Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại  

[MINH HUỆ 15-01-2021] Mọi người đều biết cần phải trừ bỏ văn hóa đảng, nhưng đối với những người sinh sống thời gian lâu ở Đại Lục và những người sống ở nước ngoài thời gian lâu nhưng vẫn còn lưu lại văn hóa đảng mà nói, họ có thể không hiểu rõ văn hóa đảng là thứ gì và cũng không muốn bị người khác nói là mình có văn hóa đảng. Thế nhưng, văn hóa đảng là thứ vật chất bại hoại do ác ma tà đảng chế tạo ra, nếu không thanh trừ sạch sẽ những vật chất này thì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tu luyện và thực thi sứ mệnh của chúng ta. Do vậy, tôi mong rằng thông qua bài chia sẻ này để tiến hành thảo luận về một số vấn đề khá nổi cộm mà mình nhìn thấy với thiện ý nhắc nhở mọi người.

1. Tùy tiện chỉ huy người khác

Tôi phát hiện những người đến từ Đại Lục đều có khuynh hướng là không phân biệt giữa mình và người khác, xem việc của người khác thành việc của mình mà tùy tiện phát biểu ý kiến, áp đặt, thường hay bảo người khác phải làm như nào. Có thể xuất phát điểm về mặt chủ quan là vì để tốt cho người khác, nhưng cách làm như vậy sẽ không thu được hiệu quả tốt. Tôi nhận thấy qua việc này đã thể hiện ra gen tà ác “kiểm soát” của Trung Cộng, chính là cần phải kiểm soát từng lời nói từng hành động của người khác nằm trong phạm vi cho phép của mình. Ngược lại, lúc cần phục tùng theo sự sắp xếp của cấp trên thì thường có phản ứng dữ dội, tự mãn, trả treo, dường như việc lắng nghe và làm theo sự xếp đặt, phản hồi, chỉ đạo và điều chỉnh của cấp trên đã gây tổn hại đến mình. Nó cùng là một loại quan niệm nhưng được phản ánh theo hai mặt cực đoan trái ngược nhau.

Thực ra ở trong hoàn cảnh hải ngoại, mỗi cá nhân đều chú trọng làm tốt công việc của mình, mỗi người đều có năng lực tự chủ độc lập của riêng mình, coi trọng xếp đặt cho chính quan hệ trong công việc, tôn trọng người khác. Không cần người khác giúp đỡ và cho ý kiến quá nhiều, về cơ bản đều là tự bản thân tìm kiếm con đường nhân sinh của mình. Một người lãnh đạo tương đối tốt sẽ cho người khác đầy đủ không gian để họ tự do phát huy. Khi trong tâm một người tràn đầy thiện niệm, không chứa ác niệm sinh ra từ việc không thỏa mãn, hoặc là cảm xúc dâng trào hay “cái tôi” quá mạnh, thì anh ta sẽ không đối đãi với người khác như vậy.

2. Tùy tiện động vào đồ của người khác

Tùy ý động vào đồ của người khác khi chưa được cho phép, ăn uống tiệc tùng, người đưa người lấy, những hành vi này trông như trực tiếp thu hẹp khoảng cách giữa người và người, nhưng thực ra chúng là biểu hiện của thiếu lễ phép và giáo dưỡng. Có người rảnh rỗi không có việc gì làm nên tùy tiện lấy đồ của người khác ra xem, hơn nữa còn bình phẩm các kiểu, nhưng lại không biết rằng mình đã xúc phạm đến sự riêng tư của người ta. Có người còn áp đặt ý tốt dư thừa của mình lên người khác (như là, điều tôi mang đến cho bạn đều là thứ tốt, cho nên bạn phải nhận lấy) dẫn đến mối quan hệ méo mó giữa người với người.

Kỳ thực, mỗi cá nhân đều có sự sắp xếp của mình đối với những thứ của bản thân. Nếu như người khác tùy tiện động vào và tùy tiện nói khi chưa có sự cho phép, thì chính là đang xâm phạm đến người khác, sẽ khiến cho người ta chán ghét. Ngay cả khi người khác rất nhiệt tình nhưng cũng không có nghĩa là bạn có thể tùy ý động vào đồ của người khác như chủ nhân. Giữa người với người nên giữ lấy khoảng cách cần có, đây chính là thể hiện căn bản của lễ phép và giáo dưỡng.

