Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại New Zealand

[MINH HUỆ 16-04-2021] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Wellington, New Zealand đã tổ chức mít-tinh và diễu hành hôm 13 tháng 4 vừa qua để tưởng niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh trước khi cuộc bức hại đối với môn tu luyện bắt đầu cách đây 22 năm.

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, là một hệ thống thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Khi Pháp Luân Đại Pháp ngày càng trở nên phổ biến, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu đàn áp phong trào này, dẫn đến việc một nhóm các học viên ở Thiên Tân bị bắt giữ. Hôm sau, ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã tập trung một cách ôn hòa ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Ba tháng sau, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại trên toàn quốc.

Hàng năm, các học viên ở New Zealand và nhiều quốc gia khác đều tổ chức các sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo của ĐCSTQ. Cuộc diễu hành hôm 13 tháng 4 năm 2021 bắt đầu tại Phố Cuba ở trung tâm thành phố và dẫn đầu đoàn diễu hành là Đoàn nhạc Tian Guo. Mặc cho gió và thỉnh thoảng có mưa phùn, nhiều người đã dừng chân để xem và nhận tài liệu. Một luật sư đã quay video đoàn diễu hành và chia sẻ đoạn video này với bạn bè của mình.

1bd59361bf63b236307d6aed49d5f288.jpg

9658c54bfb0611b642fab46afb9a7fcb.jpg

71a5f4c2a09e12b0a07c8810b9d6c323.jpg

4848c43b3f795f5164451a14b7920a1d.jpg

d839239d9de3fd0e9a05cac8ae74ca82.jpg

a597579cf39369ead25e592a5de1f4bb.jpg

Các học viên tổ chức diễu hành tại trung tâm thành phố Wellington vào ngày 13 tháng 4 năm 2021 để trang nghiêm tưởng niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh cách đây 22 năm

Đoàn diễu hành đã kết thúc cùng buổi mít-tinh tại tòa nhà quốc hội. Một số học viên đã phát biểu và miêu tả việc họ đã bị ngược đãi như thế nào ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. Những nhà ủng hộ nhân quyền cũng phát biểu tại buổi mít-tinh và kêu gọi chấm dứt các hành động tàn bạo.

51adccbdbdded482ca6e3db445ff342c.jpg

Mọi người ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Nói “không” với thu hoạch nội tạng

Bà Margo Macvicar, đại diện của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC), đã nói về tổ chức của mình. Với thành viên gồm các luật sư, học giả, nhà đạo đức học, chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu và những người ủng hộ nhân quyền, ETAC nỗ lực nhằm chấm dứt tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Trong bài phát biểu của mình, bà Macvicar đã nói về những nỗ lực của các quốc gia nhằm chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng, cùng những hành động của chính phủ New Zealand. Bà cho biết vấn đề này không chỉ về Trung Quốc – mà là về những tội ác phản nhân loại và nó cần phải được giải quyết.

eaad3674fa2d822eee342fa4b9428fb9.jpg

Bà Margo Macvicar từ Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quóc (ETAC) phát biểu tại sự kiện

Vào đầu tháng 3, một nhóm lưỡng đảng gồm các luật sư Hoa Kỳ ở Hạ viện và Thượng viện đã đưa ra đạo luật đầu tiên, đạo luật H.R.159, để chống lại hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn nhắm vào các nhóm tôn giáo và các nhóm thiểu số. Nếu được thông qua, Đạo luật Ngăn chặn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng sẽ buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho những “hành động tàn bạo vô nhân đạo” này. Cụ thể hơn, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có quyền từ chối hoặc thu hồi hộ chiếu đối với những cá nhân liên quan đến việc mua những nội tạng như vậy.

Bà Macvicar hy vọng đạo luật sẽ được thông qua để ngăn cản việc du lịch ghép tạng, lên án việc hành quyết ngoài pháp luật đối với các tù nhân đặc biệt là tù nhân lương tâm để lấy nội tạng của họ và ngăn cấm không cho các cá nhân tham gia hoạt động thu hoạch nội tạng được nhập cảnh. Các biện pháp tương tự đã được áp dụng ở Israel, Đài Loan và Tây Ban Nha. Ngoài ra, năm 2018, Hội đồng Châu Âu đã thông qua một hiệp ước chống buôn bán nội tạng người.

Bà Macvicar chỉ ra rằng điều quan trọng đối với một quốc gia là cần đứng trên lập trường đạo đức. Điều này bao gồm cả việc phản đối những chế độ mà giết hại người dân nước mình một cách không kiêng nể gì. Bà cho hay: “Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên chưa từng có. Điều này đồng nghĩa rằng chúng ta cần chống lại cái ác cho dù nó có xuất hiện dưới hình nào đi nữa.”

Những người ủng hộ chính nghĩa sẽ đắc phúc báo

Triển lãm chống tra tấn trên Phố Cuba đã thu hút sự chú ý của người dân. Cô Joclyne Waaka, một cư dân địa phương, cho biết cô cảm thấy đau lòng khi chứng kiến sự tàn bạo này. “Làm sao một chính quyền lại có thể đối xử tàn nhẫn với người dân của mình như vậy chứ”, cô rưng rưng hỏi.

