Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-04-2021] Ông Vương Bình Thăng, một người đàn ông 65 tuổi ở thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông, bị bắt vào ngày 24 tháng 12 năm 2020. Cảnh sát không tiết lộ tung tích của ông cho mãi đến ba tháng sau đó. Gia đình ông gần đây xác nhận rằng ông Vương đã bị bắt giam vào ngày 9 tháng 3 năm 2021. Tại sao ông Vương lại bị đưa thẳng đến nhà tù? Rốt cuộc ông đã phạm tội gì?

Ông bị giam giữ bắt nguồn từ việc ông bị bắt vào đêm ngày 20 tháng 4 năm 2018, khi ông và hai người dân địa phương khác là ông Đổng Nguyệt Hiếu và ông Khương Thế Thắng, bị bắt khi đang phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại trong 22 năm qua.

Các nhân viên ở Đồn Công an Hải Thanh đã lục soát nơi ở của họ vào ngày hôm sau. Ông Khương bị giam tại trại tạm giam quận Hoàng Đảo ở thành phố Thanh Đảo, trong khi ông Vương và ông Đổng được cho tại ngoại sau khi trại tam giam từ chối tiếp nhận do sức khỏe yếu.

Ba học viên đã bị truy tố vào tháng 12 năm 2018. Họ bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Hoàng Đảo vào ngày 1 tháng 8 năm 2019. Ông Đổng đã rất yếu trước phiên xét xử và ông cần phải có người giúp đỡ để đến được phòng xử án. Ba ngày sau phiên xét xử, ông đột ngột bất tỉnh và phải nhập viện. Ông vẫn tiếp tục hôn mê sau ca phẫu thuật và đã qua đời vào ngày 7 tháng 9 năm 2019.

Vào tháng 11 năm 2019, ông Vương bị kết án bốn năm tù và ông Khương ba năm tù. Khi kết quả kiểm tra y tế cho thấy ông Vương đang bị bệnh nặng, nên tòa đồng ý cho ông tại ngoại mà không phải chấp hành thời gian thụ án.

Tuy nhiên một năm sau vào ngày 24 tháng 12 năm 2020, các nhân viên từ Đồn Công an Hải Thanh đã bắt ông Vương tại nhà và không tiết lộ với gia đình về nơi giam giữ của ông. Mãi đến ngày 26 tháng 3 năm 2021, họ mới nhận được thư từ Nhà tù tỉnh Sơn Đông, thông báo rằng ông Vương đã bị đưa đến nhà tù ở thành phố Tế Nam vào ngày 9 tháng 3.

Bị bắt vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

Ông Vương từng là nhân viên bán hàng tại Công ty thiết bị điện và cơ khí thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông bị bệnh mạch máu não nặng. Ông bị đau đầu nặng, huyết áp cao và mất trí nhớ nghiêm trọng. Chân trái của ông bị đau khiến ông đi lại rất khó khăn. Ông đã đi khám ở nhiều bệnh viện khác nhau nhưng không thuyên giảm chút nào.

Vào tháng 3 năm 1998 ông Vương đến một điểm luyện công Pháp Luân Công với ý định tập thử. Bệnh tật của ông đã biến mất một cách kỳ diệu sau khi ông xem xong các bài giảng trong chín ngày của Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công và ông Vương cùng gia đình quyết định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện của họ vào tháng 2 năm 2000. Họ bị bắt giữ tại Quảng trường Thiên An Môn và bị giam ở Bắc Kinh trong ba ngày.

Ông Vương sau đó được đưa trở lại Đồn Công an Nhân Dân Lộ ở thành phố Chư Thành. Một sĩ quan cảnh sát tên Tào Cẩm Huy đã đánh đập ông dã man trong khi thẩm vấn. Ông Vương buộc phải nộp khoản tiền bảo lãnh 5.000 nhân dân tệ trước khi được thả vào ngày thứ ba.