3. Tùy lúc tùy chỗ bình phẩm người khác, tùy lúc tùy ý đưa ra kết luận đối với người khác

Người nặng văn hóa đảng có thói quen đặt mình cao hơn người khác, cuồng vọng tự đại, do vậy đối với bất cứ người nào, việc nào cũng ăn nói đĩnh đạc, tựa như bản thân mình là lãnh tụ tinh thần. Nhắm vào người không nhắm vào việc, nghe thấy gì nhìn thấy gì thì phản ứng đầu tiên là bình luận từ đầu đến chân, vội vã kết luận, dường như người nào việc nào cũng cần anh ta hay cô ta đưa ra kết luận, nếu không thì dường như thiếu sót gì đó.

Chúng ta cần phải tu khẩu. Người khác như nào có thể mình không biết rõ; bản thân cho rằng người khác như thế nào thì đó có thể là đến từ nghiệp lực và quan niệm người thường của mình, nói ra như thế chính là đang tạo nghiệp, dẫn đến sự bất hòa thuận trong các đệ tử Đại Pháp, thậm chí sẽ làm tổn hại đến hình tượng của Sư phụ. Trên miệng luôn trực chờ những lời kết luận như thế, mở miệng liền nói ra, không biết chừng mực gì cả. Bên cạnh đó, Sư phụ cũng từng giảng Pháp lý:

“… nhắm vào việc chứ không nhắm vào người” (Ý kiến về Chính Pháp đề cập đến tại Hội nghị các phụ đạo viên tại Bắc Kinh [1995], Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải)

Cổ nhân Trung Quốc xưa nay đều là bậc quân tử khiêm tốn, nữ nhi hiền lương thục đức, chứ những người tự cho mình là đúng, ăn nói bừa bãi, lấy bản thân mình làm chuẩn tắc thì hầu như không có chỗ đứng trong xã hội. Xã hội hiện đại đã bại hoại, trắng đen đảo lộn, mọi người cũng đã nhìn thấy rồi, thế nhưng cớ sao những người như vậy lại có thị trường lớn trong quần thể đệ tử Đại Pháp ở kia vậy? Phải chăng nó phản ánh ra chủng chấp trước quan niệm nhất định nào đó của mọi người? Là thứ gì khiến cho một số người không tôn trọng người khác, thậm chí là bất kính đối với Đại Pháp? Là thứ gì khiến cho người ta phát huy oai lý và miệng lưỡi thị phi sau khi đạo đức người thường bại hoại trong hạng mục của các học viên?

Lúc trong tâm tràn đầy thiện niệm (chứ không phải ác niệm sinh ra do bản thân không thỏa mãn) thì người ta sẽ không đối đãi với người khác như thế.

4. Tùy tiện đả kích người khác

Người bị trúng độc nặng bởi văn hóa đảng vừa mở miệng liền oán hận, chỉ trích, thậm chí là chửi rủa, hễ gặp vấn đề và mâu thuẫn liền hoàn toàn đánh mất bản thân, họ lúc nào cũng sắm vai như chiếc đèn pin và pháo cao xạ, không tìm ra vị trí của mình. Khi chúng ta thực sự vì để tốt cho người khác, thực sự vô tư như thế thì trong tâm chúng ta mới thực sự tràn ngập thiện niệm và không có ác niệm sinh ra, lúc đó chúng ta mới không đối đãi với người khác như thế kia và hiệu quả cũng tuyệt nhiên khác hẳn.

Do không tín Thần nên những người mang theo văn hóa đảng đã đánh mất ước thúc đạo đức, ngay cả Thần họ cũng dám giẫm đạp dưới chân, thử hỏi có còn thứ gì mà họ không thể chà đạp nữa chứ? Chế độ quy định là kẻ địch, thẩm tra công việc là kẻ địch, bất đồng ý kiến là kẻ địch, ai đối với tôi tốt thì mới là tốt, ai đối với tôi không tốt thì tôi sẽ khiến cho người đó không thể thoải mái yên ổn. Tiêu chuẩn để phán đoán thiện-ác, đúng-sai đã bị méo mó nghiêm trọng, cho nên họ mới dám tùy tiện đối đãi với người khác quán tính như vậy. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn đảo lộn chính-phản kia là do tà ma cộng sản nhồi nhét và áp đặt vào bạn lúc còn trẻ, cớ sao bây giờ bạn còn chưa chịu buông bỏ chúng?

