Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-03-2004] Gần đây tôi đã đạt được một vài thể ngộ về việc sắp đặt đúng vị trí của bản thân trong Chính Pháp và làm thế nào để tu luyện tốt và cứu độ chúng sinh.

Tự mình gánh vác sứ mệnh và không phụ thuộc vào các học viên khác

Sư phụ giảng:

“…dẫu tôi độ thành [công] được một [người thôi], thì việc tôi [làm] cũng không uổng phí”. (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Trong khi chúng tôi chia sẻ thể ngộ về đoạn Pháp trên, một học viên đã nói rằng: “Mỗi người chúng ta đều gánh vác sứ mệnh trọng đại trên vai, bao gồm tu luyện tốt bản thân và làm tốt các việc đệ tử Đại Pháp nên làm, dẫu chúng ta có phải tự mình làm mọi thứ”.

Tôi nhận thấy lời nhận xét của học viên này rất có trọng lượng và cảm nhận sinh mệnh mình bị chấn động bởi Pháp. Tôi chợt ngộ ra một điều gì đó và toàn thân tôi được một chủng năng lượng lấp đầy. Tôi không thể nói rõ ràng điều đó chính xác là gì, rất có thể là cảm nhận của bản thân tôi về sứ mệnh trọng đại của mình.

Tôi nhận ra đây chính là tiêu chuẩn dành cho mỗi một đệ tử Đại Pháp. Tôi là một lạp tử của Đại Pháp và sinh mệnh của tôi được đồng hoá với Pháp. Khi tôi làm các việc một cách ngay chính, Sư phụ sẽ gia trì cho tôi. Điều mà tôi cần nghĩ đến là làm thế nào để thực thi các việc cho chính, chứ không phải lo lắng về những gì bản thân sẽ đắc được cùng với bản sự và tầng thứ hiện tại của mình, bởi tôi có lực lượng của Đại Pháp ở đằng sau.

Tôi là một lạp tử của Đại Pháp và tiêu chuẩn nhận định duy nhất là liệu tôi có đo lường bản thân theo Pháp hay không. Tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, tôi không thể cứ đặt mắt dõi theo người khác hoặc có tâm ỷ lại vào bất kỳ ai. Khi chúng ta phối hợp một cách liền mạch với các học viên khác, chúng ta không nên tăng trưởng chấp trước dựa dẫm vào họ. Tôi nên chuẩn bị sẵn sàng để tự đảm nhận sứ mệnh và đối diện với tất cả những vấn đề của bản thân.

Mỗi khi phát sinh một vấn đề nào đó, nó chắc chắn có liên quan tới tâm tính của tôi và là cơ hội để tôi tu luyện. Đương nhiên hướng nội vẫn là cơ điểm.

Mặt khác, khi chúng ta nhận thấy một số vấn đề ở các học viên khác, chúng ta nên thiện ý chỉ ra cho họ và không nên bị họ ảnh hưởng hoặc bị động tâm. Trong quá trình này, chúng ta vẫn phải tu luyện bản thân cho tốt.

Tăng cường chính niệm “duy ngã độc tôn”

Sư phụ giảng:

“… tuy nhiên trong lịch sử tương lai khác nhau có những sự tình khác nhau xuất hiện; Đại Pháp của vũ trụ này cần lưu lại cho các chúng sinh tại các tầng khác nhau tại các thời lịch sử khác nhau để đối chiếu những sự việc xuất hiện tại các thời khác nhau tại các tầng khác nhau; lưu lại cho các sinh mệnh những hành xử trước các dạng tình huống xuất hiện tại các thời lịch sử khác nhau. Như vậy những vấn đề các chủng các loại có biểu hiện ra hôm nay chính là để lưu lại để tham chiếu cho lịch sử”. (Đạo Hàng, Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001)

Tôi ngộ ra rằng mọi sự việc chúng ta gặp phải trong Chính Pháp hoặc bất cứ can nhiễu nào trong quá trình cứu độ chúng sinh đều không phải ngẫu nhiên. Cách chúng ta thực thi những việc này có liên quan mật thiết đến tu luyện của bản thân và liệu chúng ta có đạt đến tiêu chuẩn của Pháp và hoàn thành thệ nguyện của chúng ta trong Chính Pháp hay không.

