Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-09-2020] Gần đây, nhóm học Pháp của chúng tôi đã có một cuộc thảo luận sau khi đọc một bài viết được đăng trên trang web Minh Huệ về cuộc bức hại nghiêm trọng ở tỉnh Sơn Đông. Chúng tôi đã có một số thể ngộ sau cuộc thảo luận.

Hiểu được mục đích của việc cứu người

Sư phụ giảng:

“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, [thì] giải thoát cá nhân không phải là mục đích tu luyện; [mà] cứu độ chúng sinh mới là đại [thệ] nguyện của chư vị khi đến [cõi người nơi] đây, và là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó cho chư vị; do đó, một lượng lớn các chúng sinh đã trở thành đối tượng mà chư vị [cần] cứu độ. Các đệ tử Đại Pháp không được cô phụ trách nhiệm vĩ đại đã được giao phó cho chư vị trong Chính Pháp, càng không được để bộ phận chúng sinh đó phải thất vọng; chư vị đã là hy vọng duy nhất cho việc họ có thể tiến nhập sang tương lai được hay không“. (Hãy vứt bỏ tâm con người và hãy cứu độ thế nhân, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Trong khi hầu hết các học viên đều biết rằng họ có trách nhiệm phải cứu nhiều người hơn nữa, nhưng vẫn còn một số khác vẫn đang xem việc giảng chân tướng cứu người như là một nhiệm vụ cần được hoàn thành. Thậm chí một số đồng tu còn mang theo các quan niệm người thường ra ngoài giảng chân tướng và đã gặp phải những can nhiễu hoặc bị bắt.

Trong cả hai trường hợp các học viên đều là đang đi giảng chân tướng cứu người, nhưng vì sao kết quả lại khác nhau như vậy? Chúng tôi nghĩ rằng điều đó phụ thuộc vào việc người học viên ấy có hiểu rõ về mục đích của việc cứu người mà họ đang làm hay không.

Sư phụ giảng:

“Tà ác không dám phản đối việc giảng rõ chân tướng và cứu độ chúng sinh, điểm then chốt là ở chỗ tâm thái khi làm công tác không có sơ hở cho chúng dùi vào”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002, Giảng Pháp tại các nơi II)

Một học viên trong khu vực của chúng tôi đã bị bắt trong lúc cô đang giảng chân tướng cho mọi người ở nơi công cộng sau khi bị ai đó báo cảnh sát. Sau khi được thả ra, chúng tôi đã thảo luận với nhau về việc này với cô. Cô đã thừa nhận rằng cô cảm thấy bị áp lực khi phải ra ngoài giảng chân tướng và cảm thấy việc nói chuyện với mọi người giống như một nhiệm vụ cần phải hoàn thành.

Sau khi học Pháp nhiều hơn và giao lưu chia sẻ với các đồng tu khác, cô đã hiểu được mục đích chân chính của việc cứu người và cô đã làm việc thứ ba thường xuyên hơn trước mà không gặp bất kỳ nguy hiểm gì.

Từ bỏ các quan niệm người thường

Sư phụ giảng:

“Nếu đệ tử Đại Pháp đều có thể chính niệm chính hành, bất kể ở tình huống nào đều dùng chính niệm suy xét vấn đề, mỗi từng đệ tử Đại Pháp đều không sẽ vì có bức hại trước mặt mà sinh xuất tâm sợ hãi, thử xem ai dám đến bức hại chư vị! Ai đã hoàn toàn ở trong Pháp thì không ai động đến được; đó chẳng phải đã có trang bị năng lực bảo hộ tự mình hay sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Trạng thái tu luyện của chúng ta phản ánh qua cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Trong lúc đọc Pháp thì chúng tôi hiểu được những gì Sư phụ đã giảng, nhưng trong thực tế, thông thường khi chúng ta nghe thấy tiếng còi xe cảnh sát thì có thể chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trường hợp xấu nhất. Hoặc khi nghe tin một đồng tu bị giam giữ, chúng ta có thể bắt đầu thấy lo lắng về sự an toàn của bản thân.

Nếu không có chính niệm mạnh mẽ thì chúng ta sẽ sản sinh ra rất nhiều nhân tố bất hảo. Do vậy việc luôn giữ chính niệm là điều rất quan trọng.

