Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Việt Nam

[MINH HUỆ 31-10-2020] Mặc dù tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhiều năm, nhưng phải đến gần đây tôi mới học được cách đối đãi với mọi việc bằng chính niệm.

Loại bỏ tâm oán giận và sợ hãi

Chú tôi sống ở bên kia đường. Chú tín ngưỡng tôn giáo và treo rất nhiều ảnh các vị Phật và Bồ Tát trong nhà. Vài năm trước, tôi tặng vợ chồng chú một cuốn Chuyển Pháp Luân. Họ đã đọc cuốn sách một vài lần nhưng chưa bắt đầu tu luyện.

Gần đây, một người đàn ông lạ giống đặc vụ thường đến thăm nhà chú tôi và nói chuyện phiếm. Vài ngày sau, chú tôi trả lại cuốn sách và bày tỏ thái độ không tán đồng đức tin của tôi. Tôi cố gắng chia sẻ nhiều hơn với chú về Pháp Luân Đại Pháp nhưng chú không lắng nghe. Tôi nghĩ có lẽ chú không có duyên tu Đại Pháp – Tôi thôi không nghĩ về điều đó nữa và gần như quên mất người đàn ông lạ.

Tuy nhiên, người đàn ông lạ kia dường như đang theo dõi tôi, đặc biệt khi tôi rời khỏi nhà. Sư phụ đã cho tôi thấy qua thiên mục những gì họ đang làm. Tâm oán hận và sợ hãi của tôi nổi lên.

Tôi bắt đầu phát chính niệm để thanh lý bản thân: “Mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tại sao mình phải sợ những người đang làm điều sai trái? Có phải vì mình vẫn có tâm sợ tà ác dùi vào sơ hở?“

Tôi lập tức phát chính niệm để loại bỏ tâm sợ hãi. Tôi chính lại bản thân, chính lại tất cả những nhân tố trạng thái bất chính liên quan đến mình. Tôi nói với những nhân tố đó rằng: “Ta là đệ tử Đại Pháp, ta đang làm điều chính nhất – trợ Sư chính Pháp, chính lại tất cả những thứ bất chính trong vũ trụ.”

Tôi nói với chúng: “Hãy lập tức dừng can nhiễu Chính Pháp, cải biến sang hướng chính diện. Chỉ như vậy các vị mới có cơ hội được lưu lại sau Chính Pháp, nếu không các vị sẽ bị đào thải.” Tôi đã phát chính niệm để loại bỏ những thứ xấu ẩn sau các chấp trước của mình. Tôi cảm thấy mình đã đề cao trong Pháp kể từ đó, khi tôi giải quyết các vấn đề bằng chính niệm.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì chúng ta tu chính Pháp; nên đối với sinh mệnh và thế nhân lương thiện thì phải thương mến bảo vệ và cứu độ, vậy nên dẫu làm việc gì cũng phải biểu hiện Thiện; còn xử lý những sinh mệnh thao túng con người và phá hoại nhân loại thì cũng là bảo vệ nhân loại và chúng sinh. Đại Pháp truyền rộng, cứu độ hết thảy chúng sinh. Nhưng những tà ác kia, những sinh mệnh tà ác không thể cứu được kia, chúng không thể cứu được nữa, và chúng cũng không thể được phép làm ác một cách vô độ, bức hại Đại Pháp và học viên cùng con người thế gian. Vậy nên trừ ác cũng là làm Chính Pháp, cũng là cứu độ con người thế gian và chúng sinh.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Loại bỏ trạng thái bất thường trong lúc luyện công

Pháp có thể chính lại bất cứ thứ gì bất chính, bao gồm tâm tính và bất kỳ trạng thái bất thường nào trên thân thể chúng ta.

Một ngày, ngay sau khi tôi bắt đầu luyện công, cổ họng của tôi bị ngứa, khiến tôi bị ho. Tôi đã phát chính niệm: “Ho và ngứa là trạng thái bất chính, Đại Pháp sẽ chính lại hết thảy trạng thái bất chính.” Sau niệm này, cơn ngứa và ho đã biến mất.

Khi luyện bài công pháp thứ hai, tôi bị tạp niệm can nhiễu. Tôi phát chính niệm: “Người tu luyện chân chính không có những tạp niệm này. Tạp niệm là trạng thái bất chính, Pháp có thể chính lại trạng thái bất chính này.” Tạp niệm lập tức biến mất. Cuối cùng tâm tôi rất an tĩnh và hoàn thành hết các bài công pháp đứng.

Sau khi đả tọa gần hai giờ đồng hồ luyện bài công pháp thứ năm, tôi đột nhiên nghĩ đến gia đình mình. Với niệm mang theo cái tình này, tôi thấy một trường vật chất màu đen tràn vào thân thể mình. Tôi ngay lập tức loại bỏ những suy nghĩ này và vật chất đen không còn nữa. Tôi cảm tạ Sư phụ đã cho tôi trải nghiệm điều này. Tôi minh bạch rằng khi luyện công và học Pháp, tôi phải nghiêm khắc với bản thân mình. Nếu chúng ta không biết cách kiểm soát tư tưởng của mình, chúng ta sẽ bị những chấp trước con người kiểm soát.

