[MINH HUỆ 1-10-2006] Từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công ngày 20 tháng Bảy 1999, các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Sở Cảnh sát và các hệ thống Chính trị và Luật Pháp tại tỉnh Quảng Đông đã thi hành chính sách đó trong bảy năm qua. Vì quyền lợi cá nhân của họ và bất kể lương tâm, họ tiếp tục phạm nhiều điều xấu mà đi ngược với đạo trời.

Tổ Chức Điều tra cuộc Bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc (CIPFG) sẽ phơi bày các tội ác của ĐCSTQ cho thế giới. Những ai mà đã phạm các tội ác chống Pháp Luân Công sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt. Chúng tôi sẽ làm sáng tỏ sự thật của cuộc bức hại và giúp tất cả những người tốt bụng nhìn thấy xuyên thấu bản chất tà ác của ĐCSTQ và như vậy sẽ không bị gạt bởi tuyên truyền của nó.

Cô Li Huiping, 45, là một thành viên của Văn phòng Công an Quảng Đông Đội số 9. Cô trước đây bị bệnh tim và phổi. Nhưng sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào đầu năm 1996, các bệnh tật của cô đều biến mất và cô trở nên khoẻ mạnh hơn, cả tinh thần lẫn vật chất. Môi trường gia đình cô cũng trở nên hoà ái hơn.

Vào tháng Tám 1999, dưới sự bức hại tàn bạo của ĐCSTQ, dân biểu chính trị của Văn phòng Công an tại Văn phòng Công an Quảng Đông, dân biểu giám đốc Guo Tieying, và giám đốc Văn phòng Công an Quảng đông Sheng Jianfen họp nhau để bức hại các học viên bằng cách buộc họ tham gia các khoá tẩy não. Các học viên Cô Li Huiping, các ông Li Fangsong, Wu Chongbiao, Luo Hailing và Wang Quanhong đều bị tẩy não. Sau 20 ngày tra tấn tinh thần và thể chất, cô Li Huiping bị đột tử vào giữa tháng Chín. Cô là học viên đầu tiên bị bức hại đến chết tại tỉnh Quảng Đông. Nghe nói là Guo Tieying thường là mật thám và y là người chịu trách nhiệm cái chết của cô Li.

Ông Li Fangsong, khoảng 60 tuổi, là chồng của bà Li Huiping. Ông trước đây là giám đốc của Văn phòng Công an đội số 9, tỉnh Quảng Đông. Vào tháng sáu 2006, Ô. Li đi đến quảng trường Thiên An Môn để khiếu nại nhân danh Pháp Luân Công và tuyên bố, “Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại!” Kết quả, ông bị “giam bất hợp pháp.” Sau một tháng bị giam, ông Li sau đó bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bách Sanshui để bị bức hại hơn nữa. Trong thời gian đó, ông bị giám đốc của Văn phòng Công an tỉnh Liang Guoju và giám đốc của Văn phòng Công an Đội số 9, Guo Tieying, đuổi mất sở làm. Ông mất tất cả các quyền lợi. Vào tháng Bảy 2001, dưới áp lực to lớn, cha ông Li 90 tuổi nhảy từ tầng 2 xuống và bị thương trầm trọng. Không bao lâu ông chết trong đau khổ. Vì muốn làm một người Chân – Thiện – Nhẫn, Ông Li đã bị mất thân nhân và vẫn đang còn bị bức hại bởi ĐCSTQ.

