[MINH HUỆ 24 – 11 – 2010] Mới đây, các học viên Pháp Luân Công đã chèn vào một chương trình phát thanh để truyền đi những thông tin giảng rõ sự thật trên Đài phát thanh thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các quan chức địa phương đã rất bất ngờ và tức giận.
Trước hoàn cảnh ở nơi mà từ lâu chính quyền đã tước đi quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công, và nhận thấy rằng người dân có quyền được biết, các học viên Pháp Luân Công đã chọn cách giảng rõ sự thật bằng cách chèn vào một chương trình phát sóng với các thông tin giảng chân tướng.
Các học viên Pháp Luân Công lần đầu tiên thành công với cách này vào năm 2002. Họ đã xâm nhập vào một mạng lưới truyền hình cáp ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm để thực hiện phát sóng các chương trình giảng rõ sự thật như “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới” và “Đây là vụ tự thiêu hay trò lừa đảo?”. Việc phát sóng kéo dài trong khoảng 50 phút và đã tạo nên chấn động khắp thành phố Trường Xuân. Sau đó, những vụ việc chèn sóng tương tự cũng đã xảy ra ở một số nơi khác trên đất nước Trung Quốc với các mức độ khác nhau. Mỗi lần đó đều khiến các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất hoảng sợ. Tại sao họ lại sợ hãi đến thế? Tại sao những học viên Pháp Luân Công lại sử dụng cách khác thường như vậy để bày tỏ quan điểm của mình?
1. Việc chèn sóng vô tuyến diễn ra với sự quan tâm của công chúng
Chế độ cộng sản đã bức hại các học viên Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999. Hệ thống này từ lâu đã tước bỏ tất cả các quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng của những học viên Pháp Luân Công, cũng như từ chối quyền được biết sự thật về Pháp Luân Công của quần chúng nhân dân. Các học viên tin rằng những thông tin như vậy đóng một vai trò quan trọng đối với tương lai của người dân, và đó là lý do chính tại sao họ không ngần ngại đối mặt với cuộc bức hại để giảng rõ sự thật. Phương thức chèn sóng vô tuyến dựa trên việc điều khiển tần số phát thanh của Trung Quốc.
Từ khi Pháp Luân Công lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992, bởi sự thu hút mạnh mẽ của nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và những hiệu quả trị bệnh phi thường của Pháp Luân Công, số người tập luyện Pháp Luân Công đã tăng lên rất lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Các học viên tu sửa bản thân mình như những công dân tốt chấp hành theo các quy định và luật pháp. Họ cố gắng tu dưỡng bản thân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn ở trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc và trong học tập của họ.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện không liên quan gì đến chính trị. Nhưng Giang Trạch Dân, người đố kỵ với sự phổ biến của Pháp Luân Công và công khai thách thức Hiến pháp Trung Quốc (đặc biệt là những điều luật về tự do tín ngưỡng và quyền kháng cáo), đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Ông ta sử dụng quyền lực cá nhân của mình thay cho luật pháp, gạt sang một bên những chính sách của chính quyền theo ý muốn cá nhân và áp đặt một chính sách khét tiếng “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.