Cô Joclyne cho biết người dân Trung Quốc đã phải chịu đựng cực lớn và cô sẽ cầu nguyện cho họ. Cô cũng cảm ơn các học viên về thông tin này và nói rằng nó rất quan trọng. Cô cho biết trước đó cô đã nghe nói về cuộc bức hại nhưng đây là lần đầu tiên cô tìm hiểu một cách chi tiết. Cô nói thêm: “Nếu điều này không khiến mọi người chấn động thì có lẽ không điều gì có thể khiến họ rung động được nữa”.

Cô Joclyne nói rằng tất cả những người ủng hộ nguyên lý của họ sẽ đắc phúc báo: “Tôi tự hào về họ – về sự can đảm, ngay chính và cao cả của họ”, cô nói.

Cô nói rằng những gì chính phủ New Zealand đã làm đến nay là không đủ. Cô cho rằng đó có thể là do New Zealand là một nước nhỏ – nhưng cô chỉ ra rằng các quốc gia như Úc cũng đã bước ra. Nhiều quốc gia khác cũng đã hợp lực và hối thúc ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại.

Các giá trị phổ quát

Cô Skye Reearna làm việc ở một cửa hàng trên Phố Cuba và có khoảng 10.000 người bạn trên mạng xã hội. Sau khi trò chuyện với một học viên về cuộc bức hại, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, cô đã xúc động đến rơi lệ. Cô nói rằng ĐCSTQ đúng là điên cuồng mất rồi và những gì mà các học viên ở Trung Quốc phải chịu đựng là không thể hình dung nổi. Cô nói: “Những bức tranh này (tiết lộ về tra tấn) thật gây sốc và các bạn cần nói cho nhiều người hơn nữa về điều này.” “Những việc này (do ĐCSTQ làm) thực sự ghê tởm”.

c410cc73723d5dc4b41a197a051ad955.jpg

Cô Skye Reearna nói rằng thảm kịch ở Trung Quốc khiến cô rơi lệ

Cô Reearna cho biết cô thấy các học viên ngồi tọa thiền trước khi sự kiện bắt đầu và cô đã quay video họ và chia sẻ cùng bạn bè mình trên mạng xã hội. Cô ca ngợi các học viên vì màn trình diễn các bài công pháp của họ và nỗ lực phơi bày sự tàn bạo ở Trung Quốc. Cô nói: “Tôi có thể thấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn qua hành xử của họ. Nếu tất cả chúng ta đều làm như vậy – tự mình làm tốt và khuyên người khác trở nên tốt, thì xã hội của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều.”

Chế độ toàn trị nào thì rồi cũng bị diệt vong

Một phụ nữ làm việc ở một đại sứ quán xúc động trước triển lãm chống tra tấn. Trích lời của Albert Einstein, cô nói: “Thế giới là một nơi nguy hiểm để sống; không phải vì những người xấu xa mà vì những người khoanh tay đứng nhìn.” Cô chỉ ra rằng đó là lý do vì sao sau Thế chiến thứ II, luật pháp đã được thực thi nhằm ngăn chặn thảm họa Holocaust lặp lại.

Cô nói: “Nhưng những gì ĐCSTQ đang làm cho thấy điều đó là không đủ. Hơn nữa, thông tin thu thập được bởi phương tiện truyền thông độc lập và các hình ảnh vệ tinh cho thấy các trại tập trung ở Trung Quốc rất giống như vậy. Điều này thật kinh hoàng.” Cô nói rằng cô cảm thấy như thể “tim mình vỡ vụn”.

Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống thiền định ôn hòa bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc cổ xưa, nên cô không thể hiểu được tại sao ĐCSTQ lại bức hại các học viên. Cô nói: “Chính quyền ĐCSTQ muốn kiểm soát người dân, nhưng nó sẽ không bao giờ thành công, bởi vì chế độ toàn trị nào thì rồi cũng đều bị diệt vong”.

Vượt quá cả vấn đề nhân quyền

0b77a7434b8ee6a52521eba19f5d223e.jpg

Bà Candy nói rằng Pháp Luân Đại Pháp rất truyền cảm hứng và bà muốn học các bài công pháp

Bà Candy nhập cư từ Singapore cách đây 15 năm và bà phục vụ trong hải quân. Bà bị cuốn hút bởi các bài công pháp nhẹ nhàng của Pháp Luân Đại Pháp và muốn học các bài công pháp. Bà cảm thấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn thật tuyệt vời bởi môn tu luyện giúp con người trở nên tốt hơn. Ở Trung Quốc không hề có tự do, vì thế những gì các học viên làm vô cùng ý nghĩa. Tôi nghĩ điều đó không chỉ về vấn đề nhân quyền. Đúng hơn, nó liên quan đến tự do, đến tương lai của chúng ta và đến các thế hệ trẻ.“

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/16/423432.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/19/191942.html

Đăng ngày 23-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share