Bài viết của một học viên ở Hà Lan

[MINH HUỆ 28-03-2021] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp (cũng được gọi là Pháp Luân Công) vào năm 1999, các học viên Đại Pháp đã tổ chức các hoạt động ôn hòa trên khắp thế giới để nâng cao nhận thức và cứu người dân khỏi bị đầu độc bởi những lừa dối của ĐCSTQ.

Tôi may mắn có được cơ duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, môn pháp dạy người ta sống chiểu theo đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, và nhấn mạnh vào việc đề cao tâm tính, đạo đức. Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm gần đây của mình trong việc giảng chân tướng về cuộc đàn áp.

Gần đây, sau một lần học Pháp nhóm trên mạng internet, tôi cảm thấy một sự hối thúc cần làm tốt hơn trong việc giúp chúng sinh hiểu được Pháp Luân Đại Pháp và có lập trường phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ. Đã một thời gian rồi, chúng tôi cứ trì hoãn các hoạt động ở trung tâm thành phố Utrecht để xin chữ ký nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và chống lại nạn cưỡng bức thu hoạch tạng sống từ các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ. Thường thì những lý do chính và sự chần chừ của tôi là: “Trong thời buổi phong tỏa toàn thành phố thế này thì có quá ít người” hoặc “giờ đây có nhiều cách khác hiệu quả hơn để giảng chân tướng.”

Sau khi thảo luận với các học viên khác, tôi quyết định đến thị sát khu vực mà chúng tôi thường tổ chức các hoạt động. Ngạc nhiên thay, có khá nhiều người và tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội giảng chân tướng do việc cố thủ vào những “quan niệm người thường” của tôi.

Sư phụ giảng trong “Gửi Pháp hội Đài Loan 2020”:

“Khi giảng chân tướng không được đặt mình vào trong người thường, [hãy] sắp xếp vị trí của mình cho tốt, đừng bị cuốn nhập vào đó, thì mới thực hiện được tốt hơn.”

Tôi ngộ ra rằng chúng ta nên tiếp tục các hoạt động công cộng cho dù có những thách thức do đại dịch mang đến. Các học viên khác có cùng thể ngộ như vậy.

Tuần trước, chúng tôi nối lại các hoạt động. Khi tôi đi đến khu quảng trường, một ông lão đi xe mô tô ba bánh đã tiếp cận tôi, mỉm cười và nói rằng lâu rồi ông ấy không thấy chúng tôi. Tôi hoàn toàn đồng ý và trò chuyện với ông. Mặc dù tôi không thể nhớ ra ông lão này khi ông ấy chào tôi nhưng ông ấy luôn nhớ chúng tôi. Tôi nghĩ chắc hẳn đây là điểm hóa của Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) rằng các chúng sinh đều đang chờ đợi được biết chân tướng, và chúng tôi không nên bỏ lỡ bất cứ cơ hội quý báu nào để hoàn thành thệ ước của chúng tôi để trợ Sư cứu người!

Đề cao bản thân

Trong suốt hoạt động, tôi có được vài cơ hội để đề cao tâm tính. Một bà lão đã dừng lại để đọc thông tin trên bảng thông tin. Khi tôi cố gắng bắt chuyện với bà, bà lập tức đáp lại rằng bà không muốn nghe tôi nói bất cứ điều gì, và tiếp tục đọc.

Tôi cảm thấy có chút không thoải mái trong tâm và bắt đầu hướng nội xem tại sao mình lại gặp phải tình huống này, tại sao mình cảm thấy thế này và xem liệu có bất cứ điều gì sai từ phía mình chăng. Tôi nhận ra rằng tôi có ý định chứng thực bản thân do tự ngã của mình, chính điều này khiến tôi tiếp cận bà một cách thiếu kiên nhẫn. Chắc hẳn bà ấy cảm nhận được điều đó. Tôi bắt đầu để ý hơn về cách tiếp cận mọi người như thế nào với lòng từ bi và làm sao để cân nhắc đến người khác trước như Sư phụ yêu cầu đệ tử Đại Pháp chúng ta.

Qua quá trình hướng nội này, tôi cũng thấy mình có những ưa thích nhất định đối với ngoại hình của mọi người. Tôi bắt đầu tự hỏi bản thân rằng gốc rễ của những quan niệm này là từ đâu. Ngay sau khi những niệm đầu thấy cái gì đó hay ai đó “dễ thương” hoặc “hấp dẫn” bắt đầu nổi lên thì tôi nhận ra rằng kiểu thích hơn, ưa chuộng hơn này liên quan đến sắc dục và những ham muốn ích kỷ. Tôi tách bạch những chấp trước và niệm đầu này ra khỏi chân ngã của mình và phát chính niệm nhiều hơn để giải thể chúng.