Hầu như ngày nào cũng có thông tin về cái chết của những học viên Pháp Luân Công bởi cuộc bức hại. Trang web Minh Huệ đã công bố chi tiết hơn 3.400 trường hợp tử vong được xác nhận, mặc dù số người chết trên thực tế có thể cao hơn nhiều. Hơn 100.000 học viên phải chịu sự giam giữ bất hợp pháp trong các trại lao động cưỡng bức, bệnh viện tâm thần, nhà tù và trung tâm tẩy não.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của chế độ cộng sản là bất hợp pháp. Để vạch trần cuộc bức hại và chấm dứt những tội ác, các học viên Pháp Luân Công đã vững bước đi tiếp và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau (bao gồm việc chèn sóng vô tuyến) để giảng rõ sự thật. Hành động của họ được bảo vệ bởi Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Điều 20 của Bộ luật hình sự quy định: “Trách nhiệm hình sự không có hiệu lực đối với một hành động phòng vệ chính đáng được diễn ra để ngăn chặn sự xâm phạm bất hợp pháp lợi ích của cộng đồng và nhà nước hoặc các quyền con người, tài sản hay những quyền khác của người thực hiện hành vi hoặc của những người khác và là nguyên nhân gây tổn hại đối với người xâm phạm bất hợp pháp.” Điều 21 của Bộ luật quy định: “Trách nhiệm hình sự không có hiệu lực cho sự tổn hại gây ra bởi một hành động phòng vệ hiểm nguy khẩn cấp phải được thực hiện để ngăn chặn sự diễn ra của mối đe dọa hiện tại đối với lợi ích của cộng đồng và nhà nước hoặc các quyền con người, quyền sở hữu hay những quyền khác của người thực hiện hành vi hay của những người khác.”
ĐCSTQ chính nó đã ngăn chặn các sóng vô tuyến từ nước ngoài, chặn các trang web, chà đạp lên quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, nhưng nó lại dán nhãn việc làm gián đoạn sóng vô tuyến của các học viên Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Một nhà bình luận chính trị một lần đã đưa ví dụ rằng điều mà chế độ cộng sản đang làm giống như một kẻ côn đồ khóa tất cả các cửa của một ngôi nhà và sau đó bí mật đốt nó. Khi người chủ nhà không còn cách nào khác là nhảy qua cửa sổ để thoát ra, thì tên côn đồ lại nói với người hàng xóm: “Nhìn kìa, người này thật chẳng văn minh chút nào khi đã nhảy qua cửa sổ ra ngoài”. Thật vậy, không ai muốn nhảy qua cửa sổ để ra ngoài trong một tình huống bình thường, nhưng khi mọi cửa chính đã bị khóa, thì nhảy qua cửa sổ là điều bình thường, hơn nữa còn rất thuyết phục và can đảm.
Cũng như khi mà cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn, thì các học viên bên trong và bên ngoài Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực giảng rõ sự thật cho người dân một cách từ bi, hòa nhã và lý trí, và sẽ tiếp tục vạch trần cuộc bức hại tàn ác của chế độ cộng sản.
2. Việc chèn sóng vô tuyến cho phép công chúng biết được sự thật
Phương tiện truyền thông có một phạm vi bao phủ rất lớn, và việc bảo vệ quyền được biết của con người là có liên hệ thiết yếu với sự an toàn cá nhân của mỗi thành viên trong xã hội.
Ở xã hội phương Tây, không cần thiết để ai đó phải bày tỏ quan điểm của mình bằng cách làm gián đoạn một chương trình phát sóng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc đại lục, phương tiện truyền thông là cơ quan ngôn luận của nhà nước thay vì phải được tự do và không bị lệ thuộc, và hỗ trợ cho chính quyền vi phạm quyền được biết của người dân, đồng thời che đậy những trường hợp người dân vô tội bị đối xử bất công.
Lấy những báo cáo giả mạo về dịch bệnh SARS của các đài truyền hình ở Trung Quốc làm ví dụ. Trong suốt Đại hội Đảng lần thứ 16, để đánh bóng cho những thành tích chính trị của Giang Trạch Dân, phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đã cố ý che đậy dịch bệnh SARS, khiến cho dịch bệnh lan rộng ra khắp đất nước. Nó là điều vô cùng quan trọng mà các phương tiện truyền thông cần nói lên sự thật, bởi vì nó liên hệ mật thiết tới sự an toàn của người dân. Đó là lý do tại sao trong một xã hội văn minh như nước Mỹ, phương tiện truyền thông nằm trong tay của dân chúng, và chính phủ không được phép có kênh truyền thông của riêng mình chứ chưa nói đến vi phạm quyền được nói lên sự thật của người dân. Các quan chức chính phủ cao cấp ở các nước phương Tây nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của phương tiện truyền thông và họ đều hành xử rất thận trọng.
