Bài viết của các học viên ở Bulgaria
[MINH HUỆ 30-04-2020] Có khá ít người bên ngoài Trung Quốc biết được ý nghĩa của ngày 25 tháng 4 năm 1999, ngoại trừ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đó là ngày diễn ra cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, thực tế trái ngược hoàn toàn với sự kiện bạo lực trên “Quảng trường Thiên An Môn” ngày 4 tháng 6 năm 1989, khi cảnh sát đè bẹp cuộc biểu tình của các học sinh, sinh viên nhằm chấm dứt sự áp bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người dân nước này.
Bức ảnh lưu lại cuộc kháng nghị ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh của các học viên Pháp Luân Đại Pháp
Vào ngày 25 tháng 4 cách đây 21 năm, gần 10.000 học viên của môn tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã hội tụ trước Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để kháng nghị ôn hòa yêu cầu được quyền tự do thực hành tín ngưỡng mà không phải lo sợ. Họ không mang theo băng rôn, biểu ngữ cũng như không hề có tiếng la hét nào cả. Thay vào đó, họ lặng lẽ đứng luyện công hoặc đọc sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của pháp môn này.
Người từ mọi thành phần xã hội như học sinh, giáo viên, nông dân, và những người lao động đã đến thỉnh nguyện cho nhân quyền của mình. Họ đứng thành hàng dài như vô tận. Nhiều gia đình còn mang theo cả trẻ em. Sau đó, Thủ tướng của Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Chu Dung Cơ, vốn là người ủng hộ cho việc cải cách kinh tế và chính trị, đã đồng ý gặp mặt học viên. Ông đã mời một số học viên vào để thảo luận về các yêu cầu của họ. Cuộc gặp mặt diễn ra ngắn gọn, và thông điệp của các học viên cũng vậy:
“Thả các học viên đang bị giam giữ phi pháp và để chúng tôi được tự do quảng bá sách Chuyển Pháp Luân”
(Sách Chuyển Pháp Luân hiện đang bị cấm ở Trung Quốc và Nga)
Sau đó vài giờ các học viên ở Thiên Tân đã được thả ra, và cuối ngày hôm đó những người kháng nghị đã nhận được cam kết rằng họ được tự do quảng bá cuốn Chuyển Pháp Luân. Tất cả các học viên đã bình yên trở về nhà, họ còn dọn sạch hết rác, kể cả các đầu mẩu thuốc lá của cảnh sát.
Thật không may, chỉ ba tháng sau, niềm hân hoan này đã bị bao phủ bởi các sự kiện nghiệt ngã khi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp được phát động, và tiếp theo sau là sự đàn áp tàn bạo trong hàng thập kỷ. Cuộc thỉnh nguyện 25 tháng 4 đã trở thành một phần trong những nỗ lực không ngừng giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới của các học viên. Những nỗ lực này được bắt đầu với dân chúng và người qua đường ở khắp các thành phố và làng mạc tại 114 quốc gia nơi Pháp Luân Đại Pháp được tự do thực hành, tất cả cùng hướng tới các quan chức chính phủ, trong đó có tổng thống Bulgaria, Rumen Radev và tổng thống Mỹ, Donald Trump.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp Bulgaria trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Sofia, Bulgaria, ngày 25 tháng 4 năm 2019
Hàng năm, cứ đến ngày 25 tháng 4, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgaria đều tổ chức một buổi thỉnh nguyện ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Sofia để nhắc nhở các quan chức Trung Quốc rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và cuộc bức hại là bất công và phi pháp. Đây là năm đầu tiên cuộc thỉnh nguyện như vậy không được diễn ra do đại dịch virus Vũ Hán (COVID-19).
Thay vào đó, các học viên đã quyết định hỏi một số đồng tu người Bulgaria về ý nghĩa của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 đối với họ:
Alexandra, ở Sofia:
Từ khi bước vào tu luyện, năm nào tôi cũng tham dự buổi kháng nghị ôn hòa ngày 25 tháng 4 cùng các học viên khác. Tất cả chúng tôi tụ họp trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Sofia. Chúng tôi âm thầm thể hiện sức mạnh nội tâm của mình và tự hào với những biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.”
Ngày nay, khi những tội ác và tuyên truyền vu khống của chính quyền cộng sản Trung Quốc đã bị phơi bày, thế giới đã biết về chúng, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục kháng nghị vì hòa bình và công lý.
Tôi tin rằng người tốt trên thế giới sẽ ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi tin rằng chính rồi sẽ thắng tà.
Ivelina, ở Dobrich:
Với tôi, sự kiện ngày 25 tháng 4 là một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vì nhân quyền. Nhưng nó cũng cho thấy sự tàn bạo, coi thường pháp luật và nhân quyền của ĐCSTQ. Thật không may, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này lại biến thành một cuộc diệt chủng. Tại sao virus Trung Cộng lại phát xuất từ Trung Quốc? Tại sao Trung Quốc lại im lặng về tất cả những nạn nhân vô tội của nó từ năm 1989? Tôi đang nói về những học sinh, sinh viên, giáo viên, luật sư nhân quyền, nhà báo, nhà văn Trung Quốc và cả nước ngoài, các nhà trí thức, cùng các công dân tuân thủ pháp luật. Tại sao Trung Quốc lại im lặng về cuộc bức hại đã kéo dài suốt 21 năm qua đối với pháp môn thiền định Pháp Luân Đại Pháp, những người sống chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ? Sự thật đã được phơi bày và thế giới đang thức tỉnh trước sự tà ác của ĐCSTQ.
