnh bị che giấu thông tin liên quan tới tình trạng hiện tại của ông và hiện chưa rõ ông sẽ bị giam giữ trong trại giam này bao lâu.

Ông Lưu bị nhắm đến vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Trước án tù ba năm lần này, ông đã từng thụ án 3,5 năm tù và 2 năm lao động cưỡng bức.

2021-5-16-liu-xiyong_01--ss.jpg

Ông Lưu Hi Vĩnh

Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, ông Lưu đã có một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh đau chân, nhưng y học hiện đại không thể chẩn đoán ra bệnh của ông hay đưa ra bất kỳ phương pháp điều trị nào cho ông. Sau đó, cơn đau chân của ông trở nên rất dữ dội khiến ông không thể làm việc hay chăm sóc cho bản thân.

Vào tháng 8 năm 1997, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và sống hành xử theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Ông đã đề cao tâm tính của mình và giải quyết được mâu thuẫn nhiều năm với hàng xóm của mình. Cơn đau chân đã hành hạ ông nhiều năm cũng biến mất. Sau khi phục hồi sức khỏe, ông đã sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn và người dân trong làng thường nhận xét ông là người tốt.

Hai năm trong trại lao động cưỡng bức

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Lưu đã bị sốc với những tuyên truyền phỉ báng của chính quyền đối với Pháp Luân Công. Ông không ngừng kể cho mọi người nghe về trải nghiệm với Pháp Luân Công của bản thân và nâng cao nhận thức của mọi người về cuộc bức hại, nhưng ông lại bị bắt giữ và bị cầm tù.

Vào một ngày trong tháng 4 năm 2002, ông Lưu đã làm việc muộn để giúp đỡ người trong làng sửa chữa chiếc máy khoan giếng. Khoảng 7 giờ tối, khi ông vừa về tới nhà thì bị cảnh sát bắt giữ, thậm chí ông còn không kịp rửa tay. Ông cùng bốn học viên khác bị còng tay và đưa tới Đồn Công an Thạch Hà. Những học viên khác đã trả 5.000 tới 10.000 để đổi lấy sự tự do, nhưng ông Lưu từ chối chi trả bất cứ thứ gì và ông đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức mà không thông qua xét xử.

Tại Trại lao động Cưỡng bức Đại Liên, Vương Trường Quả, trước đây từng tù luyện Pháp Luân Công nhưng hiện đã từ bỏ tu luyện và phối hợp với nhà chức trách để bức hại các học viên, đã sử dụng gậy để đánh đập ông Lưu vào ngày 16 tháng 6 năm 2002. Ngày hôm sau, Vương đã sử dụng đế giày để đánh vào đầu ông Lưu để cố gắng gây áp lực buộc ông từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Từ tháng 8 tới tháng 9 năm 2002, ông Lưu bị ghẻ lở do điều kiện sinh hoạt tồi tàn trong trại tạm giam. Ông đã luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công để hồi phục mà không cần sự can thiệp y tế. Lính canh Cảnh Điện Khoa đưa ông tới phòng biệt giam với lý do điều trị bệnh ghẻ cho ông. Nhưng thay vì điều trị bệnh cho ông, năm tù nhân đã ghì ông xuống giường kim loại và đánh đập ông. Quách Bằng, trung úy của đội Số 5 đã dùng hết sức đá vào người ông.

Lính canh còn còng tay ông ra sau lưng và còng vào giường ngủ trong hơn 40 ngày. Ông không thể trở mình, rửa mặt hay súc miệng được. Khi ông Lưu hét to “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để phản bức hại, lính canh đã đánh gãy vài chiếc răng của ông và nhét giẻ vào miệng ông.

Giữa tháng 11 năm 2003, ông Lưu lại bị giam giữ trong phòng biệt giam một lần nữa vì giảng chân tướng Pháp Luân Công cho đội trưởng Đội 3 là Lý Mậu Giang. Mặc dù, Lý thường không đánh đập các học viên, nhưng anh ta là người đã ra lệnh cho tù nhân kéo căng tay của các học viên ra và còng tay của họ vào giường kim loại. Học viên thường bị còng tay trong một tháng, đôi khi tới vài tháng. Một số học viên bị cấm ngủ tới chín ngày và bị ảo giác.

