Bài chia sẻ của Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hà Bắc, Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 01-08-2020] Tôi vào công ty của đồng tu làm việc đã được vài tháng nay. Trước khi tới, bản thân tôi cứ nghĩ rằng bất luận là trên phương diện công việc hay tu luyện, đều sẽ có sự hỗ trợ đối với đồng tu. Nhưng sau vài tháng, tôi phát hiện, trên thực tế lại ngược lại, là đồng tu sếp (gọi tắt là J) khiến tôi liên tục bộc lộ chấp trước ẩn tàng hoặc chỗ thiếu sót, cũng khiến tôi có cơ hội thông qua đó hướng nội tìm đề cao lên.

Không phải em có máy tính xách tay rồi sao?

Thói quen công việc từ trước giờ, khiến tôi đến đâu làm việc đều muốn có một máy tính xách tay chuyên dụng, hơn nữa thường còn yêu cầu đời cao một chút. Vào công ty của đồng tu, tôi cảm thấy sếp rất hào phóng, hơn nữa hiểu thói quen của tôi, càng sẽ đáp ứng yêu cầu của tôi.

Ngày đầu đi làm, ngồi trong xe tôi liền nới với J: “Cấp cho em một cái máy tính xách tay nhé! Lúc ra ngoài cùng anh sẽ cần dùng đến”. Trong tâm tôi vốn 9/10 tin rằng anh sẽ nói: “Được, mua loại nào, kế toán lập tức cấp tiền cho em!”. Nhưng có ai ngờ rằng J cũng không dùng tiêu chuẩn của tôi để trả lời mà nói một câu: “Chẳng phải em đã có máy tính xách tay rồi sao?. Câu trả lời của J quả là khiến tôi kinh ngạc không thốt lên lời (Tôi là tới làm việc, sao mà lại dùng máy tính xách tay cá nhân của tôi?. Là một ông chủ, sao có thể nói ra được những lời đó?!). Những lời này xém chút nữa thì tôi buột miệng nói ra.

Kìm nén trong vài giây, tôi mới bình tĩnh trả lời: “Máy tính xách tay của em đời thấp, tốc độ chậm, hơn nữa máy tính của em là dùng để lên mạng hải ngoại với làm chân tướng, dùng để làm việc không thuận tiện cho lắm”. J không nói gì.

Vừa hay xe đi ngang qua gần nhà tôi, tôi nói: “Ở phía trước dừng lại một chút, em quay về nhà lấy ít đồ”. Vài phút sau, tôi xách theo máy tính xách tay lên xe. J dường như ý thức được điều gì: “Chúng ta đi mua máy tính xách tay cho em nhé!”. Tôi trả lời: “Thôi không cần mua nữa, dùng tạm cái này, nếu không ổn thì mua cũng chưa muộn”.

Kỳ thực, sau cú sốc và sự phẫn nộ, tôi phát hiện là tôi đã hình thành chấp trước vào máy tính xách tay đời mới, hơn nữa còn nghĩ lợi dụng sự hào phóng của đồng tu để thoả mãn sở thích đối với máy tính xách tay của bản thân. Mặc dù nói máy tính của tôi cài hệ thống bảo mật, dùng làm chân tướng với vào các trang web hải ngoại, nhưng chỉ cần dùng đĩa cứng di động hoặc ổ usb flash để tạo hệ thống di động là được rồi, mà tôi đã từng làm được rồi. Sư phụ dạy chúng ta ở đâu cũng nghĩ cho người khác, làm sao mà tôi lại không nghĩ đến việc công ty của J rất nhỏ, nên cố gắng cắt giảm chi phí? Huống hồ tôi ở công ty của J dùng máy tính xách tay của mình, chẳng phải là lúc nào cũng có thể học Pháp với lên mạng ở hải ngoại sao? Thực sự nên cảm ơn đồng tu.

Ngụỵ biện

Lúc J mời tôi đến công ty của anh, đã từng giới thiệu với tôi công ty còn có hai cổ đông nữa cùng đầu tư, hai người này làm ăn không thật, thường nghĩ cách tính toán với anh, hơn nữa công ty rất nhiều chỗ quản lý không bao quát hết được, tạo thành hai người này cùng với nhân viên dùi vào chỗ sơ hở. Tôi hỏi anh tôi có thể đảm nhận nhiệm vụ gì, J biểu thị: cái gì em cũng có thể quản, lúc không có tôi ở đó thì em là người quyết định.

Tôi vào công ty gần một tháng rồi, gần đến ngày lĩnh lương, J nói với tôi, hai hôm trước hai cổ đông cùng góp vốn nói muốn cùng J trao đổi về vấn đề tiền lương của tôi. J nói tôi cũng là người quản lý của công ty, nên cùng tham gia thảo luận. Tôi nói: “Thảo luận tiền lương của em, nên do ba cổ đông các anh quyết định, em không nên tham gia chứ? Tránh việc người khác có lời không tiện nói ra.” J cười: “Tôi chính là cố ý để em tham gia.” Tôi không minh bạch lắm, có thể là để tôi có thể tự trình bày ý kiến của mình.

