Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-10-2020] Tôi là một đệ tử Đại Pháp cao tuổi sống ở vùng nông thôn. Tôi đắc Pháp vào năm 1998. Mặc dù chỉ học đến lớp ba nhưng tôi lại thành thạo trong việc vận hành và sửa chữa các thiết bị ở điểm sản xuất tài liệu Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm cả việc sử dụng máy tính và máy in. Là Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ giúp tôi có thể làm được điều này.

Ngoài việc phụ trách sản xuất các tài liệu giảng chân tướng để phân phát tại địa phương, tôi cũng nỗ lực phối hợp ra ngoài giảng chân tướng trực diện. Tôi đã dưỡng thành rất nhiều quan niệm và chấp trước của người thường mà không tự biết. Gần đây, khi chúng tôi sản xuất lịch Pháp Luân Đại Pháp, có một sự cố nhỏ đã xảy ra. Nó thực sự khiến tôi thanh tỉnh và giúp tôi nhận ra những thiếu sót trong tu luyện của bản thân mình.

Sau khi chúng tôi sản xuất và phân phát tài liệu lần đầu trong năm nay, các điều phối viên đã lên kế hoạch ra mắt cuốn lịch để bàn lần thứ hai. Nhiều năm qua, mỗi khi quyết định như vậy được đưa ra, thông thường những học viên khác sẽ phân phát nguồn vật liệu cho tôi trong vài ngày. Tuy nhiên, lần này tôi đợi ở nhà trong hơn 10 ngày và không thấy ai mang đến. Tôi trở nên lo lắng. Tôi phải ở nhà đợi đồ được giao đến và lo lắng rằng nếu mình ra ngoài thì học viên đó không thể vào trong nhà và để lại tài liệu được. Tôi bắt đầu phàn nàn về học viên này không giao đúng thời hạn và không liên lạc với tôi.

Hai tuần sau, nguồn cung cấp cuối cùng cũng được giao đến. Có thể là do học viên giao đồ không nói rõ ràng, hoặc là do tôi đã không nghe rõ hướng dẫn. Vì thế, tôi đã in và cắt tất cả các trang lịch theo yêu cầu như lúc đầu. Tôi đóng gói và chờ một học viên đã phối hợp cùng tôi trong vài năm đến lấy. Cậu ấy chịu trách nhiệm ghim chúng lại.

Ngày hôm sau, cậu ấy đến và nói với tôi rằng cậu ấy không còn nhiều keo dính như trước. Vì thế, chúng tôi không cần làm nhiều lịch trong năm nay nữa. Tôi trở nên tức giận. Lúc trước, chúng tôi thường xuyên làm một lượng lịch giống như thế. Tôi đã tận tâm làm việc trong năm nay để có thể sản xuất ra chúng và thậm chí còn làm thêm 200 cuốn. Học viên đó nói: “Chúng ta có thể tặng những quyển lịch dư ra cho các học viên ở địa phương khác. Họ vẫn chưa nhận được cuốn nào”.

Tôi cảm thấy đau lòng rồi nói: “Chúng ta đặt vào đó rất nhiều tâm huyết nhưng không có ai quan tâm giúp đỡ”. “Tại sao chúng ta phải để tâm đến họ”? Học viên đó trả lời: “Bác cần cảm thông cho sự khó khăn của các học viên khác”. Điều này càng khiên tôi tức giận hơn, tôi nói: “Trong đó là bao nhiêu tiền bạc, thời gian lẫn phó xuất. Chẳng lẽ họ không biết chúng ta cũng có khó khăn sao?” Học viên này đã thẳng thắn nói với tôi: “Tại sao bác lại cho rằng một mình bác làm tất cả những việc này?”

Sau khi học viên này rời đi, tôi vẫn cảm thấy buồn và giữ nguyên trạng thái này sau cả khi phát chính niệm. Sau đó, tôi đi ra ngoài thảo luận về lịch để bàn với các học viên khác. Sau khi trở về nhà vào tối hôm đó, bụng tôi đột nhiên đau nhói mà trước đó nó chưa từng xảy ra. Cơn đau khiến tôi không thể chịu nổi. Tôi ướt đẫm mồ hôi và thở hổn hển trong nhà tắm. Hai cháu gái hỏi tôi có chuyện gì đã xảy ra. Tôi không thể trả lời chúng ngoại trừ nói rằng: “Hôm nay bà đã sai rồi”. Tôi bắt đầu phát chính niệm và cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Trong lúc đó, tôi hướng nội và tìm thấy thiếu sót của mình.

Khi nhìn lại những chuyện đã xảy ra trong ngày hôm đó, tôi nhận ra rằng mình đã thiếu chính niệm.