Khi chúng ta gặp vấn đề và không biết nên làm gì, chúng ta có thể đặt tâm trong Pháp và nhìn vấn đề từ cơ điểm của Pháp. Tôi tin rằng chúng ra sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp nếu chúng ta nghĩ về việc Đại Pháp sẽ quy chính tình huống này như thế nào. Tôi cho rằng đây cũng là cách mà chúng ta chứng thực Pháp và hoàn thành thệ nguyện từ tiền sử.

Sư phụ từng giảng cho chúng ta về cách thức phát chính niệm, chúng ta nên “có khí thế duy ngã độc tôn tiêu huỷ hết thảy những tà ác trong vũ trụ”. (Chính niệm, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Thế nào là “duy ngã độc tôn”? Tôi tin rằng đó là chính niệm cường đại mà một cá nhân có được khi hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của bản thân mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai.

Vài ngày trước, tôi đã đọc một bài báo cáo trên Minh Huệ Net, nói về việc 19 học viên đã tẩu xuất khỏi nhà tù với chính niệm mạnh mẽ. Có thể một số học viên sẽ nói rằng đó là bởi họ được Sư phụ bảo hộ. Đương nhiên chúng ta biết chắc chắn rằng Sư phụ đang coi sóc họ, nhưng tiền đề để Sư phụ có thể giúp là chúng ta phải thực thi các việc một cách ngay chính.

Tôi tin rằng việc họ thoát khỏi nhà tù đã phản ánh uy lực của chính niệm của bản thân họ. Tôi cũng tin tưởng rằng khi chính niệm của chúng ta đủ lớn mạnh và đạt đến vô lậu, ngay cả khi chỉ có một học viên có thể làm được điều này, thì chúng ta vẫn có thể ức chế và thanh trừ tà ác với khí thế “duy ngã độc tôn” tu xuất được từ Pháp. Sau cùng, Sư phụ và Đại Pháp đang khống chế hết thảy mọi việc và liệu ai có thể phá huỷ nổi Pháp này? Khi chúng ta đồng hoá bản thân với Pháp thì không điều gì là không thể làm được.

Sư phụ cũng giảng:

“Nếu chư vị ai ai cũng có thể từ nội tâm nhận thức Pháp, ấy mới là thể hiện của Pháp uy lực vô biên – Phật Pháp lớn mạnh tái hiện ở nhân gian!” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã đọc đoạn Pháp trên rất nhiều lần, nhưng chỉ đến hôm nay khi đọc lại, tôi mới thể hội được nội hàm thâm sâu hơn của Pháp.

Đột phá tất cả can nhiễu và bảo trì chính niệm

Trong một lần học Pháp gần đây, tôi đã cảm thấy sự can nhiễu cự đại chưa từng có kể từ khi bước vào tu luyện. Tôi cảm thấy lực lượng tà ác đang cố gắng can nhiễu tôi – chúng trở nên điên cuồng và cố gắng ngăn cản tôi học Pháp.

Tôi đã nỗ lực hết sức để phân biệt can nhiễu từ tự thân, thanh trừ nó, và kháng cự nó. Bất kể mức độ can nhiễu của nó tới đâu, tôi vẫn giữ vững ý chí học Pháp. Tôi cẩn trọng phủ nhận nó với quyết tâm mạnh mẽ rằng tôi sẽ không thoả hiệp hay từ bỏ. Cảm giác mất kiên nhẫn và bất an gần như đè bẹp tôi. Tôi đã đặt cuốn sách xuống vài lần và sau đó lại cầm lên. Tôi cảm thấy giống như có một quả bom ở trên ghế và nó sắp phát nổ. Tôi cố gắng khống chế thân thể mình và cảm thấy như thể tôi đã đạt đến giới hạn của bản thân.

Sau đó vợ tôi đi tới và nói chuyện với tôi một lát: “Nếu hiện giờ anh không thể học Pháp, thì chúng ta có thể quay lại học vào buổi chiều được không?”

Tôi tự nhủ: “Không thể được. Mình phải học Pháp ngay bây giờ và phải học thật thấu. Nếu lúc này mà mình bỏ cuộc, thì tà ác đang can nhiễu sẽ thấy rất cao hứng vì chúng đã đạt được mục đích. Mình không thể đợi tới buổi chiều mới học Pháp. Mình phải tận dụng cơ hội này để thanh trừ tà ác. Mình tin vào uy lực của Pháp”.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm”. (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tà ác thực sự lo sợ khi chúng ta học Pháp, vì thế chúng cố gắng dùng đủ mọi cách để can nhiễu tôi. Tôi sẽ không thoả hiệp với chúng. Với chính niệm mạnh mẽ, khi tôi cầm cuốn sách lên, mọi can nhiễu đã biến mất.

