Bài viết của Lý Duy An và Lưu Văn Tân, phóng viên báo Minh Huệ tại Đài Trung, Đài Loan

[MINH HUỆ 13-02-2021] Trại thanh thiếu niên Minh Huệ của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan đã được tổ chức trong mười năm. Cứ mỗi lần tổ chức hội trại, số lượng phụ huynh và thanh thiếu niên tham dự lại đông hơn. Trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 2 năm 2021, trại Minh Huệ một lần nữa được tổ chức tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Vân Lâm. Tham dự hội trại có 56 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi.

Dưới sự quan tâm, chăm sóc của một nhóm học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi, các em nhỏ đã tham gia các lớp học thú vị, xem phim và chơi trò chơi. Thông qua các câu chuyện, học Pháp và luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, những người tham dự đã học và trải nghiệm Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

 

Chúc Tết Sư phụ

Các hoạt động trong Trại Minh Huệ

Bà Nghi Trân, Giám đốc trại Minh Huệ, cho biết mục đích của trại chủ yếu là để cho các em trải nghiệm nội hàm của Pháp Luân Đại Pháp và hiểu các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.

Đồng thời, các em có thể học hỏi lẫn nhau và cải thiện bản thân thông qua các hoạt động. Trại khuyến khích các em đối xử tốt với người khác, khiêm tốn và lịch sự, trung thực và biết hướng nội. Bằng cách này, các em có thể cải thiện trạng thái tu luyện của mình và mang thiện tâm đến với mọi người xung quanh.

83424173fd2cf1ac7826acd276c8b8bd.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tại trại Minh Huệ ở Vân Lâm, Đài Loan, chúc Sư phụ Lý một Tết Nguyên Đán vui vẻ

101336841d34e5ae6de14d08e53919bb.jpg

Luyện công tập thể vào buổi sáng

Học Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày

Một cô gái tham dự hội trại họ Trịnh đến từ Cao Hùng đã vui vẻ tặng những bông hoa sen với thông điệp về Pháp Luân Đại Pháp cho những người qua đường. Cô bé nói: “Cháu thích tham gia trại Minh Huệ. Cháu thích tặng những bông hoa sen xinh đẹp cho khách du lịch. Cháu cảm thấy hạnh phúc khi làm như vậy.”

“Cháu có thể tham gia học Pháp, luyện công và chơi trò chơi với các học viên lớn tuổi. Cháu đã học cách hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống. Cháu sẽ tiếp tục tham gia hội trại vào năm sau.“

14d477368303cb7cdb464a6d89af1687.jpg

Cháu Hoàng Trừng Vũ (bên phải), Liêu Duy Dung (bên trái) và Lâm Hữu Huyên (ở giữa)

Hoàng Trừng Vũ là học sinh lớp năm đến từ Đài Trung và đây là lần thứ sáu cháu tham gia hội trại. Cô bé nói: “Cháu thích trại Minh Huệ. Cháu đã học được nguyên tắc ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’.”

Cô bé nói: “Các học viên trẻ rất tốt. Mặc dù mọi người không biết nhau nhưng cháu cảm thấy tất cả giống như một gia đình lớn vậy.”

Liêu Duy Dung là học sinh lớp sáu đến từ Vân Lâm, cháu cũng thích hội trại. Cô bé phát biểu: “Lần tới cháu muốn tham dự sự kiện trong 10 ngày.”

Cô bé đặc biệt thích chuẩn bị hoa sen. Cô bé nói rằng mình đã học được sự nhẫn nại, kiên trì và bền bỉ khi xếp những bông hoa lại với nhau. Cô bé hiểu sự tận tụy mà các học viên trẻ đang trông coi các em đã phó xuất để chăm sóc cho các em nhỏ.