Cô Xie Kunxiang, 54, là một nữ cảnh sát tại Sở Cảnh sát đường Xingang quận Haizhu, tỉnh Quảng Đông. Vào cuối năm 2000, cô đi Bắc Kinh để khiếu nại cho Pháp Luân Công và kết quả là bị mất việc. Cô cũng bị chồng buộc rời khỏi nhà, người chồng đã được khuyến khích bởi một nhân viên Phòng 610 quận Haizhu Wen Chunlan. Dù cô Xie sống một đời sống khó khăn, cô vẫn kiên trì tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 3 tháng Tám 2004, cô Xie bị người ta báo cáo với chính quyền khi cô đang phát tài liệu giảng rõ sự thật và bị bắt mang đến nhà tù quận Haizhu. Ngày 12 tháng tư 2005, cô bị kêu án đến 3 năm rưỡi bởi Toà án quận Haizhu. Các viên chức hành sự nơi đó là He Wencong và Wen Chunlan. Vào đầu 2006, cô bị cầm tù tại Nhà tù nữ Quảng Châu. Người lính canh ngục giả một tờ báo cáo y viện rằng cô Xie bị bệnh thần kinh, để bị chích những thứ thuốc lạ kỳ. Họ cũng ép cô lấy máu nhiều lần.

Vào tháng sáu 2006, cô bị giam tại trại lao động cưỡng bách Chatou và bị đối xử tàn nhẫn bao gồm đánh đập, bắt đứng dưới trời nắng cháy trong thời gian lâu, bị treo lên với hai tay còng sau lưng, khủng bố tinh thần, cấm ngủ, và bị ép ăn với nước và ớt cay. Kết quả là cô bị sút cân chỉ còn da và xương.

Cô Li Lan, vào khoảng 40 tuổi, là một nữ cảnh sát viên tại Công ty Guangshen, Sở Cảnh sát Dongzhan tại thành phố Quảng Châu. Sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô nhận được nhiều bằng khen vì cô công tác tốt. Sau ngày 20 tháng bảy 1999, cô Li bị sở Cảnh sát Dongzhan đuổi việc và bị tra tấn trong một trung tâm tẩy não vì cô kiên trì tu luyện. Vào đầu 2005, cô bị người ta báo cáo lại trong khi cô đang làm sáng tỏ sự thật với một người tại nơi sở làm trước của cô. Chồng của cô, dân biểu giám đốc Sở cảnh sát Dongzhan, bị liên hệ. Ông ta phải rời bỏ sở và ly dị với cô ta.

Ô. Li Yujiu, khoảng 60 tuổi, trước là Trưởng phòng Chữa cháy của Phân cục Công an Tianhe tại thành phố Quảng Châu. Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, ông làm việc siêng năng và lương thiện, và hiệu năng vượt bực. Ông cũng nhận được nhiều phần thưởng. Vào tháng bảy 2000, ông bị bắt buộc rời sở. Không có thu nhập, ông phải tuỳ thuộc vào sự giúp đỡ của bà con. Sau tháng Mười Một 2004, chính quyền Quận Tianhe chỉ phát ra 20, 000 yuan (nhân dân tệ) mỗi năm cho sinh hoạt và không có tiền trợ cấp cho thuốc men hoặc bảo hiểm. ĐCSTQ phủ nhận tiền hưu trí quan trọng cho ông Li như là một công chức. Li Xueguang, dân biểu giám đốc của Nhóm Vào/Ra của Nhánh Công an Tianhe, bức hại ông Li để được thăng chức. Ông bị đột tử vì một căn bệnh năm 2001.

Cô Lin Shan, hơn 30 tuổi, là một Thư ký Guangan Dasha của Đội Thanh niên của Văn phòng Công an tỉnh. Sau 20 tháng Bảy 1999, cô kiên trì tu luyện Pháp Luân Công và đi Bắc Kinh khiếu nại. Sau đó cô bị bắt bất hợp pháp, mang trở về thành phố Quảng Châu, và bị buộc thôi việc bởi Văn phòng Công an tỉnh.

Cô Zhao Ying, hơn 30, là một nhân viên của Văn phòng Công an Tỉnh. Cô đi khiếu nại cho Pháp Luân Công ngày 20 tháng bảy 1999, và bị mang trở về thành phố Quảng Châu. Văn phòng Công an Tỉnh buộc cô rời sở làm và tịch thu bất hợp pháp căn nhà của cô. Cha của cô Zhao già hơn 60 tuổi. Ông là giám đốc sở đã về hưu của Văn phòng Công an tỉnh. Ông cũng kiên trì tu luyện Pháp Luân Công sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Ông bị bức hại sau khi la lên “Pháp Luân Công vĩ đại” tại quảng trường Thiên an môn.

