Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Đại lục
[MINH HUỆ 16-01-2021] Từ khi Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu bị bức hại cho đến nay, không biết đã có bao nhiêu người đã nói với tôi câu nói này: Cần phải xem xét đến cảm thụ và hoàn cảnh của cha mẹ, cần phải làm tròn chữ Hiếu. Nói câu này có lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp, cảnh sát đồn công an, cảnh sát trại giam, phạm nhân trong tù, thậm chí bao gồm cả cha mẹ tôi.
Trong những người này, tuyệt đại bộ phận đều là những lời xuất phát từ nội tâm, mà khi tôi bày tỏ kiên trì giữ vững tín niệm thì phản ứng của họ khác nhau: Có người than thở, có người xúc động, có người không nói năng gì, có người nổi giận lôi đình, có người thậm chí còn đánh đập tôi dữ dội. Những phản ứng này khiến tôi ý thức được rằng trong sâu thẳm nội tâm họ vẫn còn có những nhân tố thiện, đồng thời cảm thấy thương tâm với sự lý giải chữ hiếu hẹp hòi của họ.
Văn Thiên Tường viết bài thơ “Chính khí ca” lưu danh thiên cổ, trong đó có lời “Quan Thái sử chép sử ở nước Tề” như thế này, kể về Thái sử bá ghi chép sử sách thời Xuân Thu, không sợ sự đe dọa của đại thần Thôi Trữ, kiên trì ghi chép đúng sự thực rằng Thôi Trữ giết vua, kết quả bị sát hại. Ba người em của ông cũng không sợ cường bạo như vậy, trong tình huống 3 người anh trai lần lượt bị sát hại cùng vì một nguyên nhân giống nhau, người em trai nhỏ nhất là Thái sử quý vẫn ghi chép đúng sự thực, Thôi Trữ cuối cùng không dám hạ thủ nữa.
Vấn đề ở đây là: Mấy người này không xem xét đến cảm nhận của cha mẹ họ ư? Bản thân chết rồi thì ai hiếu kính với cha mẹ, họ chẳng phải là không làm tròn chữ hiếu đó sao? Đương nhiên là không phải, điều họ kiên trì giữ vững là đạo nghĩa làm người. Đạo nghĩa là vô giá, những hy sinh của họ không thể dùng được mất trong người thường để đánh giá được, người xả thân vì nghĩa thực tế là đã tích đức rất lớn, cha mẹ họ cũng sẽ được phúc báo to lớn, chẳng qua là phúc báo đó không nhất định là xuất hiện ở trong đời này, hoặc trong không gian này.
Phương Đông và phương Tây cùng chung đạo lý. Trong thời gian tôi bị giam cầm trái pháp luật trong trại giam, có một phạm nhân giám sát có một quyển Kinh Thánh. Một lần tôi giở ra xem, thấy trong “Phúc âm Matthew” có câu như thế này: “Phúc cho những ai bị ngược đãi vì làm điều phải, vì Thiên đàng là của họ. Người ta sẽ nhục mạ và làm tổn thương các con. Họ sẽ lấy mọi điều xấu vu cáo các con vì các con theo ta. Nhưng khi họ làm như thế thì các con có phúc. Hãy hớn hở vui mừng lên, vì có một phần thưởng rất lớn đang dành cho các con trên Thiên đàng. Vì họ cũng đã ngược đãi các nhà tiên tri sống trước các con như vậy”.
Đoạn này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sâu sắc, tôi cảm thấy mình xem được đoạn này cũng không phải là ngẫu nhiên, ở đây là có nhân duyên đời xưa, mà trên thực tế là Sư phụ điểm hóa tôi. Chúng ta phó xuất là vì đạo nghĩa, cha mẹ của chúng ta vì vậy mà phải chịu các loại thống khổ, cũng đồng dạng là phó xuất vì đạo nghĩa, tương lai ắt có phúc báo.
Chúng ta biết con người sống là vì danh lợi tình. Cái gọi là hiếu kính cha mẹ là xuất phát từ cái tình của người thường, thực ra cũng là thỏa mãn cái tình của cha mẹ. Cái tình này cũng là nhân duyên ràng buộc, là ngắn ngủi, không thể lâu dài, bất quá chỉ là một đời mà thôi. Mà chúng ta phó xuất vì Chính Pháp mà đắc được phúc báo có thể khiến cha mẹ chúng ta sau khi trăm tuổi sẽ có được nơi chốn vô cùng tốt, điều này tốt hơn rất nhiều, rất nhiều so với cái gọi là hưởng chút phúc ở nhân gian, cảm thụ một chút niềm vui gia đình.
Bài chia sẻ “Mạn đàm chữ Hiếu” trên mạng Chánh Kiến viết rất hay rằng: “Bạn đem chân tướng Pháp Luân Công dâng cho cha mẹ, để cha mẹ minh bạch chân tướng, đưa ra sự lựa chọn, đây là chữ Hiếu cao nhất mà người xưa muốn làm mà cũng không làm được”. Sau khi cha mẹ minh bạch chân tướng, đưa ra sự lựa chọn thì Thần Phật sẽ quản, con đường sinh mệnh sẽ do Thần Phật an bài, không còn quy về tà linh Trung Cộng quản nữa. Cha mẹ nếu có thể thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, thì còn có thể đắc được đại phúc báo mà có bỏ ra bao nhiêu tiền cũng không có được“.
Đương nhiên, tu luyện trong người thường, đồng thời với việc làm tốt ba việc, thì đối với cha mẹ, con cái đều phải thiện lương, đồng thời khi nói với cha mẹ về quan hệ giữa hiếu thuận và kiên định chính tín thì không được nói quá cao, bởi vì cơ điểm tín Thần của con người hiện nay rất thấp, thế nên phải chú ý phương thức, phương pháp, dùng phương thức mà họ có thể lý giải được, ví như một số cách làm của người xưa để gợi lên chính niệm của họ, tránh nóng vội sẽ khởi tác dụng ngược.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/16/“在齐太史简”与孝-418573.html
Đăng ngày 18-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.