Sư phụ giảng:

“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công. Người luyện công trong khi tu luyện sẽ gặp các nạn; khi nạn ấy đến có thể thể hiện là khi xích mích giữa người và người, sẽ xuất hiện những sự tình đấu tranh lục đục, v.v.; ảnh hưởng trực tiếp đến những thứ trên tâm tính của chư vị; phương diện này tương đối nhiều”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã hoàn toàn quên mất mình là một người tu luyện và hành xử như một người thường. Đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể. Các học viên trên khắp thế giới đến từ các tầng lớp ngành nghề khác nhau đã tận dụng mọi cơ hội để cứu độ chúng sinh. Sao tôi lại có thể phân biệt nỗ lực của người này hay của người khác? Rất nhiều học viên ở bên ngoài Trung Quốc đã giảng chân tướng tại các điểm du lịch, luyện công bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, v.v cứu người bất kể ngày hay đêm. Tôi đã quá hẹp hòi khi tách biệt sự nỗ lực của mình ra khỏi sự phó xuất chung của chỉnh thể, ngay cả trong địa khu chúng tôi. Tôi đã không coi trọng chỉnh thể và không trân quý sự nỗ lực của các bạn đồng tu. Là một điều phối tại địa phương, tôi cảm thấy hổ thẹn trước hành xử của bản thân.

Một chấp trước khác mà tôi đã tìm ra là tôi có tâm ích kỷ và muốn nhận công về phần mình. Điểm tài liệu là do các bạn đồng tu cùng thành lập. Phần lớn công việc được thực hiện bởi máy móc. Các học viên khác đã phó xuất hỗ trợ kỹ thuật và rất nhiều người đã giúp đỡ ở các công đoạn khác nhau trong cả quá trình sản xuất. Những gì mà tôi làm là dùng trí huệ mà Sư Phụ đã ban cho để hoàn thành công việc mà học viên khác đã làm lúc đầu. Nhưng tôi lại dám lấy hết công sức về mình. Tôi thật sự kinh ngạc về chấp trước của mình sau khi nhận ra nó.

Tôi cũng nhận ra rằng chấp trước nghiêm trọng nhất là tôi đã oán hận và coi thường người khác. Những học viên cung cấp nguyên liệu ắt hẳn cũng có khó khăn riêng của họ. Đảm bảo nguồn cung, phương tiện vận chuyển hay các vấn đề an toàn, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến việc giao hàng. Một học viên đã nói với tôi rất nhiều lần rằng việc vận chuyển nguồn cung là không hề dễ dàng. Nhưng tôi đã không lắng nghe mà còn tiếp tục phàn nàn về họ.

Cậu học viên phối hợp với tôi nhiều năm qua cũng có nhiều khó khăn. Bố của cậu ấy đã lớn tuổi và em gái cậu ấy đã giúp cậu chăm sóc bố. Vì vậy, cậu ấy phải giúp em gái làm các việc đồng áng vào các ngày chủ nhật. Cậu ấy đã làm thêm giờ để đi lấy lịch. Nhưng khi tôi nghe nói rằng khu vực của cậu vẫn chưa nhận được lịch, thì tôi lại tỏ thái độ coi thường cậu ấy và nghĩ rằng: “Cậu ấy trở về nhà để làm việc đồng áng chứ không phải làm việc Đại Pháp. Chúng tôi đã phân phát xong lịch rồi mà cậu ấy chưa nhận được”.

Sau khoảng hai tiếng hướng nội, bụng tôi đã không còn đau nữa. Tôi nhìn vào bức chân dung của Sư phụ và chân thành nhận lỗi với Sư phụ.

Qua sự việc trên, tôi đã nhận ra được sự nghiêm túc của tu luyện. Mặc dù sự việc này không lớn nhưng nó phản ánh tầng thứ tu luyện của tôi chỉ với một niệm.

Giống như Sư phụ đã giảng:

“Tục Thánh nhất khê gian

Tiến thoái lưỡng trùng thiên”. (Nhất niệm, Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

“Giữa tục và Thánh chỉ cách nhau một lằn suối nhỏ

Tiến hay thoái là khác nhau hai tầng trời”. (Nhất niệm, Hồng Ngâm III)

Câu thơ trên khiến tôi minh bạch rằng đệ tử Đại Pháp nên chú ý niệm đầu tư tưởng của bản thân vào mọi lúc, quy chính theo Pháp và nỗ lực tu luyện tinh tấn. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể vững bước trên con đường tu luyện Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/15/413337.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/9/189824.html

Đăng ngày 20-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share