Người đã từng sống ở nước ngoài trong một thời gian có thể cảm nhận con người ở nơi đó biết tôn trọng và quý mến người khác, mang theo tâm thái thiện ý nhắc nhở và giúp đỡ đối với thiếu sót của người khác, “điều mình không muốn thì cũng đừng làm nó cho người khác”, tôn trọng sự riêng tư của người khác, chú ý không làm tổn thương đến tự trọng của người khác. Những điều này hoàn toàn trái ngược với thói lưu manh hại người của Đảng cộng sản.

5. Thích la lối, thích thú với việc chỉ huy người khác

Tôi phát hiện càng lúc càng có nhiều người thích thú chỉ bảo mọi người phải làm thế nào, thích thú phát biểu trước bàng dân thiên hạ. Kỳ thực, đây cũng là biểu hiện của tự mãn và vô tri của những người đi theo Đảng cộng sản. Rất nhiều danh nhân trong lịch sử là những người hết sức khiêm tốn. Chỉ có loại người chẳng có thành tựu gì mới đặc biệt thích thú biểu đạt ý kiến của mình về người và vật, thậm chí còn đi rêu rao trước mặt một nhóm người, kêu gọi người khác đi theo họ, đối với người bình thường mà nói, họ sẽ có cách nhìn nhận gì đối với loại người này?

Những người này tạo thành vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong các đệ tử Đại Pháp, bởi vì chúng ta cần phải “dĩ Pháp vi Sư” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996]), chứ không phải là chạy theo người khác. Mỗi cá nhân đều đang bước đi con đường của mình, chứng ngộ quả vị của mình, đây không phải là thứ người khác có thể cho chúng ta. Nếu như có thể cho thì Sư phụ trực tiếp đem người lên thiên thượng chẳng phải tốt hơn hay sao? Đệ tử Đại Pháp không cần phải “làm thầy người khác”, mỗi cá nhân cần phải ngộ từ trong Pháp, chứ không phải là đồng tu nói thế nào thì làm thế nấy. Nếu thế thì Đại Pháp đang độ nhân, hay là bạn đang độ nhân vậy?

Thứ mà người khác chứng ngộ tất nhiên sẽ không giống với bạn. Tuy bản thân cảm thấy có lý về việc mình tùy tiện nói người khác, nhưng thực ra nó đều nằm ở tầng thứ của tự thân, không có chút gì giúp ích cho người khác, có khi còn gây can nhiễu đến người ta. Cho nên, đệ tử Đại Pháp không nên tùy tiện phát tán tư tưởng và ngôn luận của bản thân trong quần thể người tu luyện. Chúng ta càng không thể dùng tín tức tiểu đạo và lôi kéo quan hệ cổ động một nhóm người chạy theo mình, như vậy có thể sẽ phạm phải sai lầm lớn.

6. Tùy tiện bình luận người khác, thị phi đúng sai, phẫn nộ bất bình

Điều mình nói mới là sự thật, mình nói gì cũng đều là đúng, tạo thành đúng sai lẫn lộn, sự thật khó mà khôi phục về trạng thái ban đầu, gây ra tổn thất cực lớn. Những thứ này đều là thói xấu vặt vãnh trong con người nhưng lại có thể mang đến tổn thất lớn và khởi tác dụng phá hoại cực lớn đối với người tu luyện. Bình luận về người khác, lôi kéo một nhóm người tới đả kích bài trừ ai đó, đệ tử Đại Pháp như này làm sao có thể phối hợp tốt và có trách nhiệm với nhau cho được?

Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể phát triển sâu rộng hơn và đem lại những hành động tương ứng. Thực sự tạo thành hiện tượng có đồng tu không thể dung nhập tốt vào chính thể, không thể phối hợp làm việc cùng với mọi người. Kỳ thực, những lời bình luận đó chỉ là thứ vặt vãnh, thông thường chỉ những người không tinh tấn và không có chuyện gì làm mới đang làm như thế, nhưng chúng lại khởi tác dụng hết sức tiêu cực đối với những người xung quanh.

Tư tưởng của mình không nhất định là đúng đắn, vậy mà đến đâu cũng dám nói, thậm chí bộc lộ hành động và bài xích một số đồng tu, từ đó thực sự đã can nhiễu đến an bài của Sư phụ và những người mà Sư phụ cần cứu độ, thử hỏi bản thân mình làm thế nào để đối diện với Sư phụ? Tuy có khi may mắn thành công nhưng có thể là đang sa vào bẫy của cựu thế lực. Người xưa nói: “Con người không phải bậc thánh hiền, làm sao có thể không sai sót?” Là cái gì khiến cho bản thân phẫn nộ bất bình, nói mãi không nguôi như thế, cớ sao không biết nhìn lại và điều chỉnh bản thân mình?