Các bạn trẻ đề nghị giúp đỡ tôi sau khi tôi cân nhắc cho người khác trước

Trong quá trình giảng chân tướng, tôi dần cảm thấy mình bắt đầu tập trung hơn vào việc cân nhắc cho người khác trước, và cũng cảm thấy niệm đầu của tôi hướng về mọi người hơn. Khi nhìn quanh, tôi thấy ba bạn học sinh cấp hai đang ngồi gần tôi. Một trong số đó nói với tôi rằng họ sẽ ký thỉnh nguyện, nói rằng bản thân họ là người tốt. Tôi đáp lại: “Tôi trân trọng những người tốt.”

Sau đó, họ đi đến chiếc bàn và ký vào tờ thỉnh nguyện. Tôi đưa tặng họ hoa sen Pháp Luân Đại Pháp làm bằng giấy và giải thích cho họ về sự thuần khiết và phẩm chất tuyệt vời của hoa sen. Tôi nói với các bạn trẻ ấy về nguyên lý thiện ác hữu báo. Tôi cũng kể cho họ nghe về truyền thống Trung Quốc cổ đại tin rằng người tốt sẽ được Thần bảo hộ. Tất cả đều vui vẻ nhận hoa sen, và một bạn còn buộc ngay vào chùm chìa khóa của mình.

Các bạn trẻ mau chóng quay lại và hai trong số đó đã ngỏ lời giúp chúng tôi phát tài liệu. Mặc dù ban đầu tôi cảm thấy hơi dè dặt, nhưng tôi nghĩ đây có thể là cơ hội để họ làm điều tốt và tích đức. Tôi bảo rằng chúng tôi đang làm một điều rất nghiêm túc, và rằng sẽ rất tốt nếu họ có thể làm với sự tôn trọng và không đùa nghịch xung quanh. Các bạn trẻ đồng ý và bắt đầu tiếp cận mọi người và phát tài liệu.

Ngạc nhiên thay, các bạn trẻ đó có thể tiếp cận được nhiều người và hướng dẫn họ đến chiếc bàn của chúng tôi để ký thỉnh nguyện lên án cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Khi một bạn trẻ dẫn một người đến chiếc bàn, tôi nói với ông ấy rằng đây là mối quan hệ nhân duyên của họ và họ đều đồng ý.

Một trong ba bạn trẻ tên là Lieven. Lieven 14 tuổi, sinh sống và học tập ở Utrecht. Lieven cảm thấy việc người dân bị tra tấn và giết hại do tu luyện Pháp Luân Công là không thể chấp nhận được. Cậu nói rằng cậu có một thôi thúc muốn nói với mọi người và làm điều tốt nào đó. Khi tôi hỏi tại sao cậu cho rằng giúp chúng tôi là một việc tốt thì cậu trả lời rằng: “Việc cháu thu thập chữ ký thỉnh nguyện, và việc cuối cùng chính phủ nhận ra nhiều hơn nữa, có thể cứu được nhiều người, và những gia đình liên quan sẽ không phải chịu đau khổ nữa.”

Cậu cũng chia sẻ với tôi rằng cậu thấy âm nhạc của Pháp Luân Đại Pháp rất hay, và thích các động tác luyện công mà một học viên khác luyện cho mọi người xem, các động tác thật đẹp. Khi tôi hỏi cậu nghĩ thế nào về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, cậu trả lời rằng “Cháu thấy các nguyên lý đó rất quan trọng, đặc biệt là Nhẫn, có thể chấp nhận mọi người. Chân cũng thế, cần chân thành với mọi điều và không nói dối dù chỉ là những điều nhỏ nhặt.” Lieven cũng chia sẻ rằng cậu cũng sẽ bảo bạn bè và gia đình ký thỉnh nguyện.

Lần này, chúng tôi có thể giảng chân tướng cho nhiều người và thu thập một lượng lớn chữ ký. Mặc dù có rất nhiều các biện pháp hạn chế ở đó nhưng mọi người vẫn bày tỏ lòng biết ơn tới các hoạt động của chúng tôi và khá thân thiện với chúng tôi. Tôi thực sự thể nghiệm rằng mọi người đang đợi để được nghe chân tướng và rằng Sư phụ đã an bài rất nhiều những điểm hóa và sự khích lệ để nhắc nhở chúng tôi về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động ngoài công cộng ở địa phương thường hằng hơn.

Con muốn nhân cơ hội này cảm tạ Sư phụ từ bi vì sự khổ độ của Ngài! Tôi cũng muốn cảm ơn các bạn đồng tu vì những nỗ lực và lòng tốt của họ!

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.]


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/28/191615.html

Đăng ngày 28-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share