Bài viết của Nhược Mai

[MINH HUỆ 20-09-2020] Mẹ tôi là người có tính cách mạnh mẽ và độc đoán, bà cũng làm lãnh đạo trong nhiều năm khi còn đang công tác. Bà đã làm việc chăm chỉ và rất có năng lực trong công việc và cả trong các việc của gia đình. Bà vẫn luôn là người có tiếng nói nhất trong nhà về mọi việc ngay cả khi bà đã gần 80 tuổi. Trong thời gian xảy ra đại dịch Virus Vũ Hán (Covid-19), tôi đã đưa mẹ về nhà ở cùng để tiện bề chăm sóc. Tôi sống một mình nhưng kể từ đó cuộc sống của tôi đã rất bận rộn hơn nhiều khi có thêm mẹ, đây cũng là cơ hội để tôi cải thiện tâm tính.

Tìm thấy nhiều chấp trước ẩn giấu

Vào một ngày nọ, tôi bắt đầu tắm sau khi giúp mẹ đi tắm xong. Mẹ đã xoa lưng giúp tôi và nói: “Thật là tốt khi có mẹ ở đây phải không con?”.

“Vâng ạ!” – tôi trả lời bà.

Trong suy nghĩ của bà, bà cho rằng bà về đây ở là để chăm sóc tôi chứ không phải tôi chăm sóc bà và tôi luôn là đứa trẻ cần sự chăm sóc của bà. Vai trò của bà trong gia đình là không thể xoay chuyển và sự việc này đã khiến tôi phải nhìn lại bản thân cùng cách ứng xử của mình.

Trong quá trình hướng nội tìm, tôi nhận ra tôi luôn là người bị động và không thể chủ động trong việc chứng thực Pháp. Ví dụ, khi các học viên khác đến gặp tôi đề nghị phối hợp giúp đỡ những đồng tu đang chịu nghiệp bệnh, tôi thường miễn cưỡng đồng ý làm với lý do như: “Tôi không biết rõ về người học viên đó lắm và rằng tôi còn nhiều thiếu sót trong tu luyện của bản thân hay như tôi không biết phải nói gì, v.v. Những người khác cũng có thể làm như vậy mà không cần đến sự trợ giúp của tôi, hoặc có thể họ còn làm tốt hơn tôi… ”.

Nhưng khi tôi được yêu cầu làm những việc tôi thích, chẳng hạn như được yêu cầu cài đặt hệ điều hành máy tính thì tôi có suy nghĩ tích cực hơn, chẳng hạn như: “Đây là điều tôi phải làm vì không có ai làm được việc này”.

Trên thực tế, tất cả những điều này là kết quả của tâm ích kỷ trong con người tôi.

Tôi thực sự bị sốc khi tìm thấy bản ngã này và tôi cũng tìm được thêm nhiều chấp trước ẩn giấu bên trong, chẳng hạn như tâm lý hiển thị, tâm tật đố, tự mãn và chấp trước vào sự an nhàn của bản thân.

Sư phụ giảng:

“Chư vị nhất định phải chú ý đến một vấn đề: chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải đang chứng thực bản thân. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp cũng là tu luyện, trong quá trình tu luyện là phải vứt bỏ chấp trước vào ‘cái tôi’ của bản thân, không thể nào ngược lại làm gia tăng vấn đề chứng thực bản thân dù là hữu ý hay vô ý. Trong quá trình chứng thực Pháp và tu luyện cũng là quá trình từ bỏ ‘cái tôi’, làm được như thế mới là chứng thực bản thân chư vị một cách chân chính, bởi vì những thứ của người thường thì cuối cùng chư vị cũng phải buông bỏ, buông bỏ tất cả chấp trước của người thường mới có thể vượt qua được tầng của người thường”. (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Giảng Pháp tại các nơi VI)

Vào ngày tôi rời cơ quan khi nghỉ hưu và bàn giao chìa khóa văn phòng, tôi vẫn có cảm giác trống trải mặc dù đã chuẩn bị tinh thần cho việc này. Tôi đã nghĩ rằng mình không còn được coi trọng nữa. Đây cũng chính là một chấp trước ẩn sâu về “danh” của bản thân tôi trong cuộc sống xã hội người thường này.

Biểu hiện văn hóa Đảng – Tâm tự mãn của tôi

Mẹ tôi quyết định món ăn cho thực đơn hàng ngày, bà định nấu cháo ngô bằng nồi cơm điện, nhưng bà lại không biết cách sử dụng nó. Khi tôi cố gắng khuyên nhủ bà thì bà thấy không hài lòng, vì vậy tôi đã im lặng và không nói thêm điều gì với bà.

