Bài của Lu Zhenyan
[MINH HUỆ 17-2-2011]
Ảnh của AP chụp năm 2000 trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Một cảnh sát mặc thường phục dẫm mặt lên mặt một học viên Pháp Luân Công, trong khi một người khác dẫm lên chân và cùng lúc đẩy mạnh chiếc còng vào cổ anh. | Ảnh chụp năm 2011 tại Flushing, New York. Một người đàn ông Trung Quốc đã xé bỏ một biểu ngữ trong cuộc diễu hành của các học viên Pháp Luân Công và 3 người cảnh sát New York ngay lập tức khuất phục anh ta. |
Mỗi bức ảnh trong 2 bức ảnh trên đều cho thấy một nhóm người ngoài cuộc đứng phía sau và 3 người phía trước với 1 trong 3 đang bị bắt giữ bởi 2 người còn lại. Nhìn bề mặt 2 bức ảnh trông giống nhau nhưng câu chuyện đằng sau là rất khác nhau.
Bức ảnh bên trái được chụp bởi một nhà báo của Associated Press (AP) ngày 30 tháng 8 năm 2000. Nó dẫn chứng cảnh sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công một học viên Pháp Luân Công, người đã tới quảng trường Thiên An Môn kêu gọi công lý cho Pháp Luân Công. Một cảnh sát mặc thường phục dẫm chân lên mặt của người học viên, trong khi một người khác dẫm lên chân và cùng lúc đẩy mạnh chiếc còng vào cổ anh.
Bức ảnh bên phải được chụp 11 năm sau, vào ngày 12 tháng 2 năm 2011 trong lễ diễu hành mừng Tết Nguyên đán ở Flushing, New York. Một người đàn ông Trung Quốc đã xé biểu ngữ trong cuộc diễu hành của các học viên Pháp Luân Công và 3 người cảnh sát New York ngay lập tức khuất phục anh ta.
Các học viên Pháp Luân Công ở cả Trung Quốc và Mỹ đều tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, nhưng họ được đối xử hoàn toàn khác biệt, điều này khá khó hiểu. Hai bức ảnh dường như giống nhau lại đưa ra những thông điệp khác nhau. Trong thế giới tự do, các học viên Pháp Luân Công được hưởng tự do tín ngưỡng và cảnh sát tóm cổ những tên côn đồ sử dụng bạo lực phá hoại các hoạt động ôn hoà của các học viên. Tuy nhiên ở Trung Quốc, cảnh sát ĐCSTQ bắt giữ bừa bãi các học viên Pháp Luân Công, những người thực hiện quyền của họ nhằm tổ chức các cuộc thỉnh nguyện ôn hoà.
Duy trì trật tự là trách nhiệm của cảnh sát trong một xã hội bình thường. Học viên Pháp Luân Công thực hành Chân-Thiện-Nhẫn và mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Cảnh sát Mỹ bảo vệ quyền không bị xâm hại của các học viên Pháp Luân Công bởi những tên côn đồ vi phạm luật, và vì vậy họ đang thực sự sự duy trì trật tự xã hội.
Tuy vậy, cảnh sát ở Trung Quốc lại sử dụng “duy trì trật tự xã hội” như một cái cớ để bắt giữ bất hợp pháp và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Các cảnh sát viên mặc thường phục trong bức ảnh đầu tiên ở trên là một ví dụ điển hình. Trên thực tế, cảnh sát ĐCSTQ là nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn xã hội tại Trung Quốc. Người Trung Quốc có câu: “Trong quá khứ những tên cướp trốn trong núi sâu, nhưng ngày nay họ đang ở trong lực lượng cảnh sát.”