Cô Li Meiping, khoảng 40 tuổi, là một thẩm phán và là phó chủ tịch của Toà án quận Meijiang thành phố Meizhou. Cô đi khiếu nại cho Pháp Luân Công sau ngày 20 tháng Bảy 1999, và bị cầm tù hai lần. Ngày 31 tháng Mười Hai 1999, cô bị bắt và bị đưa đi Trại tù Qinghuang tại thành phố Meizhou vì cô tụ hợp các học viên thành phố Meizhou để tập công chung. Năm 2000, cô bị đưa đi Trại Lao động Cưỡng bách Sanshui cho ba năm lao động cưỡng bách. Ngày 14 tháng Mười Một 2004, cô lại bị bắt. Năm 2005, Viện Công tố quận Meijiang và Toà án thành phố Meizhou, tỉnh Quảng Đông, kêu án cô năm năm tù và giữ cô trong trại tù nữ Quảng Châu. Cô bị tra tấn tàn bạo như là cấm ngủ, bị treo lên, và đánh đập nghiêm trọng khiến cô bị lệch đĩa đệm và xương cột sống bị lồi ra.

Ông Xie Chunfeng, vào khoảng 20, là một thẩm phán của Toà án Trung cấp Shantou. Sau khi ông đi khiếu nại tại Bắc Kinh ngày 20 tháng bảy 1999, ông bị bắt và gửi đi bệnh viện Tâm thần Shantou để bức hại. Ông bị chích thuốc tâm thần với số lượng lớn khiến làm hư hại hệ thống lo lắng trung tâm, khiến mạng sống của ông bị nguy hiểm. Chỉ khi gia đình ông khám phá tình trạng của ông và phản đối những kẻ bức hại mới ngưng sự “chữa trị y khoa.” Sau đó ông bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bách Sanshui tại thành phố Quảng Đông cho hai năm lao động cưỡng bách. Từ 25 tháng ba đến 13 tháng chín 2003, ông Xie bị bức hại nghiêm trọng lần thứ 2 tại trại lao động. Ông không được phép ngủ, ngồi, đánh răng, rửa mặt, hoặc đi tắm trong một thời gian lâu. Ông cũng bị buộc ngồi xổm trong nhiều giờ khiến cho đôi chân ông bị sưng và ông không thể bước đi. Khi ông bị giam trong xà lim, lính canh chích điện ông với từ năm đến tám mười đến mười lăm ngàn volts trong hai giờ và hai lần mỗi ngày. Các viên chức trại lao động sắp đặt từ bốn đến tám tù nhân để đối phó với chỉ một học viên. Cơ thể và tinh thần ông Xie bị thương tổn nặng nề.

Cô Hao Biyun, khoảng 30 tuổi, là một thân nhân của viên chức Công an. Nhiều lần, cô bị bắt đi các khoá tẩy não trong Văn phòng Công an quận Haizhu, tỉnh Quảng Đông. Chồng của cô, một viên chức công an, bị buộc ly dị cô. Cô Hao không còn cách nào khác hơn là đi tìm sự bảo an nơi Tổ chức quốc tế tỵ nạn ngoại quốc.

Có hai viên chức cảnh sát khác, một từ một sở cảnh sát tại Zhuhai và một người khác từ một trại cầm tù tại Triều Châu. Họ cũng bị cầm tù tại Trại Lao động cưỡng bách Sanshui tỉnh Quảng Đông.

Chúng tôi khuyên những người mà vẫn còn bức hại các học viên : “Đừng để mất tất cả sự sáng suốt của chư vị và đừng lờ đi lương tâm của chư vị bằng cách nói rằng chư vị là đang ‘thi hành mệnh lệnh cấp trên.’”

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/10/1/139044.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/10/23/79225.html

Đăng ngày 22-11-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share