Tôi cảm thấy thực sự thoải mái. Con xin cảm tạ Sư phụ vì đã giúp con tiêu huỷ tà ác.

Sư phụ muốn cứu độ tất cả chúng sinh

Buổi sáng ngày hôm sau, trong khi học Pháp tôi đã đọc được đoạn Pháp dưới đây.

Sư phụ giảng:

“Rất nhiều học viên đều nói, rằng Sư phụ thật từ bi. Giảng một cách chặt chẽ, thì tôi không ở trong từ bi, tôi cũng không ở trong ác. Nếu như tôi ở trong từ bi, thì những sinh mệnh phản diện kia đều đã bị đào thải hết sạch cả, vũ trụ sẽ mất cân bằng, chúng sinh sẽ vì thế mà thấy rằng cuộc sống không còn ý nghĩa nữa; còn nếu như tôi ở trong ác, thì những sinh mệnh thiện kia sẽ sinh tồn ra sao? Vũ trụ rồi sẽ thành một ma thể. Tôi không có hết thảy những thứ ấy, tôi không ở trong hết thảy những thứ ấy, nhưng tôi biết hết thảy thứ ấy, tôi có thể nắm vững hết thảy thứ ấy, tôi cũng quân bình hết thảy những thứ ấy. Pháp lý vũ trụ là tuyệt đối công bình. Tôi bao gồm thiện niệm, tôi bao gồm nguyện vọng cứu độ hết thảy các chúng sinh mà đến”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Trước đây khi tôi học đoạn Pháp này, tôi nghĩ rằng Sư phụ đang nói về tình huống của bản thân Ngài. Tôi cảm thấy Sư phụ thật là vĩ đại và không một ngôn ngữ nào có thể diễn tả được sự từ bi hồng đại của Ngài. Tôi căn bản là không có nghĩ tới liệu đoạn Pháp này có tác dụng chỉ đạo chúng ta tu luyện hay không.

Nhưng hôm nay khi đọc lại, tôi chợt ngộ ra tại sao tôi lại chịu quá nhiều can nhiễu trong quá trình học Pháp ngày hôm trước. Đó chính là sự can nhiễu của tà ác tại thời khắc tối hậu của chúng. Bất cứ điều gì Sư phụ giảng đều có liên quan tới tu luyện và có tác dụng chỉ đạo chúng ta tu luyện.

Đại Pháp cứu độ hết thảy chúng sinh, và không kể đến bất kỳ sai lầm nào của họ trong quá khứ, chỉ xét tới thái độ của chúng sinh đối với Chính Pháp. Đây chính là đại thiện mà Đại Pháp dành cho sinh mệnh của cựu vũ trụ. Khi đệ tử Đại Pháp thanh lý tà ác, mục đích của chúng ta là để cứu chúng sinh. Chúng ta không nên ôm giữ bất kỳ tâm oán hận hoặc mang tâm tranh đấu với cựu thế lực. Một lạp tử Đại Pháp chân chính sẽ không bị dẫn động bởi bất cứ biểu hiện nào của sinh mệnh trong cựu vũ trụ. Mọi thứ chúng ta làm là vì để cứu độ chúng sinh. Những sinh mệnh bị tiêu huỷ là sinh mệnh tà ác phá hoại Đại Pháp, phá hoại vũ trụ và không thể cứu được nữa.

Sư phụ giảng:

“Vì sao cần phải Chính Pháp? Chính là vì phải cứu độ chúng sinh của vũ trụ. Cứu độ hết thảy chúng sinh của vũ trụ; làm cho những sinh mệnh không tốt quy phạm trở thành tốt, làm cho những sinh mệnh có tội [có thể] tiêu trừ tội nghiệp, làm cho các sinh mệnh biến dị được tổ hợp trở lại thành sinh mệnh tốt”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Chỉ khi chúng ta đạt tới cảnh giới thuần thiện vô tư và triệt để buông bỏ tự ngã, chúng ta mới có thể hoàn toàn đồng hoá với Pháp và trở thành một lạp tử chân chính của Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/3/3/68878.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/14/189917.html

Đăng ngày 21-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share