Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 09-11-2020] Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 1998. Từ đó trở đi, tôi học Pháp hằng ngày và tham gia một số hạng mục giảng chân tướng.

Tuy nhiên, tôi phát hiện ra mình vẫn chưa lĩnh ngộ được thực chất của tu luyện, do đó vẫn chưa chú trọng thực tu để đề cao tâm tính và trừ bỏ những thứ bất hảo của bản thân. Khi xảy ra mâu thuẫn, tôi thường nhìn thấy khuyết điểm của người khác chứ không phải thiếu sót của bản thân. Nhận thức tu luyện của tôi chỉ hạn chế ở việc ít làm phiền người khác hơn và học cách tha thứ cho họ. Đến khoảng một năm trước tôi mới bắt đầu cải biến bản thân một cách thực chất.

Dụng tâm học Pháp

Khoảng hai năm trước, tôi đọc được đoạn Pháp dưới đây của Sư phụ:

“Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống. Nếu học Pháp không tốt, thì rất nhiều việc sẽ làm không được tốt.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi đột nhiên minh bạch ra rằng chúng ta cần dụng tâm học Pháp, quá trình học Pháp cũng là quá trình đề cao. Trước đây tôi nghĩ rằng khi học Pháp chỉ cần lý giải được Pháp, khi gặp vấn đề chiểu theo Pháp để làm, sẽ có thể làm được tốt, mà không minh bạch được rằng khi học Pháp chính là một quá trình chuyên tâm thực tu bản thân.

Sư phụ đã giảng:

“Tuy ngôn tu luyện sự
Đắc khứ tâm trung chấp
Cát xả phi tự kỷ
Đô thị mê trung si” (Khứ chấp, Hồng Ngâm II)

Tôi nhận ra rằng mình đã không thực sự tu luyện bản thân. Tôi gắn bản thân với các chấp trước vì vậy thật khó để loại bỏ chúng.

Sau khi hạ quyết tâm thực tu bản thân, thực sự cải biến bản thân, dần dần, mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, tôi không còn nhìn vào vấn đề của người khác nữa, mà nhìn vào vấn đề của bản thân. Trong mâu thuẫn, hết thảy đều là cơ hội để tu bỏ những chỗ thiếu sót của bản thân.

Tu bản thân thật tốt mới có thể giúp người khác tốt hơn

Đồng tu Linh (bí danh), được tôi hồng Pháp sau đó đắc Pháp, có tiền duyên rất sâu sắc với tôi. Bởi vì chúng tôi hiểu nhau khá rõ, nên có thể nhìn thấy những thiếu sót của nhau. Tôi cảm thấy Linh không chỉ nhiệt tình và hào phóng mà còn tốt bụng và bao dung. Thiếu sót lớn nhất của cô ấy là “không chân,” như tôi đã thấy vài lần cô ấy chỉ trích người khác sau lưng họ. Khi ở trước mặt họ, cô tỏ ra thiện với họ, nhưng khi ở trước mặt tôi, cô đều nói về những điểm xấu của họ.

Sau khi nhìn ra vấn đề này, tôi luôn nghĩ đến chấp trước này của cô ấy, hơn nữa chính vì nhìn ra sự “bất chân” đó, nên thiện của cô ấy trong mắt tôi đã biến thành đạo đức giả, không phải là thuần thiện. Không lâu sau khi bước vào tu luyện, tôi đã nói với đồng tu Linh về vấn đề này. Tuy nhiên, cô ấy không chấp nhận. Thay vào đó, cô ấy nhắc tôi cần tu tâm “thiện” và “nhẫn”. Như vậy trong một thời gian dài, cả hai chúng tôi đều không có cải biến nào đáng kể, sau đó chúng tôi cũng không thường xuyên liên lạc nữa.

Gần đây chúng tôi nói chuyện qua điện thoại và đã có một cuộc chia sẻ rất ý nghĩa. Trong khi đề cập lại về vấn đề của đồng tu Linh, tôi đã xuất ra thiện tâm rất lớn. Tôi nghĩ rằng việc tu luyện của chúng ta đã đến hồi cuối, nếu như cô ấy không nhận thức ra vấn đề này, mối duyên sâu sắc của chúng tôi đã bị uổng phí rồi. Vì vậy, tôi đã quyết định chia sẻ với cô ấy. Lần này tôi không mang theo tâm chấp trước muốn cải biến cô ấy. Tôi nói điều đó hoàn toàn vì muốn tốt cho cô ấy. Lần này, Linh vui vẻ chấp nhận những góp ý của tôi, hướng nội và loại bỏ chấp trước “bất chân” của mình. Nhờ đó đã hoá giải được sự gián cách còn lại giữa hai người chúng tôi.