Quả nhiên, mấy hôm trước buổi họp, hai người đó đề xuất, họ không đồng ý cho tôi tham gia, và họ đặt câu hỏi về sự tồn tại của tôi. Bởi vì đã chuẩn bị trước nên tôi liền nói ra ý kiến của mình. Thứ nhất, ban quản lý của công ty có một chế độ chưa được đầy đủ; thứ hai, sự thiếu hiểu biết của nhân viên về hệ thống khiến việc tuân thủ không hiệu quả; thứ ba, công ty thiếu các biện pháp khuyến khích hiệu quả; thứ tư, không có đủ sự tin tưởng giữa hai cổ đông và J. Tôi đang làm việc để cải thiện những vấn đề này và tôi đã thấy những kết quả ban đầu. Đồng thời, tôi tránh làm gia tăng xung đột giữa lao động và quản lý và tiết kiệm cho công ty những chi phí không cần thiết về vấn đề bảo hiểm và điều chỉnh nhân sự cho nhân viên công ty. Hai cổ đông nhận định rằng tôi là người của J và đến để trị họ, mặc dù tôi đã nhiều lần phân trần: “Tôi là thành viên của công ty, không phải của J và nguyên tắc làm việc của tôi là vì lợi ích của công ty”. Nhưng trong những lời của họ vẫn đầy sự bài trừ và nói câu trả lời của tôi là ngụy biện.

Tối hôm đó, tôi cùng J tham gia nhóm học Pháp, học Pháp xong giao lưu chia sẻ đến việc tôi vô cớ bị nói là “nguỵ biện”, trong tâm rất không vui, thuận tiện hỏi J một câu: “Anh nói xem em thế là nguỵ biện phải không?” Tôi vốn cho rằng anh ta sẽ nói mấy câu an ủi đồng thuận, ai ngờ anh nói: “Tôi cũng cảm thấy em nguỵ biện”. Lúc đó, tôi sững sờ giống như trúng phải bom vậy, hoàn toàn choáng váng không thốt lên lời.

Ban đêm, tôi nằm trên giường không những không ngủ được mà ngay cả mắt cũng không nhắm nổi, phẫn nộ, bất bình dâng lên không thể kiểm soát. Tôi không ngừng tự hỏi bản thân: “Tôi thật sự nguỵ biện sao? Tôi có nên rời khỏi nơi này?”. Quá nửa đêm, tôi vẫn trằn trọc. Sau đó, tôi dậy đứng trước Pháp tượng của Sư phụ thắp hương, một lần nữa quỳ xuống cầu xin Sư phụ điểm hoá, rốt cuộc con sai ở chỗ nào.

Đương nhiên, Sư phụ không điểm hoá cho tôi vì Sư phụ đã viết hết trong sách Đại Pháp từ trước rồi.

“Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chư vị đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như hắn. Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có thiện ý; nói rõ sự việc thì không hề gì; tuy nhiên chư vị chấp trước quá thì không được.” (Chuyển Pháp Luân-Bài Giảng thứ tư)

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính” (Tinh Tấn Yếu Chỉ-Thế nào là Nhẫn)

Sau đó, tôi hạ một mệnh lệnh cho bản thân: tuyệt không vì chịu không nổi ma sát tâm tính mà rời khỏi nơi này, nếu không thì chính là tu luyện thất bại.

Sự việc chỉ đường

Tôi cùng J ra ngoài gặp đối tác, luôn là J lái xe. Tôi cũng không chỉ một lần đề xuất: “Để em lái cho, lúc nào cũng để một mình anh lái sẽ rất mệt, đến nơi còn phải làm việc với đối tác nữa. Thêm nữa, anh là sếp, tôi lại luôn ngồi cạnh cũng không thích hợp!”. Lúc này anh luôn nói: “Được rồi, tôi không yên tâm về khả năng lái xe của em!”. Sau vài lần như thế, tôi không nói gì nữa, coi như anh xem tôi kém, lo cho tôi, nhưng trong tâm vẫn ẩn một loại cảm giác không thoải mái.