Hướng nội và thực sự loại bỏ các chấp trước

Trong khi học các bài giảng, tôi nhận ra rằng chúng ta phải biết cách sử dụng chính niệm và năng lực mà Sư phụ cấp cho để hóa giải những thứ không phù hợp với Pháp. Chúng ta không nên để những chấp trước và quan niệm của con người lèo lái bản thân.

Sư phụ giảng rằng:

“Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Trước đây tôi không biết tu như thế nào. Bất cứ khi nào có mâu thuẫn, tôi đều tập trung vào thiếu sót của người khác thay vì xem lại bản thân để tìm chấp trước. Điều này khiến tôi chậm đề cao trong tu luyện. Tôi chỉ nhận ra điều này sau khi tôi bắt đầu chân chính học Pháp.

Thay vì hướng ngoại, bây giờ tôi biết hướng nội và giải quyết vấn đề của mình trước. Tôi hướng nội tìm nguyên nhân, tìm ra những quan niệm và chấp trước dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ, chấp trước vào danh muốn được nhiều người biết đến và tâm lý hiển thị. Chấp trước tranh đấu khiến tôi quá chú trọng vào được mất, tôi không muốn thừa nhận khi người khác đúng. Tôi tách từng chấp trước ra và loại bỏ chúng bằng chính niệm.

Một ngày khi đang đả tọa, thông qua thiên mục, tôi thấy mình đang tham gia một cuộc thi tại không gian khác, chủ đề của cuộc thi là “Hãy nắm chắc tâm của bản thân”. Khi tôi có thể khống chế một số tâm của mình, Sư tôn đã triển hiện cho tôi thấy hình thức của mỗi chủng tâm. Nó giống như một chất màu trắng đục, từ bên trên xuyên thẳng qua tôi, sau đó kết nối với chấp trước nào đó. Khi tôi buông bỏ một trong số các tâm chấp trước đó, ở không gian khác tôi thấy tay của mình đang nắm lấy gốc của chủng tâm đó.

Ví dụ như, tâm hoan hỷ buộc chặt tôi với chủng tâm đó, bên trong mặt của mỗi chủng tâm đều có một đường giống như đường dây điện. Tôi nắm chắc nó, buộc chặt nó, nó liền không thể lại vươn đến trên thân thể tôi được nữa. Khi tôi buông bỏ hết thảy nhân tâm, tôi cũng nhìn thấy ở không gian khác bản thân mình đang buộc những sợi dây đó vào nhau. Tại không gian này chúng ta nhìn không thấy chúng, nhưng tại không gian khác, chúng ta phát ra tâm gì đều có thể nhìn thấy rất rõ ràng.

Sư phụ giảng:

“toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Chúng ta là có tính nhắm thẳng, thật sự chỉ thẳng vào cái tâm ấy, vứt bỏ cái tâm ấy; như vậy tu được mau lẹ phi thường.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Bất động tâm

Một lần trong khi đang học Pháp, tôi nhận ra rằng cần làm được “không động tâm.” Bất kể ở trong một môi trường hỗn loạn như thế nào, là người tu luyện, tôi không nên bị dao động.

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện kiên định, tâm bất động, có thể [ức] chế vạn động.” (Gửi các học viên Việt Nam [2018])

Nếu người tu luyện bị ngoại cảnh làm động tâm, thì chúng ta tu thế nào đây? Chúng ta cần lẳng lặng quan sát và nhận biết. Có thể làm được không động tâm mới phát ra được trường năng lượng từ bi, mới có thể cải biến hết thảy mọi thứ xung quanh, đem ác duyên chuyển thành thiện duyên. Đây mới là nghĩ cho người khác và mới là đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh trong thời kỳ Chính Pháp.

Một người chân tu cần “biết các hình thức chấp trước và quan niệm khác nhau” và nhận thức được chúng. Khi những suy nghĩ bất chính vừa xuất hiện, chúng ta cần lập tức nhận ra nó, bài trừ và không thừa nhận nó. Ngộ được điểm này, tôi lập tức áp dụng vào trong tu luyện và cuộc sống hàng ngày. Từ đó tu luyện của tôi cũng thăng hoa. Mỗi khi lo lắng lúc vượt qua một khổ nạn, tôi cố gắng giữ bình tĩnh và xem đó là quá trình leo lên những bậc thang và là cơ hội để đề cao tu luyện của mình.

Đây là một số nhận thức hữu hạn trong tầng thứ của tôi. Nếu có điểm nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu hãy từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/31/414368.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/16/188274.html

Đăng ngày 19-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share