Tôi nhận ra rằng tu tốt bản thân mới có thể dễ dàng giúp đỡ các đồng tu hơn. Nhìn bề ngoài là do tâm thái của tôi đối với đồng tu Linh đã có chuyển biến, theo lời của đồng tu Linh chính là “chia sẻ một cách chân thành và thiện ý,” nhưng trong thực tế lần này tôi có thể dùng tâm thuần thiện và hoàn toàn vì đồng tu mà chia sẻ là nhờ trong hai năm qua tôi đã thực sự chú trọng thực tu, to bỏ tâm bất thiện và tâm không bao dung của bản thân.

Tôi nhận ra rằng, cần dùng chính niệm để đối đãi với thiếu sót của đồng tu, từ bi đối đãi với đồng tu, như vậy mới có thể khiến Sư phụ bớt lo lắng. Ngoài ra, hiện nay mỗi buổi sáng tôi đều trong Pháp và phát chính niệm cùng các đồng tu trên mạng. Tôi cảm thấy trường không gian của mình rất thuần tịnh, ngày càng đề cao trong tu luyện và ngày càng trở nên thanh tỉnh hơn.

Tiếp tục hướng nội tìm

Sau sự việc trên, tôi tiếp tục hướng nội tìm và nhận ra rằng khi gặp vấn đề chấp trước như vậy, nếu như chỉ tu xuất tâm bao dung và từ bi với đồng tu thì nhận thức đó chỉ dừng lại ở cảnh giới coi mình tốt hơn người khác. So với việc khoan dung với người khác, việc trọng yếu hơn là tìm ra tại sao bản thân mình chấp trước vào vấn đề đó. Chỉ bằng cách đào sâu vào tâm chấp trước của bản thân mới có thể thực sự trừ bỏ những thứ bất hảo của bản thân.

Sư phụ giảng rằng:

“Chúng ta là có tính nhắm thẳng, thật sự chỉ thẳng vào cái tâm ấy, vứt bỏ cái tâm ấy; như vậy tu được mau lẹ phi thường” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Trong quá khứ, đối với vấn đề này, tôi cảm thấy như mình đang theo tiểu đạo. Tôi chỉ đang ma luyện cái tâm nhìn người khác không thuận mắt, chứ chưa thực sự tu bản thân. Sau này tôi phát hiện ra rằng chấp trước của tôi đối với “đạo đức giả” của đồng tu Linh thậm chí còn vượt quá cả bản thân những tư tưởng bất hảo mà đồng tu Linh xuất ra khi nói xấu các đồng tu khác ở sau lưng. Tôi tự hỏi bản thân: Tại sao khi nhìn thấy đồng tu có biểu hiện hai mặt như vậy mình lại có chấp trước và tâm lại bị dấy động như vậy? Tại sao tôi lại có sự phòng bị đặc biệt đối với những biểu hiện đó? Bởi vì trong quá khứ tôi đã trải qua những giáo huấn phụ diện, do đó tôi sợ bị người khác lừa gạt. Vì để bảo vệ bản thân, tôi đã hình thành một loại quan niệm, hơn nữa còn coi đó là một nguyên tắc sống và bị nó dẫn dắt.

Sư phụ giảng rằng:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân – quyển II)

“Quan niệm của người ta thường là [những thứ] vị tư thậm chí là bất hảo hơn nữa; do đó lại sẽ sinh ra nghiệp lực tư tưởng; con người lại bị nghiệp lực khống chế.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân – quyển II)

“Nghiệp lực không có tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn; nó chiểu theo tiêu chuẩn của thời mà quan niệm nó hình thành mà đo lường sự vật; có thể thành cái mà người thường gọi là ‘kẻ tinh đời’, hoặc là ‘người từng trải’; đó cũng là những nghiệp lực tư tưởng khác nhau do người ta khi tu luyện sinh ra đang khởi tác dụng, đang trở ngại tu luyện. Nếu người ta không có trở ngại của nghiệp lực, thì khi tu là rất dễ dàng. Nghiệp lực ấy là ở trạng thái nào đó vào mấy năm trước, ở trạng thái tiêu chuẩn đạo đức nào đó mà được hình thành, như vậy, nó là dùng tiêu chuẩn như thế mà đo lường sự vật. Nếu những thứ đó hình thành nhiều lên, thế thì, cả cuộc đời người ta đều sẽ là chịu sự lèo lái của nó. Quan niệm được hình thành ấy mà cho rằng tốt hay xấu, thì người ta liền cho rằng đó là tốt hay xấu như thế, rồi cho rằng nên làm như thế như thế; nhưng mà tự kỷ của họ đã mất rồi. Tự kỷ của họ hoàn toàn bị quan niệm hậu thiên không lương thiện được hình thành hậu thiên bao phủ kín rồi, che đậy mất rồi. Tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu một cách chân chính của tự kỷ bản thân họ là không còn nữa rồi.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân – quyển II)