Một hôm, J cùng tôi lái xe đi tỉnh, tôi dùng điện thoại chỉ đường cho anh. J lái xe tốc độ rất nhanh, tại vài ngã tư phần mềm chỉ đường chưa kịp hiện lên, thế là J không ngừng hỏi tôi: “Phía trước đi thế nào?” “Rốt cuộc rẽ ở chỗ nào?”. Tôi có chút lo lắng, vừa nhìn bản đồ chỉ dẫn vừa nhìn phía trước, thường trực nhắc đường cho anh. Đang chạy, đột nhiên J nói với tôi: “Em nhìn điện thoại là được rồi, đừng nhìn phía trước nữa, phía trước đã có tôi rồi!”. Nói rất to, đầy bất mãn. Tâm lo lắng của tôi trong chốc lát biến thành tức giận. Tôi bèn nói “Anh J này, trong mắt anh tôi là một người có trình độ lái xe rất thấp, nhưng tôi đi đâu đều không cần nhìn hình, chỉ cần nghe là đều tìm được…” không đợi tôi nói hết, J nói: “đưa điện thoại đây cho tôi!”. Lúc đó, tôi xác thực muốn vứt điện thoại cho anh ta, thậm chí xuống xe, nhưng tôi cắn chặt môi và kìm lại. Cười một cách không tự nhiên, nói: “Thôi, lái xe đi!”

Mặc dù lúc đó miễn cưỡng kìm lại được, nhưng sau khi về nhà khi nói với vợ (đồng tu) về chuyện này thì vẫn rất tức giận. “Anh ở công ty lớn hay nhỏ làm nhiều năm như vậy rồi, cũng qua rất nhiều các dạng các kiểu lãnh đạo và ông chủ lớn nhỏ rồi, người ta còn đều là người thường, có ai mạnh mẽ giống như anh ta đâu, không phải mạnh mẽ, mà là chuyên quyền! Anh ta thật sự muốn thể hiện sếp trước mặt anh!”. Vợ không nói năng gì, chỉ cười mỉm nhìn tôi. Tôi cảm giác có chút không được tự tại, vì tôi ý thức được lúc này tôi đã không còn ở trạng thái của người tu luyện. Hơn nữa, nhớ đến câu chuyện chịu nhục chui háng của Hàn Tín mà Sư phụ đã giảng, nhìn thấy tâm tranh đấu của bản thân. Đã công tác nhiều năm như vậy, lãnh đạo sếp lớn sếp nhỏ đều không để tôi thấy được chỗ thiết sót của bản thân, đều không cấp cho tôi cơ hội đề cao này, tôi sao lại còn hận đồng tu đây? Mà lúc này tôi còn ý thức được, đồng tu J không phải đối với ai cũng thế, chẳng phải lần này anh lại giúp tôi một lần nữa?

Hợp đồng ba bên

J đã đầu tư vào một dự án mới ở nước ngoài và cần ký hợp đồng ba bên, tôi sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo. Lúc đầu, J giới thiệu tôi với hai nhà đầu tư khác: “Đây là một chuyên gia soạn hợp đồng. Trong khi chúng ta trao đổi thảo luận, anh ấy có thể hoàn thành hợp đồng”. Nhưng trong cuộc đàm phán chi tiết tiếp theo, J lại đặt hy vọng vào một nhà đầu tư khác với hiệu quả đầu tư đầy hứa hẹn, và những câu hỏi khiến người khác bẽ mặt liên tục được đặt ra. Tôi có chút không rõ, liền nói với J: “Nói tới nói lui, vậy vấn đề là anh có tín nhiệm Tổng Giám đốc Y hay không (người đầu tư còn lại). Lúc đó, J đỏ mặt, nói lớn: “Sao em lại nói vậy? Tất nhiên là tôi tin tưởng Tổng Giám đốc Y rồi…” rồi nói một mạch mấy phút. Tôi biết bản thân vừa mới nói năng hấp tấp, khiến J không thể ngừng nói, lập tức xin lỗi, cũng giải thích rằng niềm tin cơ bản giữa các nhà đầu tư đôi khi không thể dựa vào hợp đồng.

Theo ý kiến từ cuộc họp, tôi đã viết bản thảo hợp đồng rồi in ra. Sau vài lần sửa, J đột nhiên hỏi tôi: “Tại sao hợp đồng ba bên lại chỉ có hai bên A và B?. Tôi với Tổng Giám đốc Y sao lại đều là bên B”. Tôi trả lời: Anh với Tổng Giám đốc Y có cùng địa vị, quyền lợi và nghĩa vụ, đều là người cùng tham gia hợp đồng nên đều là bên B”. Mặc dù tôi nói một cách bình tĩnh nhưng có vẻ giận J. “Tôi làm kinh doanh mấy chục năm rồi, có loại hợp đồng nào chưa xem qua? Làm gì chuyện cứ hợp đồng ba bên thì phải là A, B, C chứ?! Không đợi tôi giải thích gì thêm, J liền nói với hai đối tác: “Anh ta (chỉ tôi) không có kinh nghiệm ở phương diện này, các anh đừng để tâm”. Lúc đó, mặt tôi phát hoả, ngực đau, không dám và cũng không muốn ngẩng đầu lên, nhưng không ngừng nói: “Đã như vậy, tôi sẽ thay đổi theo những gì anh nói”. Sau đó, sửa hai bên A, B thành ba bên A, B, C.

