Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-02-2021] Khi trang web Minh Huệ đưa thêm “mức độ quan tâm” vào các mục “Điểm bài chia sẻ,” “Bài nổi bật trong tuần” và “Bài nổi bật trong tháng,” tôi đã không chú ý nhiều đến số lượt xem của mỗi bài viết. Tôi chỉ tải về các bài chia sẻ. (Ghi chú của biên tập viên: “Mức độ quan tâm” nói tới mức độ chú ý mà một bài viết thu hút được, bởi vì với trang web Minh Huệ, khó để thu thập dữ liệu về số lần thực sự một bài viết được đọc hay chia sẻ, ví dụ như, có bao nhiêu học viên đã đọc một bài báo sau khi các học viên ở Trung Quốc Đại lục đã tải xuống bài viết đó, và tần suất nó được chia sẻ trên các trang web bên ngoài Trung Quốc hay trên các blog hoặc trên chính các nền tảng truyền thông xã hội của các học viên.)

Dần dần tôi trở nên quan tâm hơn đến số lượt theo dõi và bắt đầu so sánh chất lượng các bài đăng dựa trên số lượt gắn cờ chú ý. Tôi cảm thấy không công bằng khi một số bài đăng được viết rất tốt nhưng lại có chỉ số thấp hơn một số bài viết kém nhưng lại có tiêu đề hấp dẫn độc giả.

Tôi đã không chia sẻ quan điểm của mình với bất kỳ học viên nào và tôi không đếm xem các bài viết của mình nhận được bao nhiêu sự chú ý, vì vậy tôi không nghĩ rằng mình có bất kỳ vấn đề nào về tâm tính.

Vài ngày trước, trong lúc học Pháp, đột nhiên một hàng chữ đập vào mắt tôi, khiến tôi khẽ động tâm và phải xem lại cái tâm này của mình.

Sư phụ giảng:

“Tuyệt đối không thể trong tu luyện Đại Pháp mà sản sinh tâm chấp trước, chỉ có thể để chư vị loại bỏ tâm chấp trước.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand 1999)

Rất lâu trước đây khi tôi bắt đầu gửi các bài viết tới trang web Minh Huệ, tôi chỉ quan tâm đến việc các bài viết này có được đăng hay không. Khi nhiều bài viết của tôi được chấp nhận và được đăng, tôi bắt đầu quan tâm xem liệu chúng có được đưa vào Tuần báo Minh Huệ không vì chúng có thể được nhiều học viên đọc hơn; một số bài viết cũng được chuyển thành podcasts.

Khi hai trong số các bài viết của tôi xuất hiện trong mục “Bài nổi bật trong tuần” hay “Bài nổi bật trong tháng,” tự ngã của tôi bắt đầu trỗi dậy, trong lòng tôi lại còn có chút lâng lâng tự mãn.

Khi “mức độ quan tâm” mà một bài viết nhận được lần đầu xuất hiện trong hai danh mục nổi bật, tôi đã không hiểu chúng một cách đúng đắn và nghĩ chúng là con số lượt xem. Tôi thậm chí còn tự hỏi liệu có bao nhiêu người sẽ xem hai bài viết của tôi nếu chúng được đăng lại dịp này.

Qua tất cả những việc này, tôi nhận ra mình có tâm tật đố.

Sư phụ đã giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, kẻ quân tử giúp người khác thành công, nhưng trong xã hội Trung Quốc ngày nay không có khái niệm giúp đỡ người khác mà lại thúc đẩy sự tranh đấu.

Là các học viên Đại Pháp đang tu luyện trong xã hội người thường không tu luyện, hằng ngày chúng ta đều giao tiếp với những người không phải là học viên. Chúng ta nên vứt bỏ tâm đố kỵ và thanh trừ nó ngay lập tức.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org].


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/20/421044.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/27/191148.html

Đăng ngày 18-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share