Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 03-12-2020] Trong giảng Pháp, Sư tôn nhiều lần nhắc đến văn hóa đảng, hơn nữa còn yêu cầu học viên từ Đại Lục đến hải ngoại phải nhanh chóng loại bỏ văn hóa đảng. Dưới đây là nói một chút lý giải của bản thân về những biểu hiện văn hóa đảng.

Khi tôi vừa mới từ Trung Quốc Đại Lục đến hải ngoại, vẫn không cảm thấy bản thân có văn hóa đảng. Trên thực tế, tôi đã hun khói (văn hóa đảng) đến nghẹt thở mọi người, nhưng bản thân vẫn không cảm giác ra. Bây giờ chính tôi lại bị người mới từ Trung Quốc đến làm cho ngột ngạt không chịu nổi. Nhưng có lẽ bản thân tôi vẫn còn gây khó thở cho những người đã xuất ngoại lâu năm.

Văn hóa đảng có đủ dạng biểu hiện, một số người đã ở nước ngoài trong một thời gian dài, bản thân có thể dần dần bỏ được, một số vẫn chưa thể tự nhiên mài mòn, còn có số đông thậm chí rất lâu rồi cũng không nhận ra.

Ví dụ, tôi vừa đến hải ngoại không lâu thì đến làm việc ở mảng truyền thông. Khi công ty thảo luận về văn hóa đảng, một đồng nghiệp nói rằng văn hóa đảng của tôi rất mạnh. Trong tâm tôi rất ủy khuất, và nghĩ: “Mình nhận thức về Trung Cộng rõ ràng như vậy, trong nước còn không ngừng phơi bày Trung Cộng, sao mình có thể mang văn hóa đảng được chứ?” Trong tâm ủy khuất nhưng trên miệng lại nói: “Bước ra từ xã hội văn hóa đảng đó, ai mà không nhiễm văn hóa đảng chứ?” Bây giờ nghĩ lại, đây cũng là biểu hiện của văn hóa đảng, trong tâm nghĩ một đằng, ngoài miệng nói một nẻo.

Sau này, khi ban biên tập đào tạo kỹ năng viết, tôi đã so sánh cách viết giữa người Đại Lục và hải ngoại. Tôi thấy tiêu chuẩn viết lách của mình chẳng tiến bộ gì, nhưng tôi nhận rõ được văn hóa đảng của mình trong đó. Từ tư duy, cách viết và nói chuyện của tôi, thực sự đâu đâu cũng thẩm thấu đầy văn hóa đảng.

Về những biểu hiện khác nhau của văn hóa đảng đã được nói rất rõ trong quyển sách “Giải thể văn hóa đảng”. Bản thân tôi nhận thức rằng biểu hiện của văn hóa đảng có ba tầng diện.

Tầng diện cuộc sống

Tầng diện cuộc sống bao gồm những gì? Đó chính là thói quen sinh hoạt, thói quen nói chuyện, thói quen viết (sáng tác). Ví như, có một số người ăn nói rất lớn tiếng ở nơi công cộng, bất chấp người xung quanh, lời nói làm nghẹn họng người ta, cũng không chú ý ăn mặc, v.v..

Trong cách viết, từ cách diễn đạt cho đến mỗi câu văn, tác giả đều muốn áp đặt mạnh mẽ ý thức tư tưởng của bản thân lên độc giả. Khi tường thuật lại một lời nói, dùng rất nhiều từ ngữ chỉnh sửa và hạn chế. Người Tây phương khi viết, họ viết ai đó nói gì đó, ví như đó là lời ông Trương nói, hay là XX biểu thị, rồi trích dẫn lời đó ra, và để người đọc tự hiểu nội dung. Còn cách viết mang văn hóa đảng, sẽ viết rằng AA kiên quyết nói, hoặc là BBB nói chắc như đinh đóng cột, nói như thế như thế. Rất nhiều khi còn áp đặt một cách mạnh mẽ tư tưởng của tác giả lên độc giả, buộc họ tiếp nhận.

Với lý do tương tự, khi nói chuyện, giọng điệu rất nặng, phát âm cứng nhắc, trong một câu nói có rất nhiều trọng âm. Một số quan chức khi nói chuyện, nếu khả năng ngôn ngữ của họ không tốt lắm, để tăng trọng lượng (mức độ quan trọng) cho bài phát biểu, họ phải thêm một số từ nhấn như “à”, “ừm” để thị uy.