Georgi, ở Kavarna:
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, gần 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện tới chính phủ của mình. Không cần nhân viên an ninh, vị Thủ tướng của Trung Quốc thời bấy giờ đã đích thân đến gặp và nói chuyện cùng các học viên và cam kết rằng từ ngày hôm đó trở đi, họ có thể thực hành tín ngưỡng của mình và chính phủ sẽ không ngăn cản việc họ tu luyện nữa.
Với tôi, điều này cho thấy ngay cả ở một quốc gia chuyên chế như Trung Quốc, cũng không thể bảo vệ quyền lợi của bạn một cách nghiêm túc được.
Nó cũng cho thấy với những ý định là chính đáng, thì mục tiêu của nó sẽ có thể đạt được.
Vladimir, ở Sofia:
Với tôi, ngày 25 tháng 4 năm 1999 là biểu tượng cho tấm lòng của những người muốn tu luyện. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này cho thấy sự từ bi của các học viên và lòng dung nhẫn của họ khi đối đãi với sự bất công. Đến nay, các học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn tiếp tục phơi bày sự tàn ác cũng như bản chất lưu manh của ĐCSTQ, họ vẫn đang làm điều đó một cách bền bỉ và ôn hòa.
Dessi, ở Sofia:
Với tôi, ngày 25 tháng 4 là ngày ngập tràn cảm xúc. Tôi cố hình dung những gì mà các học viên ở Trung Quốc khi ấy đã cảm nhận. Trước tiên, có lẽ sẽ là bị sốc trước thông tin về vụ bắt giữ: “Tại sao? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Chúng ta đều đang tu luyện mà, điều gì đã thay đổi vậy?”
Tiếp đó có thể là nỗi sợ hãi, sợ hãi cho sự an toàn của bản thân họ. Rồi đến nỗi đau xót cho những học viên bị bắt giữ. Và rồi, là niềm hy vọng: hy vọng rằng tất cả chỉ là một sự nhầm lẫn to lớn, một sai lầm có thể được sửa chữa nếu sự thật được giải thích một cách hợp lý. “Đi đôi” với hy vọng và niềm tin bất diệt vào Pháp Luân Công, 10.000 học viên đã tới Bắc Kinh để chứng minh cho chính phủ thấy rằng Pháp Luân Công là tốt. Với những trái tim thuần khiết họ kháng nghị tới các quan chức hãy chính lại sự nhầm lẫn đó và thả những học viên đang bị giam giữ ra. Và họ đã thành công … chỉ trong ba tháng ngắn ngủi, cho tới ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi cuộc bức hại bắt đầu.
Cuộc bức hại vô lý này đã kéo dài 21 năm rồi. Nhưng chính luôn thắng tà dù phải mất cả một thời gian dài. Tôi tin rằng ngày đó đang cận kề rồi!
Kerka, ở Chirpan:
Ngày đó có ý nghĩa đối với cá nhân tôi: Một công dân chân chính và có trách nhiệm nên xử lý việc anh ta bị vi phạm nhân quyền như thế nào; chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là cơ hội để duy trì giá trị truyền thống; đứng lên vì lẽ phải để được sống theo đức tin và tín ngưỡng của mình một cách tự do và nhân đạo; và chủ yếu là sẽ tiếp tục làm những gì mình tin đó là ý nghĩa của cuộc sống – chiểu theo Pháp của vũ trụ và quay trở về với ngôi nhà vĩnh hằng của chúng ta trên thiên thượng.
Delcho, ở Plovdiv:
Khi ngày này đến, một bức họa của “Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” đã hiện lên trong tâm trí tôi. Câu chuyện đằng sau bức tranh kể về một phụ nữ trẻ là một trong số 35 học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã đến kháng nghị ôn hòa bằng cách tọa thiền trên Quảng trường Thiên An Môn ủng hộ cho các học viên đang bị bức hại ở Trung Quốc. Người phụ nữ này đã bị đánh đập và bắt giữ. Nhưng thay vì sợ hãi, cô đã hát suốt đêm thâu trước mặt các cảnh sát khiến họ sửng sốt.
Bên trái là bức tranh về người học viên nước ngoài bị bắt giữ đang hát cho cảnh sát nghe
Bức họa này cho thấy đức tin vào nguyên lý tối thượng Chân-Thiện-Nhẫn đã chiến thắng nỗi sợ hãi bị bức hại, tra tấn và giúp họ can đảm và kiên định giữ vững đức tin. Việc tưởng nhớ lại ngày này đã thôi thúc tôi không được quên rằng quãng thời gian này đáng trân quý nhường nào khi chúng ta có thể tự do tu luyện, không giống như các đồng tu ở Trung Quốc. Tôi muốn gửi một thông điệp tới tất cả mọi người rằng hãy trân trọng tự do tín ngưỡng mà chúng ta đang có ở Bulgaria, hãy đồng cảm với những ai không may mắn, những người không có được môi trường tốt đẹp như chúng ta.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/30/184274.html
Đăng ngày 04-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.