Hơn nữa, khi các đồng tu thể hiện cả mặt tốt và mặt xấu, tôi đã chọn tin vào mặt xấu. Tôi không nhận ra rằng nguyện ý của Linh là muốn thể hiện sự thiện lương và mang lại niềm vui cho người khác. Tại sao tôi không củng cố mặt thiện và bỏ qua mặt bất hảo của cô ấy? Thay vào đó, tại sao tôi lại chỉ chú ý đến mặt bất thiện, hoặc chỉ là bất thiện vào thời khắc đó của cô ấy? Điều này chẳng phải đã phản ánh sự bất thiện của tôi sao? Hơn nữa tôi phát hiện ra rằng loại tư duy phụ diện này của tôi cũng thể hiện tại các phương diện khác. Mỗi khi gặp vấn đề, tôi luôn tính toán đến trường hợp xấu nhất và nghĩ đến những khó khăn phải đối mặt để có thể phòng vệ một cách tốt nhất.

Tôi xấu hổ vì đã nhận ra điều này quá muộn. Vấn đề của đồng tu Linh thực sự đã giúp tôi đề cao. Con xin cảm tạ Sư phụ đã điểm hóa giúp con thoát khỏi đại chấp trước này. Tôi cảm thấy cả thân và tâm đều nhẹ nhõm vô cùng. Khi tôi loại bỏ cái “tôi giả”, tôi thấy rằng đồng tu Linh thực sự là một người rất đơn thuần. Chính tôi đã khiến mọi thứ trở nên phức tạp do các chấp trước của bản thân.

Món quà từ đồng tu

Vài ngày sau, đồng tu Linh gửi cho tôi một video về quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong hôn nhân khác chủng tộc. Phim kể về một người con dâu gốc Hoa tưởng rằng mình đã làm rất tốt nhưng mẹ chồng người Nhật lại không hài lòng với cô. Cô con dâu loay hoay không biết tại sao. Linh nói rằng video này là một món quà dành cho tôi và tôi sẽ có thể học hỏi từ nó.

Lần đầu xem video này, tôi nghĩ rằng thành kiến trong quá khứ của bố mẹ chồng tôi đối với phụ nữ châu Á lớn hơn nhiều so với định kiến của người mẹ chồng người Nhật Bản trong video. (Thành kiến xảy ra trước khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp.) Tôi cảm thấy mình đã phải chịu đựng rất nhiều khổ sở. Duy nhất chỉ có một lần khi tôi cảm thấy bà đang nói dối, tôi cãi lại một câu: “Thật vậy sao?” Tôi đã nói với Linh về điều này, và tôi không biết tại sao Linh vẫn nhớ và thậm chí còn đề cập đến vấn đề này với tôi vài lần. Trên thực tế, ngoài sự khác biệt về văn hóa giữa tôi và gia đình nhà chồng, chúng tôi rất hợp nhau, đặc biệt là sau khi tôi và chồng chuyển ra ngoài sống.

Suy nghĩ đầu tiên của tôi là Linh đã so sánh hoàn cảnh của tôi với cô gái trong video vì cô ấy không hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Suy nghĩ thứ hai là tôi nên hướng nội khi gặp bất kỳ vấn đề gì. Ngoài ra, đây là điều mà các học viên khác đã vài lần đề cập đến. Vì vậy, phải có điều gì đó để tôi tu bỏ, bất kể vấn đề trong video có giống với tôi ở trên bề mặt hay không.

Khi tôi xem lại video, tôi nhận thấy điều người con dâu trong video nói: “Mẹ chồng không thích tôi vì tôi không phải là người khiêm nhường.” Tôi nghĩ điều này rất đáng để tôi lưu tâm. Tôi cũng không phải là người khiêm nhường. Lý giải của tôi về sự khiêm nhường là những tố chất của người phụ nữ truyền thống như khiêm tốn, dịu dàng, thân thiện, đồng thời có thể khoan dung, độ lượng.

Tôi đã tự ngẫm về mình. Mặc dù bề ngoài tôi khá trầm tĩnh, nhưng thực ra bên trong vẫn rất mạnh mẽ; tôi thiếu sự tu dưỡng của văn hoá truyền thống. Phụ nữ chúng tôi sinh ra trong xã hội cộng sản ở Trung Quốc Lại lục, ít nhiều đều có một số vấn đề này, và còn có chút tâm lý nổi loạn. Tôi hiểu rằng tôi phải quy chính vật chất biến dị này, khôi phục sự đoan trang và dịu dàng của phái nữ trong văn hoá truyền thống.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/9/开始实修-从本质上改变自己-414789.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/22/191067.html

Đăng ngày 08-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share