Khi học Pháp, giọng đọc của học viên Đại Lục chúng ta rất không khớp nhau, có rất nhiều trọng âm và ngữ khí khoa trương. Bản thân tôi cũng vậy, mặc dù ý thức được đó là văn hóa đảng nhưng vẫn nhất thời không sửa được. Khi tôi đọc Pháp, hầu như cứ mỗi cụm từ thì ngừng một nhịp, trong mỗi cụm thì có một trọng âm xen vào. Nguyên nhân là gì? Đó cũng là một dạng tiềm ý thức muốn truyền thụ cho người khác. Có học viên nghiêm trọng hơn một chút, trong mỗi câu đều có trọng âm, khiến người ta không hiểu đâu là trọng điểm, thậm chí không hiểu được câu đó có ý nghĩa gì.

Tôi đã hỏi một giáo viên của trường đại học thành phố về ý kiến và quan điểm đối với các bài viết truyền thông. Ông ấy nói, độc giả đều có não mà, chư vị chỉ cần trình bày sự thật, bản thân độc giả tự suy xét. Trước đây tôi thường xem một số bài viết trên mạng, họ nói Đông nói Tây, liệt kê ra một số sự thật, sau đó đột nhiên đưa ra kết luận: Làm nổi bật nhà lãnh đạo AA của Trung Cộng, và ngày tàn của ĐCSTQ không còn xa nữa, v.v., đột ngột kết luận khiến mọi người không thể hiểu được. Đây có thể cũng là phương thức tư duy văn hóa đảng.

Đối với báo chí (hoặc truyền thông), trước tiên, hầu hết độc giả muốn nhận được thông tin mới nhất, thứ hai, họ muốn xem phân tích và cơ sở lý luận của bạn, hơn là xem “kết luận” cảm tính của bạn, vì vậy, hãy đưa kết luận này vào phần cung cấp thông tin để bản thân độc giả tiếp tục suy nghĩ. Chúng ta có thể có lập trường và thái độ của bản thân, nhưng ngôn ngữ hòa hoãn một chút, biểu hiện chủ quan và sắc thái tình cảm ít một chút, đổi lại có thể khiến nhiều người hơn nữa tiếp thu. Suy cho cùng chúng ta phải cứu người, vẫn còn một số người không minh chân tướng, và một số người vẫn chưa giải khai được nút thắt trong tâm. Nếu ngôn ngữ của chúng ta kịch liệt và võ đoán, dễ khiến những người vốn có quan điểm sai lầm chùn bước và ngần ngại tiếp xúc hay tìm hiểu.

Trong tài liệu chân tướng của Minh Huệ, tôi nhận thấy tài liệu phát cho người Trung Quốc Đại Lục, bất kể là bài tuyển chọn, hay là ngôn ngữ viết, đều được làm rất tốt, khiến người ta thích nghe thích đọc và tiếp nhận mà không có trở ngại.

Còn có những biểu hiện khác của văn hóa đảng, ví dụ, lời nói ra chứa đầy đạo đức cao, hoặc là luôn chỉ trích người khác v.v.. Có lẽ mọi người đều biết câu chuyện này, học sinh Đài Loan nói: “Trong phòng có chút ngột ngạt, xin hỏi mình có thể mở cửa sổ không?” Trong khi đó học sinh Đại Lục lại nói: “Trong phòng ngột ngạt quá, sao không mở cửa sổ!?”

Một số học viên ở các điểm chân tướng, chuyên môn mặc các loại quần áo có khả năng chống bụi bẩn, trông giống như công nhân làm việc dưới mặt đất vậy. Hãy so sánh một chút với những người Tây phương đứng trên phố tuyên truyền Cơ đốc giáo, họ nghĩ rằng phải tôn trọng đối phương nên ăn mặc lịch sự, họ mặc vest và mang giày da, áo sơ mi thắt cà vạt, tỉ mỉ cẩn thận từng chút một.

Văn hóa đảng ở tầng diện cuộc sống là dễ nhận ra nhất, cũng khá dễ bỏ đi. Chỉ cần thay đổi môi trường, thời gian lâu, thì sẽ mài mòn đi thôi.