2010-9-26-featurephotos-64--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Đánh đập

Ông Vương không chịu bỏ cuộc. Vào tháng 5 năm 2000, ông quay trở lại Bắc Kinh để kháng cáo nhưng lại bị bắt giữ ngay tại cổng Cơ quan Quản lý Khiếu nại và Kiến nghị Công cộng Quốc gia. Ông bị giam bốn ngày ở Bắc Kinh trước khi bị đưa trở lại Chư Thành, cùng với các học viên Lưu Kim Diễm, Vương Túc Lan, Lý Túc Hương và Lưu Thục Hoa.

Vì các học viên đã cố luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công trong trại tạm giam ở Chư Thành, cảnh sát đã còng tay họ vào khung cửa sổ với chân không chạm đất. Sau đó, họ bắt các học viên duỗi thẳng tay với một cuốn sách trên đầu và sẽ tát và đá họ nếu họ dịch chuyển.

2004-7-10-kx-diaokao--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Bị còng tay vào khung cửa sổ với chân không chạm đất

Ông Vương bị giam một tháng và 5.000 tiền bảo lãnh ông trả lần trước đã bị tịch thu.

Thêm nhiều lần giam giữ vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công

Sau khi ông Vương được trả tự do, công ty đã giam ông thêm 40 ngày và đình chỉ lương của ông sau đó.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2000, ông Vương được đưa đến văn phòng trụ sở chính của công ty ông, và hai nhân viên đe dọa sẽ đánh ông đến chết. Ông Vương bị giam trong hai ngày.

Vài ngày sau vào tháng 10, nhân viên Đỗ từ công ty hỏi ông Vương xem ông có tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công không và ông Vương trả lời một cách chắc chắn: “Có.” Vì điều này, ông đã bị giam giữ trong một tháng.

Ông Vương lại bị bắt vào tháng 12 năm 2000. Ông bị đánh ngã xuống đất và bị khám xét cơ thể. Ông bị giam thêm một tháng và 37 nhân dân tệ tiền mặt ông có đã bị tịch thu.

Vào tháng 4 năm 2002 ông Vương tiếp tục bị bắt giữ vì đã phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Ông bị tạm giữ hình sự một tháng và được trả tự do vào ngày 26 tháng 5. Cùng năm đó, cảnh sát đã kết án ông ba năm tại Trại lao động cưỡng bức Xương Nhạc mà không tuân theo thủ tục pháp lý. Tuy nhiên do tình trạng sức khỏe yếu nên trại lao động đã từ chối tiếp nhận và ông đã được thả.

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2003 ông Vương lại bị bắt sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Ông lại bị giam trong một tháng. Ông đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại và được trả tự do vào ngày 20 tháng 11.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2004 ông Vương bị bắt và bị giam giữ hành chính 15 ngày vì tội phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công tại một quảng trường công cộng. Ông đã tuyệt thực một lần nữa và được thả 4 ngày sau đó.

Cảnh sát đã kết án ông tại một trại lao động khác sau vụ bắt giữ vào ngày 16 tháng 4 năm 2008. Ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn vào ngày 21 tháng 4 và được thả vào ngày 5 tháng 5, do tình trạng sức khỏe yếu của ông.

Chưa đầy hai năm sau, ông Vương lại bị bắt vào ngày 8 tháng 1 năm 2010. Cảnh sát còng tay ông vào một chiếc ghế kim loại và thẩm vấn ông. Đồng hồ và 40 nhân dân tệ tiền mặt của ông đã bị tịch thu. Ông đã bị giam giữ hình sự không xác định thời gian.

Vào ngày 15 tháng 9 năm 2015 ông Vương bị bắt và bị giam một tháng vì đã đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công.

Bài liên quan:

Ba cư dân tỉnh Sơn Đông bị xét xử vì kiên định đức tin của mình

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/11/423242.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/1/192126.html

Đăng ngày 30-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share