Cô bé cảm động trước thái độ của các học viên trẻ đối với những người tham gia hội trại. Cô bé nói: “Họ đã thảo luận về các hoạt động của lớp trong giờ ăn. Họ đã rất cẩn thận trong việc thiết kế các trò chơi. Cháu thực sự rất cảm kích. Cháu học được từ thái độ và sự tận tụy của họ trong đối xử với mọi người và giải quyết các vấn đề. Khi lớn lên cháu cũng sẽ đóng góp cho hội trại như những học viên trẻ.”

Đây là lần thứ năm Lâm Hữu Huyên tham dự hội trại. Cô bé nói rằng cô rất vui với các học viên trẻ đã chăm sóc họ. Cô bé cho biết: “Họ nói chuyện với chúng cháu rất ân cần, và chỉ bảo chúng cháu khi chúng cháu làm bất cứ điều gì sai. Cháu biết ơn họ vì đã chăm sóc chúng cháu.”

Cho đi là được nhận

Tô Đình Hoằng là sinh viên năm thứ nhất đại học của Trường Y khoa Cao Hùng và đây là lần thứ hai cậu tham gia giám sát các em nhỏ trong hội trại. Cậu cho biết: “Mỗi lần hội trại, tôi lại có cảm nhận khác nhau. Việc quản lý các em nhỏ thật vất vả nhưng khiến tôi cảm thấy vui. Có vẻ như tôi là người cho đi, nhưng thực sự tôi đã nhận được rất nhiều.”

0a63f52b49c61310d06112e020bcd1d3.jpg

Tô Đình Hoằng

Trong những lần tiếp xúc với các em nhỏ, Tô đều hướng nội. “Khi chúng ta chăm sóc và giúp đỡ một cách hời hợt thay vì sự nhiệt tình chân thành, các em nhỏ có thể cảm nhận được thái độ của người lớn. Nói chung, sự giúp đỡ với lòng chân thành và thiện tâm xuất phát từ nội tâm của những người thực sự vì người khác sẽ được đón nhận nhất.“

Khiêm tốn và lặng lẽ bù đắp những thiếu sót

Lâm Tấn Hào là sinh viên năm thứ nhất Đại học Công giáo Trường Vinh. Anh luôn giữ thái độ học hỏi, cống hiến và lặng lẽ bù đắp những thiếu sót. Anh cho biết khi mới tham gia trại Minh Huệ, anh không có kinh nghiệm với trẻ em và gặp nhiều thất bại.

65863390747c3cee1f0cc6340cfa036b.jpg

Lâm Tấn Hào

Đây là lần thứ hai Tấn Hào tham gia hội trại. Anh đã dành thời gian chuẩn bị các chủ đề và lớp học, và nghĩ về cách dạy và tương tác với các em nhỏ. Nhưng các em lại thích những nhân viên khác hơn. Anh tự hỏi mình đã không làm tốt điều gì.

Anh nghĩ lại: “Mọi người nên làm những gì mình có thể làm và bổ sung những thiếu sót. Bởi vì bọn trẻ chân thật, chúng có thể nhìn thấy những thiếu sót của tôi. Tôi cần hướng nội nhiều hơn và tu chỉnh bản thân.”

Anh cho biết ngoài một nhóm chuẩn bị các khóa học, các nhóm khác đều phó xuất một cách thầm lặng. Ai cũng mang thiện niệm, tâm chân thành và vị tha để cân đối các hoạt động của trại.

Phụ huynh cảm thấy yên tâm

Cô Tena đã cho con trai ba tuổi và con gái sáu tuổi tham gia hội trại. Ban đầu cô thấy lo lắng. Nhưng sau khi quan sát các con vào buổi sáng đầu tiên, cô thấy các con của mình được chăm sóc rất chu đáo. Cô yên tâm giao các con cho trại chăm sóc.

Sự sắp xếp và lập kế hoạch tinh tế của các học viên giám trẻ cùng sự chăm sóc tỉ mỉ mà họ dành cho các em nhỏ khiến cô Tena ngạc nhiên. Cô nói: “Thật ngạc nhiên. Họ chưa từng làm cha làm mẹ, vậy mà họ chăm sóc lũ trẻ rất tốt.”