7. Không có quy củ đi theo quán tính

Nghe nói tới quy định và quy củ thì niệm đầu tiên không phải là thiện ý lý giải, dùng thiện niệm phán đoán, mà là bật lại theo quán tính, phản ứng đầu tiên là “tôi không thể giữ quy củ này, tôi là người đặc biệt, tôi có lý do”; dường như nhắc đến quy củ và giữ quy củ chính là xúc phạm bản thân, có tính đối nghịch rất mạnh. Không thể phủ nhận chủng loại quán tính này bao hàm trong sinh hoạt và công tác ở Đại Lục, nó là di chứng lưu lại sau khi bị tà đảng bức hại, đồng thời cũng là phản ứng quan niệm sau khi tiếp thu tẩy não của tà đảng.

Tục ngữ nói: Xuống dốc thì dễ, lên dốc mới khó, mất cả đời để học cái tốt, trong khi học cái xấu chỉ trong một lần. Vậy cũng nói là, học điều tốt cần cả một đời không ngừng chú trọng học tập và tu dưỡng bản thân, trong khi đó học điều xấu chỉ cần xem hình mẫu xấu xa một lần thì sẽ biết ngay làm xấu thế nào. Khi nhìn thấy những học viên người Tây phương chưa từng sinh sống và học tập tại Trung Quốc ở xung quanh mình, gặp phải chuyện thì bĩu môi, nghe thấy gì liền phát hỏa, nhìn thấy gì liền đưa ra kết luận tiêu cực về người khác, chúng ta có cảm thấy kỳ quặc hay không. Cớ sao học viên Tây phương lại giống như đến từ Trung Quốc xã hội chủ nghĩa vậy? Phải chăng ngôn hành của chính chúng ta đã khiến họ bị ô nhiễm bởi văn hóa đảng?

Với quan niệm phản quy củ và phản truyền thống thêm vào cưỡng chế, thì hậu quả không chỉ là bản thân đi ngược với quy củ, không nắm bắt học tập tri thức chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, mà lại cưỡng chế người khác theo quán tính để người khác làm theo những thường thức và kinh nghiệm khiếm khuyết của mình. Thực ra, “biết là biết, không biết là không biết”, học mà không hiểu cũng là tôn trọng tri thức, thiện ý tôn trọng người khác, học mà không hiểu là việc tốt chứ không phải việc xấu. Rốt cuộc là thứ quan niệm gì khiến cho bản thân mình trở nên khoe khoang và ngang ngược như thế? Chính là những thứ văn hóa đảng do Đảng cộng sản nhồi nhét vào thời còn trẻ kia. Tuy đã tu luyện rồi nhưng chúng ta cũng cần phải chú trọng thanh tẩy bản thân, vứt bỏ những quan niệm kia, chứ không phải là ôm giữ chúng, thậm chí dù đã tu luyện nhiều năm nhưng vẫn còn sống trong vòng kiểm soát quan niệm của văn hóa đảng.

Bài viết này chỉ tóm lược một vài ví dụ về hiện tượng văn hóa đảng tồn tại trong các học viên, Sư phụ giảng nhắm vào việc chứ không nhắm vào người, ở đây người viết không kết luận đối với bất kỳ ai, mà chỉ hy vọng có chỗ giúp ích cho những người muốn tu bỏ văn hóa đảng. Nếu như mọi người có thể đào sâu gốc rễ của quan niệm văn hóa đảng ở bản thân mình, vứt bỏ chấp trước đối với những thứ vật chất bại hoại này vào lúc then chốt cuối cùng, thì đó mới là điều Sư phụ mong muốn và là điều tà ác sợ hãi. Nếu như chúng ta vẫn không dám đối diện với vấn đề của bản thân, đụng phải vấn đề liền né tránh, che giấu, thậm chí là liều mạng chống cự, thì đó mới là chỗ để cho tà linh cộng sản vẫn còn thoi thóp chút hơi tàn. Cho nên, chúng ta cần phải để cho phần Thần của mình khởi tác dụng chủ đạo, tiêu diệt thứ văn hóa đảng cưỡng ép vật chất bại hoại vào chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/1/15/關於學員中黨文化的幾個突出表現-418566.html

Đăng ngày 25-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share