Bài viết của Vương Anh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-04-2021] Ngày 23 tháng 4 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một lễ mít-tinh và thắp nến trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng nhớ cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, 22 năm về trước.

77fa8b78f88ee075a45d2ba7ba150474.jpge9c9791575a3a688e87dc89ff11f13c4.jpg86b3a3191a3abec5481b5ac21ef4b853.jpgb3e92d1940310dbf9b953558b94fe43f.jpg0f2f73a4773535eac97884a91c2cbf24.jpg

Các học viên tổ chức một lễ mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco để tưởng nhớ cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên đã tụ họp ôn hòa gần Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh. Họ kiến ​​nghị chính phủ trả tự do cho các đồng tu bị bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân, một thành phố ở phía Đông cách Bắc Kinh khoảng 100km. Họ cũng yêu cầu có một môi trường an định để thực hành đức tin của họ.

Trong thời gian thỉnh nguyện kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ, phong thái điềm đạm và tử tế của họ đã tạo nên một điều chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc – hàng chục nghìn người tham gia thỉnh nguyện mà không có bạo lực và nói chuyện ôn hòa với chính quyền. Sự kiện này cũng đã được các kênh truyền thông quốc tế đưa tin.

172be30360bd0c8a9d7569d07fb7ad0e.jpg

Bà Trần Gia Kỳ tham gia thỉnh nguyện tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Bà Trần Gia Kỳ, làm việc tại Bắc Kinh, là một trong những người tham gia thỉnh nguyện. Bà cho biết bà và chồng đã quyết định đến Văn phòng Kháng cáo sau khi biết các học viên ở Thiên Tân bị bắt giữ. Khi đến Văn phòng Kháng cáo vào sáng ngày 25 tháng 4, họ nhận thấy một số học viên đã có mặt ở đó. Bà đứng cùng họ trên vỉa hè đối diện Văn phòng Kháng cáo.

Bà nói, “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Những người bị bắt giữ không vi phạm bất kỳ luật pháp nào và phải được trả tự do. Vài giờ sau, chúng tôi được thông báo rằng sự việc đã được giải quyết và mọi người có thể về nhà. Bởi vậy, chúng tôi đã rời đi.”

Chồng bà, ông Lý Miện Thanh, cũng có mặt ở đó. Ông cho biết những người tham gia thỉnh nguyện đều ôn hòa, không hò hét hay hô bất kỳ khẩu hiệu nào. Một Pháp Luân khổng lồ đã xuất hiện trên bầu trời. Nhiều người, kể cả cảnh sát, đã nhìn thấy điều đó và rất ngạc nhiên.

Ông Lý cho biết, “Lúc đó vợ chồng tôi mới tu luyện chưa được bao lâu, nhưng chúng tôi biết Pháp Luân Đại Pháp rất tốt và mang lại lợi ích cho xã hội – chúng tôi không hiểu tại sao các học viên lại bị bắt giữ. Một số học viên đã khuyên chúng tôi đến Văn phòng Kháng cáo Trung ương để thỉnh nguyện và giải thích tình hình. Chúng tôi biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt và dạy mọi người hướng thiện. Chúng tôi đã yêu cầu được phép thực hành đức tin mà không bị sách nhiễu.”

Cô Hoa Úy Quần, lúc đó đang làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài ở Bắc Kinh, đã quyết định tham gia thỉnh nguyện sau khi biết các đồng tu đã bị đánh đập và bắt giữ tại Thiên Tân.

Cô cho biết, “Chúng tôi nghe nói rằng một học viên lớn tuổi đã bị cảnh sát Thiên Tân đánh và kéo lê trên mặt đất. Điều đó rất nghiêm trọng.

“Tôi nghĩ mình nên đến văn phòng kháng cáo. Pháp Luân Đại Pháp rất tốt cho việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Khi một tạp chí ở Thiên Tân đăng một bài phỉ báng Đại Pháp, tôi biết điều đó là sai. Tôi nghĩ rằng chính phủ đã hiểu lầm chúng tôi. Tôi muốn nói cho các quan chức chính phủ biết tình hình thực tế.”

Cô hồi tưởng, “Khi đứng trên đường Phủ Hữu, tôi thấy mọi người đều im lặng — không một ai trò chuyện. Một số người đọc Chuyển Pháp Luân trong khi những người khác luyện công. Hầu hết chúng tôi chỉ đứng yên mà không làm gì cả.”

Đến tối, các học viên được thông báo rằng vấn đề đã được giải quyết. Cô Hoa nói, “Khi chuẩn bị rời đi, chúng tôi đã nhặt hết rác dưới chân, khiến khu vực này trở nên hoàn toàn sạch sẽ.”

Nhớ lại sự kiện hôm đó, cô Hoa cho biết, “Cảm tưởng mạnh mẽ khi đó là cuộc thỉnh nguyện đã diễn ra trong không khí vô cùng hòa ái và yên bình. Ngay khi biết vấn đề đã được giải quyết, mọi người đã lập tức rời đi.”

Ông Tô bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1993. Sau khi cuộc thỉnh nguyện kết thúc ông mới biết đến sự kiện này. Ông nói nếu biết chắc chắn ông sẽ tham gia. “Giống như tôi, một số học viên có lẽ đã không nghe nói đến cuộc thỉnh nguyện. Nếu không, đã có hơn 10.000 học viên đứng bên ngoài Văn phòng Kháng cáo ngày hôm đó.“

Ông cho biết, đến năm 1999, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền ra công chúng trong bảy năm và mỗi người dân ở Trung Quốc đều có quan điểm tích cực về môn tu luyện này. Nhưng bài viết đăng trên tạp chí Thiên Tân đã phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp, và các học viên cảm thấy họ cần phải lên tiếng để bảo vệ đức tin của mình, “Bởi vì tất cả chúng tôi đều được thụ ích từ việc tu luyện. Sức khỏe và tiêu chuẩn đạo đức của chúng tôi đều được nâng cao.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/24/423761.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/25/192023.html

Đăng ngày 01-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share