Cô nói: “Tôi không ngờ họ lại chăm lũ trẻ tốt như vậy. Thật sự tuyệt vời và đáng kinh ngạc. Tôi rất cảm động, cảm ơn các bạn rất nhiều.”

Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với Tổng thống Đài Loan

Cô Lôi Hiểu Trân, một phụ huynh khác tham gia hội trại, là giáo viên tại Đại học Văn hóa Trung Hoa và là một cựu quân nhân. Cô đã sáng lập một thương hiệu đồ thủ công mỹ nghệ bằng len nỉ. Cô Lôi quan tâm đến nghệ thuật từ khi còn nhỏ, và cô tập trung vào thủ công mỹ nghệ bằng len nỉ. Cô có được cảm hứng nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã làm một món bánh mì ăn sáng của Đài Loan bằng phương pháp thủ công mỹ nghệ này và nhờ đó cô trở nên nổi tiếng.

dd69306b05bc8cb8219526688dd4e3ac.jpg

Cô Lôi Hiểu Trân

Chính quyền thành phố Đào Viên đã mời cô Lôi chuẩn bị quà sinh nhật cho Tổng thống Đài Loan trong vòng 48 giờ. Cô cảm thấy áp lực và suy nghĩ xem mình nên làm sản phẩm gì. Cô bình tĩnh lại và học Pháp. Trong tâm cô đã cầu xin sự giúp đỡ của Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Đại Pháp).

Trong tích tắc, những suy nghĩ sáng tạo xuất hiện. Cô Lôi chia sẻ: “Là một nghệ thuật gia người Đài Loan, tôi hy vọng Tổng thống có thể dùng tinh thần chân thành, thiện lương và chất phác của người Đài Loan để đối mặt với sự trà đạp từ Đảng Cộng sản Trung Quốc và dũng cảm bảo vệ môi trường tốt đẹp của Đài Loan.”

ffd6a10970e39e9071d647f647429f0f.jpg

Cô Lôi Hiểu Trân (đầu tiên bên phải) tặng quà cho Tổng thống Đài Loan (ở giữa) và chụp ảnh chung với Tổng thống và Thị trưởng Đào Viên Trịnh Văn Xán (đầu tiên bên trái)

Thư ký của chính quyền thành phố đánh giá cao ý nghĩa truyền đạt trong sự sáng tạo của cô Lôi cũng như việc cô đã hoàn thành công việc khó khăn và nặng nhọc chỉ trong hai ngày. Thư ký hy vọng cô Lôi có thể đích thân trao món quà cho Tổng thống. Cô Lôi cũng có ý muốn như vậy. Thư ký đã sắp xếp để cô Lôi tặng quà và giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho Tổng thống.

Cô Lôi cho biết đây là lần đầu tiên cô và con trai tham gia hội trại và cô rất xúc động. Cô đã thấy một số thay đổi tích cực ở con trai mình. Cô cho biết con trai cô là một đứa trẻ chậm tiếp thu. Cô đã tập trung vào sự nghiệp của mình, và hầu như không để ý đến việc hòa hợp cùng gia đình. Cô nghĩ việc gửi con đến trại Minh Huệ sẽ giúp con cô thay đổi.

Sau khi hòa nhập và tham gia các hoạt động trong bốn ngày, cô giật mình nhận ra cô đã chăm sóc cho con trai mình quá ít. Cô cho biết hiện giờ cô biết cách dung nhập nhiều hơn vào cuộc sống của con trai mình.

Cô Lôi cho biết sau khi con trai cô trở về từ trại Minh Huệ, cháu có thể học Pháp trong một giờ, làm bài tập và sau đó luyện công trong một giờ nữa, giống như lịch trình của trại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/13/420534.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/17/190974.html

Đăng ngày 22-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share