Sư phụ giảng:

“Chư vị càng coi cái khó đó là lớn, thì việc càng khó làm, ‘tướng do tâm sinh’, vậy thì việc đó càng phiền phức hơn. ‘Tướng do tâm sinh’ còn có tầng ý nghĩa này, là vì chư vị đặt nó lên cao, đã coi tự mình thành nhỏ. Hãy coi việc kia không ghê gớm gì, việc cứu người là việc lớn như vậy, hãy làm những gì chư vị cần làm, trong tâm vững vàng tự tin hơn, gặp gì nghe gì không thuận tâm lắm, không như ý lắm thì cũng đừng chú tâm vào đó; hãy đường đường chính chính làm những gì mình cần làm. Đừng bị tà can nhiễu, đừng bị chúng lay động, vậy thì những nhân tố bất hảo sẽ không từ chính mình sinh ra, tà ác sẽ thành nhỏ bé, bản thân chư vị sẽ cao lớn, chính niệm sẽ đầy đủ. Thật sự đều là như thế“. (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên 2009, Giảng Pháp tại các nơi X)

Hình thành chỉnh thể

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp làm một chỉnh thể trong chứng thực Pháp mà hợp tác nhất trí thì Pháp lực rất to lớn. Dù mọi người làm việc một cách tập thể hay là tự mình làm việc đơn lẻ, thì điều mọi người làm đều là việc đồng dạng, đó chính là chỉnh thể. Đều giảng chân tướng, phát chính niệm, học Pháp, về cụ thể làm các việc khác nhau, ‘phân công hữu trật, tụ chi thành hình, hoá chi vi lạp’”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003)

Nếu các học viên không thể hình thành chỉnh thể, hoặc nếu các học viên có mâu thuẫn với nhau thì sức mạnh của chỉnh thể sẽ không còn tồn tại nữa.

Gần khu vực chúng tôi có một nhóm học Pháp đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các học viên. Một số người có biểu hiện coi thường những người khác, một số khác lại không chấp nhận được những lời phê bình. Có hai học viên trong nhóm thì thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Một số học viên trong nhóm đã đi đến cực đoan và tuyên bố rằng khi học Pháp thì chỉ nên đọc Pháp và không nên chia sẻ những hiểu biết cá nhân. Tuy nhiên, họ lại có thể chia sẻ những câu chuyện của người thường hàng ngày.

Cuối cùng thì nhóm học Pháp đó đã bị tan rã sau khi một số học viên bị bắt và nhà của họ bị lục soát. Các học viên còn lại trong nhóm đều rơi vào trạng thái rất lo lắng.

Đột phá an bài của cựu thế lực, bình yên thật sự chỉ có ở trong Pháp

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện trong quá khứ tu [luyện] thật vô cùng khó khăn; rất nhiều người muốn tu luyện ấy, họ nghĩ đến cách này: chịu khổ, tu khổ. Khổ tu có thể tiêu giảm nghiệp lực, vì chư vị đang tu luyện, nên cũng có thể đề cao. Nhưng dẫu dồn hết sức, thì tầng cũng rất hữu hạn; đa số người [tu] đều không xuất khỏi tam giới; bởi vì không có Pháp chỉ đạo cho họ tu, họ cũng không biết được tiêu chuẩn của Pháp tại các tầng, yêu cầu [của Pháp] tại các tầng”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi II)

Chúng ta là đang tu luyện trong Đại Pháp, không chỉ là thông qua chịu đựng khổ nạn. Chúng ta không thừa nhận an bài của cựu thế lực. Chúng ta bước trên con đường tu luyện bằng cách vạch trần tà ác và phủ nhận cuộc bức hại

Sư phụ giảng:

“Có thể chiểu theo hình thức hội thảo trao đổi: mọi người chia sẻ, đàm luận với nhau, giảng cho nhau; chúng tôi yêu cầu thực hiện như vậy”. (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Các đồng tu chúng ta hãy tạo thành một chỉnh thể bất phá và hãy phối hợp chặt chẽ với nhau như đang tham gia một buổi hòa nhạc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/30/412808.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/11/187774.html

Đăng ngày 15-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share