Trên đường về nhà, J dường như đã hết giận và không ngừng nói về chuyện ký hợp đồng vừa xong. “Mọi người ban đầu rất coi trọng em, còn muốn để em quản lý tất cả các công việc kinh doanh! Em xem hôm nay biểu hiện của em, nói chuyện không phân trong ngoài, rốt cuộc em là ở bên nào? Em không hiểu ba bên A, B, C?. Chúng ta lần đầu gặp mặt người ta, biểu hiện như vậy chẳng phải mất điểm sao?”. Tôi không biện hộ, chỉ liên tục xin lỗi.

Sau khi xuống xe, đi về phía khách sạn, J nói với tôi rằng anh ấy định để tôi ở lại và quản lý dự án mới. Tôi nói được nhưng không có mang theo quần áo và vật dụng cần thiết. J thấy khó hiểu, hỏi: “Hôm qua tôi đã bảo em phải đi công tác rồi, sao lại không có chuẩn bị gì?”. Tôi trả lời: “Anh chỉ nói đi công tác, không có nói là ở lại đó, càng không nói để tôi ở lại”. Tôi vừa nói vậy, J nói lớn tiếng hơn: “Hai người chúng ta đi công tác, vậy ai là người nên nhắc nhở người kia đây?!” Tôi không nói gì. Lúc vào phòng khách sạn, tôi một tay xách chiếc vali to của anh ấy, một tay cầm đồ của tôi, không cẩn thận rớt một cái xuống đất (quên mất là đồ gì). J nói: “Do tôi không có nhắc em cẩn thận chút!”. Tôi đáp lại: “Tôi không giận đâu!”. Kỳ thực lúc đó tôi đang rất giận dữ, chỉ là vẫn còn lý trí kìm lại không để bùng phát ra.

Thời gian vẫn còn sớm, tôi nói: “Em đi ra ngoài chút”, sau đó đi dạo dọc theo các cửa hàng bên đường, nhìn một lượt, định mua hai bộ đồ và vật dụng thường ngày. Kỳ lạ là, tôi cứ tưởng chỉ mất vài phút đi bộ, không quá hai trăm mét là có thể mua xong, nhưng tôi phải đi quãng đường qua hai trạm xe bus mới mua được. Lúc tôi trở về theo con đường ban đầu, hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, mệt mỏi, chán nản và tức giận, quần áo từ trong ra đến ngoài đều ướt đẫm mồ hôi. Nhưng tôi càng ngày càng ý thức rõ ràng hơn rằng tất cả những điều này đều không phải ngẫu nhiên, đây là Sư phụ đang lợi dụng J để bỏ đi cái tâm thích thể diện của tôi và đề cao tâm tính với tâm nhẫn nại.

Nằm trên giường chuẩn bị ngủ, J lại hỏi tôi: “Em kiểm tra xem, lúc ký hợp đồng, có hai người đều là bên B phải không?”. Hàm ý vẫn là đang trách tôi không biết gì. Tôi không trả lời, dùng điện thoại tìm một chút, sau đó tìm được hai mẫu hợp đồng và gửi qua cho J. Anh xem xong rất ngạc nhiên: “Chúng ta là cổ đông lớn, sao có thể cùng bên B với anh ta được?” Tôi nói từng từ với anh ta: “Chỉ cần ghi thêm cổ đông lớn cổ đông nhỏ vào trong hợp đồng là được”.

Một tháng, hợp đồng ba bên này cần điều chỉnh, sau khi sửa đổi các điều khoản liên quan, tôi xem đến phần tên ba bên A, B, C. Sau khi cân nhắc, tôi nói với J: “Anh J, em thấy là vẫn nên sửa thành hợp đồng song phương”. Sau đó, lặng lẽ nhìn anh. Anh đáp: “Vậy thì đổi đi”.

Trong chuyện hợp đồng ở trên, dường như cũng bộc lộ rất nhiều thiếu sót của đồng tu sếp, bởi vì trong ma sát giữa tâm tính tu luyện chính là hỗ trợ vượt quan tâm tính, hai bên thường xuyên bộc lộ khuyết điểm của chính mình. Tôi đã nhìn thấy khuyết điểm của anh ấy, và anh ấy cũng nhìn thấy khuyết điểm của tôi. Tôi đã nhìn ra khuyết điểm của mình, và anh ấy hẳn cũng đã nhìn ra khuyết điểm của chính mình. Tôi đang đề cao, và đồng tu cũng nhất định đang đề cao. Đây chính là tu luyện.

—-

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/1/我的老板是同修-408947.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/11/187769.html

Đăng ngày 27-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share