Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 09-05-2021] Trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm ghi dấu 22 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở ngoại ô New York đã tổ chức Hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Quận Cam năm 2021 vào ngày 8 tháng 5 vừa qua. Mười tám học viên đã chia sẻ về trải nghiệm trong việc để mọi người hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và loại bỏ chấp trước của bản thân.

7461bc2eeb3539e34c028d3383c6c0ab.jpg

Hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Quận Cam năm 2021 tổ chức vào ngày 8 tháng 5 vừa qua

1a10e38484b16195952b9fd5c8af9313.jpg

2abea1064c8d641389c68743a768e937.jpg

9a9653e9c37b82e7c84b7e2dee8a78b3.jpg

9f025343e9238838d39bde76586ce92f.jpg

2ffb42717a3c15f749d148c73e4d1819.jpg

dadbcd0f2eb2d6a137b0b68e770346a8.jpg

Các học viên chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong tu luyện cá nhân

Bé gái mười tuổi gọi điện thoại về Trung Quốc để giảng chân tướng

Từ năm 2019, cô bé mười tuổi Alina Trần, đã bắt đầu gọi điện thoại về Trung Quốc để giảng chân tướng và giúp mọi người thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cô bé đã chia sẻ về sự trưởng thành của bản thân trong quá trình đó.

Alina chia sẻ: “Lần đầu gọi điện cháu có đôi chút lo sợ. Nhưng sau khi cháu thực hiện nhiều cuộc gọi, tâm sợ hãi đã giảm đi. Khi cháu gọi, nhiều người cứ chỉ lắng nghe cháu mà không nói gì cả.”

“Một hôm, một thanh niên đang làm việc ở công ty đã trả lời điện thoại của cháu. Chú ấy nói: ‘Cháu gái, chú đang làm việc. Tất cả những điều cháu vừa nói chú đều biết cả. Cảm ơn cháu. Hãy chú ý an toàn!’ Sau khi kết thúc cuộc gọi, cháu nghĩ người thanh niên đó thật tốt.”

Alina kể rằng một lần, một người đàn ông trung niên đã trả lời cuộc điện thoại của cháu. “Cháu giảng chân tướng cho người đàn ông đó. Ông không nghe mà lại chửi rủa cháu. Sau khi người đàn ông đó gác máy, cháu cảm thấy rất buồn. Dì cháu nói rằng người đàn ông đó không tốt và ông đã cấp cho cháu rất nhiều đức. Nghe vậy, cháu bình tâm lại và tiếp tục gọi điện thoại cho mọi người.”

Nâng cao nhận thức trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York

Bà Ngô đã chia sẻ về việc bản thân đã vượt qua khó khăn như thế nào để tham gia giương biểu ngữ trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ.

Bà rời nhà lúc 5 giờ sáng và trở về lúc 4 giờ chiều. Trong suốt đại dịch virus corna, dịch vụ xe buýt công giảm bớt, nhưng bà vẫn cố gắng đến Lãnh sự quán Trung Quốc.

Bà nói rằng sau khi luyện các bài công pháp, phát chính niệm, và giương biểu ngữ trong hơn 6 tiếng đồng hồ trước lãnh sự quán, bà không đói cũng không mệt. Thay vào đó, mỗi lần đi, bà đều cảm thấy thật kỳ diệu. Bà tự xét lại ý niệm của bản thân và thấy rằng dù là làm gì, bà đều phải làm việc đó cho thật tốt. Bà cảm thấy Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đang khích lệ và gia trì cho bà.

Vào mùa đông, bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York, trời rất lạnh. Ban đầu, bà lo lắng rằng liệu mình có thể đứng bên ngoài trong nhiều giờ được không. Khi bà nhớ lại rằng các học viên khác đã đứng trước Lãnh sự quán Trung Quốc trong nhiều năm và cùng với sự khích lệ của các đồng tu, bà đã kiên định đến đó.

Buông bỏ chấp trước nghiện điện thoại thông minh

Feng Ming là học sinh trung học. Cậu nói rằng vào đầu tháng 3 năm 2020, các lớp học đều học trực tuyến do đại dịch. Trong khoảng bảy tháng (từ tháng ba đến tháng chín), cậu trở nên nghiện điện thoại di động. Như thể là chiếc điện thoại di động ấy bị dính vào tay cậu và hoàn toàn không có cách nào để bỏ nó ra.

Cậu nói rằng trong khi nghe các buổi học trực tuyến ở nhà, những đồ vật xung quanh cậu (đặc biệt là điện thoại) đã làm cậu xao nhãng và cậu khó có thể tập trung và nghe thầy cô giảng. Thay vào đó, cậu thường nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc lướt Internet. Tâm trí cậu đầy những suy nghĩ theo đuổi sự thoải mái vật chất.