Chính quyền bôi nhọ Pháp Luân Công thông qua nhiều hình thức truyền thông khác nhau để tạo nên những lời biện minh cho cuộc đàn áp và để bịt miệng các học viên Pháp Luân Công. Ở Trung Quốc, bất kỳ một hành động nào nói lên sự thật về Pháp Luân Công, thậm chí chỉ phát một vài tờ rơi, có thể dẫn đến việc bị bắt giữ, giam cầm, tra tấn hay thậm chí bị giết hại bất hợp pháp. Nếu việc giết hại người dân vô tội của chính quyền bị che đậy và bưng bít, thì họ có thể trở nên vô nguyên tắc hơn nữa trong việc đàn áp tất cả những gì mà họ không thích, và bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Dưới hoàn cảnh như vậy, các học viên Pháp Luân Công mạo hiểm mạng sống của mình để chèn vào các chương trình truyền thanh và truyền hình với các tài liệu giảng rõ sự thật. Họ khiến cho phương tiện truyền thông có thể một lần nói lên được sự thật và làm được việc làm chân chính nhất. Điều đó không chỉ bênh vực cho những quyền con người cơ bản của các học viên Pháp Luân Công và quyền tự do ngôn luận, mà còn bảo vệ quyền được biết của công chúng. Khi những sự lừa dối và tội ác của chính quyền được phơi bày ra ánh sáng, chúng sẽ bị loại trừ, và môi trường cho người dân Trung Quốc sẽ thay đổi tốt đẹp hơn.
3. Tất cả những thông tin được phát đi trong những lần chèn sóng vô tuyến đều là sự thật
Trong mỗi vụ việc bất ngờ làm gián đoạn sóng vô tuyến, chính phủ dán nhãn cho những nội dung chứa trong đó như là “nội dung Pháp Luân Công” và cho nó một không khí “tuyên truyền” để đánh lừa khán giả, và họ không bao giờ dám nói với người dân nội dung đó chính xác là gì, bởi vì nó nói cho mọi người sự thật đau lòng về việc chính quyền đã đàn áp Pháp Luân Công, lừa dối và ngăn chặn sự thật như thế nào.
4. Việc chèn sóng vô tuyến cũng cho những người đã tham gia cuộc bức hại một cơ hội được biết sự thật và dừng việc phạm tội ác lại
Trong hơn 11 năm đàn áp Pháp Luân Công, chế độ cộng sản và Phòng 610 của nó đã buộc các ban ngành chính phủ, các công ty, cơ quan và tổ chức văn hóa tham gia và giúp sức trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Những người bị lừa dối và không biết sự thật có thể đã tham gia vào cuộc bức hại và phạm những việc làm đáng tiếc. Họ đã hành động như những kẻ dã thú, và vào thời điểm đó họ cũng là nạn nhân của sự lừa gạt của chính quyền.
Các học viên Pháp Luân Công đã chọn nhiều biện pháp khác nhau (gồm cả việc chèn sóng truyền hình) để vạch trần và ngăn chặn những tội ác của chế độ cộng sản, và loại bỏ đi những tư tưởng xấu và thù hận mà chính phủ đã vu khống cho Pháp Luân Công, để giúp những người bị lừa dối đã tham gia vào cuộc đàn áp ngừng việc phạm tội ác lại, nhờ đó họ sẽ có một cơ hội để bù đắp cho những việc làm sai trái của mình.
Theo tôi, khi người dân biết được sự thật và không còn đi theo ĐCSTQ làm những việc sai trái nữa, thì cuộc bức hại sẽ đi đến kết thúc. Đó là lý do tại sao ĐCSTQ lại sợ hãi như vậy khi những học viên Pháp Luân Công giảng rõ sự thật.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/24/法轮功学员为什么要插播真相-232896.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/11/121884.html
Đăng ngày: 13- 04 – 2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.