Khi đó ông Lưu đã 64 tuổi. Sự biệt giam, còng tay vào giường ngủ và cấm ngủ đã khiến thị lực của ông suy giảm nhanh chóng và ông không thể nhìn được. Ông lâm vào tình cảnh rất tồi tệ và không có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Giam giữ tùy tiện

Sau khi ông Lưu được trả tự do hai năm, ông bị bắt giữ một lần nữa tại nhà riêng vào khoảng 9 giờ tối ngày 24 tháng 4 năm 2006. Cảnh sát đã tịch thu máy tính, ba máy ghi âm, một máy photocopy và sách Pháp Luân Công của ông. Cả ông Lưu và vợ đều bị bắt giữ. Ông Lưu bị giam giữ trong trại tạm giam Tam Lý 28 ngày và vợ ông bị giam giữ tại Trung tâm Tẩy não Đại Liên 24 ngày.

2008-11-8-kuxingtu-05.jpg

Minh họa tra tấn: Đánh đập

Tại trại tạm giam Tam Lý, ông Lưu đã tuyệt thực để phản bức hại. Lính canh đánh đập ông và ra lệnh cho bác sỹ trại tạm giam bức thực ông, không chỉ dùng thực phẩm mà họ còn bức thực ông bằng thuốc không rõ nguồn gốc khiến bụng ông sưng phồng lên đến khi ông không thể đi lại và không thể tự chăm sóc cho bản thân.

Mặc dù sau 28 ngày ông Lưu được trả tự do, nhưng cảnh sát vẫn tiếp tục giám sát và sách nhiễu ông thông qua điện thoại. Để tránh sự sách nhiễu, ông Lưu cùng vợ đã phải sống xa nhà hơn một năm.

Bị kết án 3,5 năm tù

Khoảng 5 giờ chiều ngày 24 tháng 7 năm 2008, ông Lưu bị bắt giữ một lần nữa khi đi làm về. Sau khi đưa ông tới đồn công an, cảnh sát đã tịch thu đồng hồ, điện hoại di động, máy nghe nhạc và 149 nhân dân tệ tiền mặt của ông. Sau đó vài giờ, họ kéo đến để lục soát nơi ở của ông.

Tối cùng ngày, họ đưa ông tới trại tạm giam Tam Lý nhưng không thông báo cho gia đình ông. Năm ngày sau, khi gia đình ông biết được ông đang bị giam giữ và tới đó thì cảnh sát không cho phép gia đình tới thăm ông.

Ông Lưu tuyệt thực trong trại tạm giam và cảnh sát đã bức thực ông bằng nước muối đậm đặc khiến ông co quắp người lại vì đau đớn.

Vào ngày thứ 40 ở trong trại tạm giam, ông Lưu bị Tòa án Kim Châu đưa ra xét xử. Ông không nhận tội và khẳng định rằng ông không làm vì sai khi tu luyện Pháp Luân Công. Vài ngày sau đó, thẩm phán đã kết án ông 3,5 năm tù giam.

Ông Lưu tiếp tục tuyệt thực thêm 20 ngày nữa. Tại thời điểm ông bị chuyển tới nhà tù, ông đã không thể đi lại được và được khiêng lên xe cảnh sát.

Án tù gần đây

Vụ bắt giữ gần đây nhất của ông Lưu diễn ra vào ngày 26 tháng 2 năm 2017 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Mặc dù ông sớm được bảo lãnh tại ngoại, nhưng tám tháng sau ông lại được ra lệnh hầu tòa vào ngày 24 tháng 10 năm 2017 và bị kết án ba năm tù.

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2017, ông Lưu đã nhận được bản án, trước khi diễn ra phiên tòa xét xử hơn một tháng. Ngày 5 tháng 12 năm 2017, ông Lưu kháng án lên Tòa án Trung cấp Thành phố Đại Liên và tòa án cấp cao đã phán quyết giữ nguyên bản án, nhưng không ra lệnh cho chấp hành viên tòa án thi hành án.

Ngày 18 tháng 3 năm 2018, ông Lưu bị bắt giữ một lần nữa sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Tám học viên khác cũng bị bắt giữ cùng với ông và tất cả họ đều bị kết án tù. Ông Lưu được trả tự do vào tối cùng ngày nhưng lại bị đưa vào nhà giam vào ngày 9 tháng 4. Ban đầu, ông bị đưa tới Nhà tù Tân Nhập Giam Liêu Nam và sau đó bị chuyển tới Nhà tù Bổn Khê vào tháng 5 năm 2018.

Những bài liên quan:

Ông lão 78 tuổi ở thành phố Đại Liên bị giam vì đức tin của mình, vợ ông bị hăm dọa

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/17/425806.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/1/193456.html

Đăng ngày 11-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share