Bảy tháng sau, trường học mở cửa trở lại. Sau khi quay lại trường học, Minh bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp và nhận ra rằng Đại Pháp là căn bản cho sự đề cao bản thân. Cậu đã cố gắng để loại bỏ chấp trước vào mạng xã hội và Internet.

Cậu chia sẻ: “Trải nghiệm này giúp cháu nhận ra rằng cháu cần đề cao tiêu chuẩn đạo đức dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cháu cần hành xử như một người tu luyện chân chính. Cháu cần chủ động nhận diện và loại bỏ các chấp trước. Chỉ bằng cách này mới có thể giúp những người xung quanh cháu.”

Hướng nội

Bà Đái cho biết tính cách bà thẳng thắn, nhưng bà đã không nhận ra rằng sau sự thẳng thắn đó có rất nhiều quan niệm người thường.

Bất cứ khi nào bà thấy thiếu sót ở người khác, bà liền trực tiếp chỉ ra cho họ với giọng đầy phàn nàn và thiếu kiên nhẫn. Sau đó, khi được các học viên khác nhắc nhở, bà hiểu rằng bà cần tuân theo các yêu cầu của Pháp.

Bà chia sẻ: “Thông qua việc hướng nội, tôi đã phát hiện ra mình có chấp trước vào tự ngã. Tôi đã nghĩ tôi đang giúp các học viên khác đề cao khi trực tiếp chỉ ra chấp trước của họ. Nếu họ không làm theo lời khuyên của tôi, tôi liền đổ lỗi và phàn nàn về họ. Điều đó không thiện.”

Bà nói rằng bà cũng nhận ra những chấp trước khác, như thiếu kiên nhẫn, quá khích, coi thường người khác, tật đố và tranh đấu.

Bà nói rằng, qua những mâu thuẫn, bà đã đề cao tâm tính của bản thân, trở nên cởi mở và khả năng nhẫn chịu cũng tốt hơn.

Thực sự đạt đến cảnh giới vị tha

Anh Larry Lý chia sẻ thể ngộ về việc làm thế nào để giải quyết những vấn đề tồn tại trong các hạng mục. Anh nói rằng các học viên tham gia vào các hạng mục để chứng thực Pháp không nên chỉ tu luyện bản thân từ phương diện tu luyện cá nhân. Anh nói, giải quyết các vấn đề theo góc độ đó cũng là một biểu hiện của đặc tính vị kỷ của cựu vũ trụ, thay vào đó, học viên nên nghĩ các vấn đề và đưa ra lựa chọn từ góc độ có ích cho sự phát triển của hạng mục.

Anh Lý nhận ra rằng chỉ có tu luyện vững chắc mới có thể thực sự đạt đến cảnh giới vị tha. Những chấp trước khác nhau có thể biểu lộ ở những cảnh giới khác nhau. Đôi lúc anh nghĩ: “Mình chưa đạt được đến tầng thứ đó và mình chưa đủ thiện. Sẽ tốt hơn nếu mình không chỉ ra vấn đề.” Nhưng sau đó anh nghĩ: “Sư phụ đã để mình thấy vấn đề đó, vì vậy mình có thể chỉ ra. Mình có trách nhiệm với hạng mục, chứ không phải để chứng thực bản thân. Ngay cả nếu mình không thiện đến thế, thì việc chỉ ra vấn đề cũng sẽ khởi tác dụng bởi niệm của mình là chính.”

Anh nói rằng trong quá trình tu luyện, anh liên tục đối mặt với mâu thuẫn và hướng nội. Dần dần anh nhận ra tất cả những khảo nghiệm này đã được Sư phụ an bài một cách trật tự. Việc cùng đưa một nhóm các học viên có độ tuổi khác nhau, kinh nghiệm sống khác nhau, lối tư duy khác nhau và tính cách khác nhau vào một hạng mục cũng là để tâm tính các học viên được cọ xát và phơi bày những chấp trước của họ.

Anh nói rằng nếu mỗi học viên có thể tận dụng những cơ hội này để tu tốt bản thân mình, thì người đó có thể trợ giúp hạng mục tốt hơn và cũng hoàn thành sứ mệnh với danh hiệu thần thánh là đệ tử Đại Pháp.

Anh Lý cho biết mỗi học viên đại diện cho một thể hệ vũ trụ của chính mình và rằng có lẽ tính cách của mỗi học viên đại diện cho đặc điểm của thể hệ đó. Anh nói rằng mọi người đều có tính cách giống nhau là điều không thể, vì vậy những mâu thuẫn và thiếu sót mà chúng ta gặp phải trong quá trình tu luyện giúp chúng ta đề cao và mỗi người cần phải từ bi với người khác.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/9/424446.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/11/192433.html

Đăng ngày 15-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share