Tại sao cảnh sát ở hai xã hội đối xử với công dân của mình quá khác biệt? Cảnh sát trong một xã hội tự do không phải nghe theo ĐCSTQ. Công việc và trách nhiệm chính của họ là để bảo vệ công chúng. Tại Hoa Kỳ, tất cả các nhân viên cảnh sát phải tuyên thệ trước khi họ được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên thực thi pháp luật. Dưới đây là một ví dụ về lời tuyên thệ như vậy:
Tôi… thề – tôi sẽ phục vụ tốt và trung thành nhà nước và quốc gia có chủ quyền của chúng ta – với vai trò là một sỹ quan cảnh sát mà không thiên vị hay tình cảm – hiểm độc hay ác ý cho đến khi tôi hết trách nhiệm pháp luật – tôi sẽ quan sát và và khiến hòa bình cộng đồng của chúng ta được giữ gìn và bảo vệ – và tôi sẽ ngăn chặn bằng quyền lực cao nhất của tôi – tất cả các tội phạm chống lại hòa bình đó – và – trong khi tôi tiếp tục là một sỹ quan cảnh sát – tôi sẽ sử dụng kỹ năng và kiến thức tốt nhất của tôi – hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đó – trung thành – theo pháp luật. Hãy giúp tôi hỡi Đức Chúa Trời.
(Nguồn: https://www.police-writers.com/police_officers_oath.html)
Những lời tuyên thệ của các sỹ quan cảnh sát trong một xã hội tự do là một nguyên tắc và lời hứa với Chúa.
Cảnh sát ĐCSTQ, trái lại phải cam kết tuân theo Đảng. Những lời tuyên thệ của họ như sau:
“Tôi thề là tôi tự nguyện trở thành một cảnh sát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, rằng tôi sẽ trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc, với nhân dân và Luật pháp; rằng tôi sẽ làm theo những mệnh lệnh và bảo vệ những bí mật; …; rằng tôi sẽ cống hiến bản thân mình vào sự nghiệp bảo vệ anh ninh cộng đồng cao quý và cố gắng thực hiện lời thề của tôi. ”
Cảnh sát ĐCSTQ đầu tiên và trước hết phải thề trung thành với Đảng. Tất cả sự tàn bạo họ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và các công dân khác là tuân theo sự trung thành của họ với Đảng.
Thật không may, lợi ích của ĐCSTQ thường đặt trên pháp luật và xung đột với những lợi ích chung của công chúng. Kết quả là, lực lượng cảnh sát cam kết trung thành với Đảng trở thành một nhóm các tay sai ngược đãi những người họ nên bảo vệ.
Tại Trung Quốc, cái được gọi là “công an nhân dân” được thay bằng ” hãm hại công chúng.” Để duy trì sự kìm kẹp của nó đối với Trung Quốc, ĐCSTQ bỏ ra số tiền rất lớn để “duy trì ổn định xã hội”. Theo một báo cáo được công bố bởi ĐCSTQ, chi phí của việc duy trì ổn định xã hội đạt 514 tỷ đồng nhân dân tệ trong năm 2009, bằng với các chi tiêu quân sự cho năm đó. Luật sư nhân quyền Trần Quang Thành bị mù, gần đây đã tiết lộ rằng các quan chức địa phương của ĐCSTQ đã nhận được tổng số là 3 triệu nhân dân tệ trong “ngân quỹ ổn định xã hội” từ chính phủ trung ương để theo dõi ông. Chỉ một vài năm trước đây, một nguồn đáng tin cậy cho thấy rằng một phần tư GDP của Trung Quốc đã được sử dụng để duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công. Những người nộp thuế Trung Quốc đã vô tình phải trả tiền hóa đơn.
Một xã hội tự do không phải thực hiện đòi hỏi nào của việc duy trì ổn định xã hội. Bảo vệ quyền lợi của người dân luôn luôn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Bất kể quyền lực thay đổi thường xuyên như thế nào, trong một xã hội tự do không bao giờ có một sự cố như một trong những trường hợp tại Trung Quốc khi 40 triệu người chết vì đói. Lý do rất đơn giản. Trong một xã hội tự do không có chế độ như ĐCSTQ mà sẽ kiểm soát tất cả mọi thứ.
Sự tương phản sắc nét giữa hai bức ảnh chỉ ra rằng ĐCSTQ là khối ung nhọt lớn nhất tại Trung Quốc và là nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn xã hội. Đối với người Trung Quốc, một điều rất quan trọng là cần thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/2/17/两张照片-两种社会-236423.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/12/123765.html
Đăng ngày 25-04-2011; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.