Nhìn mẹ như vậy, tôi chợt nghĩ đến một sự việc đã xảy ra vài ngày trước đó, tôi đã áp đặt quan điểm của mình một cách mạnh mẽ cho một học viên khác.

Có một học viên đã bị bắt khi đang phát lịch giảng chân tướng nên các học viên khác đã nhanh chóng phối hợp để tìm cách giải cứu cô ấy. Một học viên nói với tôi rằng chú chồng học viên A là người đứng đầu Bộ phận An ninh Nội địa và chúng tôi có thể hỏi ông ấy về tình hình của học viên đang bị bắt, đồng thời nhân cơ hội này giảng chân tướng cho ông ấy.

Tôi đã tìm đến nhà của đồng tu A và nói với cô về dự định của chúng tôi. Cô ấy đáp lại rằng: “Việc tu luyện không nên phụ thuộc vào việc đi nhờ vả người khác và biếu quà”.

Tôi thấy hơi khó chịu và nghẹn giọng trả lời: “Đồng tu nghe này, chúng tôi không yêu cầu chú của bạn giúp đỡ bằng cách biếu quà để mua chuộc ông ấy! Chúng tôi là đang cố gắng cứu ông ấy!”.

Bầu không khí lúc đó dường như rất ngột ngạt. Tôi nhận ra tâm tự mãn của mình đang biểu hiện rất mạnh và tôi cố gắng làm giảm bớt nó nhưng tôi vẫn có cảm giác như tôi đang tự bảo vệ hành động của bản thân.

Tôi đã thảo luận việc này với các học viên khác trong nhóm học Pháp vào buổi tối hôm đó và mong họ giúp đỡ tôi trong việc tìm ra các chấp trước của mình.

Một học viên nói: “Mặc dù suy nghĩ của bạn là tốt nhưng tâm tự mãn của bạn lại rất mạnh. Đôi khi tôi cảm thấy rất khó để trao đổi với bạn”. Một người khác chia sẻ thêm: “Bạn hãy chú ý đến thái độ và giọng điệu của mình, đừng lúc nào cũng cố gắng điều khiển mọi thứ theo cách của riêng bạn vì bạn luôn cho rằng mình đã đúng“.

Một học viên khác lại nói: “Bạn đã hơi lo lắng vì bạn đang bị chi phối bởi cái tình với học viên bị bắt, sự thiếu kiên nhẫn của bạn cũng đã bộc lộ ra ngoài trong tình huống này”. Tôi hoàn toàn đồng ý và cảm ơn các đồng tu vì những góp ý chân thành của họ. Cảm giác đau khổ của tôi đột nhiên biến mất ngay sau đó. Tôi phải tu bỏ tâm tự mãn và độc đoán của mình!

Hướng nội và tu chính bản thân

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, lòng hiếu thảo được đặt lên hàng đầu. Là đệ tử Đại Pháp thì nên đối xử như thế nào với “chữ hiếu” này đây? Một số học viên tình nguyện chăm sóc cha mẹ ốm đau vì nghĩ rằng họ cần phù hợp với trạng thái của người thường và đó cũng là đang chứng thực Đại Pháp. Tuy nhiên, làm như vậy lại khiến họ không có thời gian để làm tốt ba việc mà các học viên nên làm.

Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi. ‘Tình’ là việc của người thường; người thường là vì ‘tình’ mà sống”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Vì các học viên phải tu xuất ra tâm từ bi, nó không chỉ là từ bi đối với những người thân trong gia đình mà là có lòng từ bi với tất cả chúng sinh.

Khi mẹ tôi phải nhập viện, tôi là con gái duy nhất của bà, tất nhiên tôi nên chăm sóc bà thật tốt. Tôi chỉ đôn thúc bản thân hãy làm theo những gì tôi nên làm mà không cảm thấy buồn bã hay bị cảm xúc chi phối. Tôi đã tận dụng khoảng thời gian khi ở viện chăm sóc mẹ để nghe các bài giảng Pháp và giảng chân tướng cho những người khác trong bệnh viện.

Tôi vẫn có thể ăn ngon và ngủ ngon. Khi mẹ tôi xuất viện, tôi thấy rằng thậm chí tôi còn tăng cân.

Các xử sự của mẹ chính là chiếc gương phản chiếu trạng thái tu luyện của tôi, mẹ đã giúp tôi hướng nội và tìm ra nhiều chấp trước ẩn giấu của mình. Thấy cảnh mẹ trồng rau tại khu đất công cộng bị bỏ hoang cũng là lúc tôi đã có thể tìm thấy chấp trước vào tư lợi của mình. Nhìn thấy vẻ mặt hạnh phúc của mẹ khi nghe thấy những lời tích cực, tôi cũng nhận ra mình luôn muốn tìm kiếm những lời khen ngợi!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/20/409923.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/15/188787.html

Đăng ngày 04-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share