Tầng diện tinh thần

Mọi người đều biết triết học đấu tranh của Trung Cộng, ở đâu có nhiều người Trung Quốc, ở đó có đấu tranh, đặc biệt nếu có nhiều hơn hai người đàn ông. Một khi đấu tranh giành được thắng lợi, thì chiếm được tất cả danh lợi tình. Hãy nhìn những nơi mà người Trung Quốc tập trung, hoặc những gì họ làm, họ nói hãy làm theo cách này, hãy làm theo cách kia, cứ tranh tới tranh lui mãi.

Tôi luyện tập ở Đoàn nhạc Tian Guo, một lần nọ tôi đến luyện ở nhóm kèn. Hôm đó có hai giáo viên chuyên nghiệp, hai người họ phối hợp với nhau, không có kiểu phối hợp mang văn hóa đảng, khiến chúng tôi rất chấn động. Trong một tiết mục, vị giáo viên này giảng thì người kia phối hợp; đến tiết mục tiếp theo, vị giáo viên kia huấn luyện, thì vị giáo viên này hỗ trợ, rất nhịp nhàng và tự nhiên.

Chúng ta thường nói phối hợp, phối hợp, nhưng vì sao vẫn luôn phối hợp không tốt? Có lẽ vì trong rất nhiều tình huống là không bỏ được những tư tưởng văn hóa đảng.

Tầng diện nhân cách và nhân tính

Biểu hiện cuối cùng của văn hóa đảng chính là “vật chất hóa” và “công cụ hóa” con người ta, chứ không coi con người như con người.

Nhiều người dân Trung Quốc bình thường không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng không phải là người được nhận quyền lợi, tại sao họ lại sùng bái Mao quỷ? Vì sao lại vô cùng kích động khi xem bộ phim tuyên truyền của Triều Tiên với hàng chục nghìn người? Đây chính là một dạng văn hóa đảng khởi tác dụng. Con người được công cụ hóa và vật chất hóa, hàng vạn người quần áo chỉnh tề, nhịp bước và khuôn mặt mỉm cười y chang nhau, đồng bộ hệt như bãi cỏ, như hoa màu vậy. Những người xem video này tưởng tượng mình là người lãnh đạo.

ĐCSTQ có thái độ rất tích cực đối với sự phát triển công nghệ biến đổi gen, nhân bản người, rô bốt sinh học và công nghệ điều khiển não bộ. Bởi vì nhân tố đằng sau Trung Cộng chính là ma quỷ, mà ma quỷ chưa bao giờ xem trọng sinh mệnh con người. Đảng Cộng sản đã đặt thuyết tiến hóa và lý luận phản xạ có điều kiện về thần kinh của Pavlov lên ngang hàng và coi chúng là chân lý kinh điển.

Trong văn hóa đảng, người ta chỉ cần coi đối phương như dị loại, như địch nhân thì có thể không nhìn họ như con người, có thể không từ một thủ đoạn nào.

Tôi vốn cho rằng, văn hóa đảng trong tầng diện thứ ba này thì người tu luyện chúng ta có khá ít. Nhưng thực tế, khi đào sâu vào thì vẫn có, nó biểu hiện rất nhiều trong cuộc sống và trong vận hành hạng mục.

Người Trung Quốc Đại Lục cũng cho rằng mảnh đất Thần Châu ngày nay tội ác ngất trời. Quá khứ người già giảng, đánh người đừng đánh lên mặt, mắng người đừng vạch trần khuyết điểm. Bây giờ, người ta chuyên môn đánh lên mặt và hủy hoại dung nhan, mắng người thì mắng đến chết vẫn chưa hả giận. Đương nhiên, học viên chúng ta sẽ không như thế. Tuy nhiên, với những đồng tu coi thường người khác, cho rằng đối phương như thế nào đó, trong ánh mắt nhìn đối phương dường như có lửa vậy. Vậy mà, ngay cả ánh mắt đó cũng chưa từng dùng để nhìn tà ác hay tên đại ma đầu. Sự tình như vậy vẫn thường xảy ra, nhưng trong số họ vẫn cầm cờ hiệu duy hộ Pháp.

Trên đây là một chút thiển đàm về biểu hiện của văn hóa đảng, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu chỉ chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/3/谈自己认识的党文化三层表现-414197.html

Đăng ngày 23-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share