Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 18-12-2020] Trước hết, xin cùng đọc đoạn Pháp mà Sư phụ giảng:

Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu. Kỳ thực ấy là do sự nhận thức không đầy đủ về Pháp của phía con người dẫn đến như thế, vì phía con người mà ức chế phía Thần của chư vị, cũng chính là ức chế bộ phận đã tu thành của chư vị, cản trở họ Chính Pháp. Phía chưa có tu thành lẽ nào có thể ức chế chủ tư tưởng, ức chế phía đã đắc Pháp? Vì con người [1] mà nuôi dưỡng tà ma, khiến nó dùi vào sơ hở của Pháp. […] Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp? (Nói về Pháp (Đạo Pháp), 5 tháng Bảy, 1997, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi hiểu là: Trong quá trình tu luyện, phần nào đã xong thì thông thường được cách khai ra, đó là “phần Thần” của người tu; còn phần bề mặt nơi đây, phần mà còn mang theo —và vì thế mà bị ảnh hưởng bởi và/hoặc bị hạn cuộc bởi— các quan niệm hậu thiên cũng như các tư tưởng con người, thì phần ấy là “phần người”. “Phần Thần” là mang bản tính tiên thiên của người tu, còn “phần người” là nặng về những thứ hậu thiên.

Với người thường chưa tu luyện thì chưa phải là tình huống này. Tình huống ở họ là có “phần minh bạch” và “phần trong mê”; và ở họ, thì phần trong mê chiếm thượng phong, hầu như chủ đạo hoàn toàn; chứ họ chưa phải là tình huống “phần Thần” + “phần người” như ở người tu luyện chúng ta.

Phần đã tu xong thì được cách khai ra, như thế ta không trực tiếp điều động phần đó được, nhưng như thế cũng là để bảo vệ phần đó. Khi phần con người phía bên này làm gì đó không tốt hoặc chưa đạt tiêu chuẩn người tu luyện, thì tuy vì thế mà ức chế phần Thần phía bên kia, nhưng không dễ dàng làm hỏng phần đã tu xong ấy.

Cách khai rồi, nhưng không phải là hoàn toàn không điều động được. Có cơ chế để điều động phần đó. Khi người tu có chính niệm thì có thể điều động được phần Thần này.

Trong khảo nghiệm về nhân tâm, đối với người tu luyện nào mà xét cũng vậy, khi ở trong hai loại nhận thức khái niệm ‘người’ và ‘Thần’, và khi [chúng] đụng độ với nhau, thì sẽ xuất hiện trạng thái ấy. [Khi] tư tưởng của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘con người’; [khi] tư tưởng của Thần và chính niệm của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘Thần’. (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Từ không điều động được, đến điều động được một phần một cách gián tiếp, rồi đến điều động phần lớn, phần Thần ngày càng chiếm thượng phong, và rồi cuối cùng người tu luyện có thể trực tiếp điều động hoàn toàn khả năng đó, ấy cũng là một phần trong quá trình tu luyện. Phản bổn quy chân, chính niệm chính hành, phát huy phần bản tính, phần Thần, v.v.

Nhận thức ban đầu

Lần đầu tiên tôi nhận ra và bắt đầu chú tâm về chủ đề “chính niệm” này là từ khi Sư phụ yêu cầu đông đảo cộng đồng học viên toàn thế giới phát chính niệm và phát chính niệm tập thể. Thời đó Sư phụ còn chưa giảng Pháp nhiều về chủ đề này như bây giờ. Khi đó trong nhóm mà tôi tham gia bấy giờ đã có những học viên chia sẻ ra nhận thức của mình, thảo luận với nhau. Tôi cũng từng tham gia thảo luận qua lại một quãng thời gian. Sau nhiều trao đổi qua lại, tôi cảm thấy mình thế nào cũng dường như không hiểu được trúng. Có lẽ qua dịp trao đổi đó thì có học viên nhận được thu hoạch tốt, nhưng tôi thì không. Từ đó tôi bắt đầu chú ý để tâm rằng Sư phụ giảng “chính niệm” ấy là Ngài muốn dạy điều gì?

Phải chăng “chính niệm” ấy là ý niệm ngay chính, không có suy nghĩ xấu ác hay bất thiện? Tôi cảm thấy hiểu như thế chưa đủ. Vậy phải chăng “chính niệm” ấy là suy nghĩ cao thượng, tư tưởng cảnh giới cao, không vướng vào gì đó ở tầng thấp? Tôi cảm thấy cũng chưa hẳn là vậy. Hay dứt khoát là “vô vi” “thanh tịnh” chả nghĩ gì? Cái này chắc cũng không phải, vì khi “phát chính niệm” rõ là có chủ động xuất niệm hẳn hoi, vậy chắc cũng không phải cái ý này. Hay là như thỉnh thoảng đọc đâu đó có học viên chia sẻ kiểu như “tôi dùng chính niệm mạnh mẽ coi mình là đệ tử Đại Pháp, không cho phép bất kể điều gì can nhiễu đến tôi”, hoặc “có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, ta không sợ gì hết”, vậy thì phải chăng “chính niệm” là tự mạnh mẽ nhận mình là đệ tử Đại Pháp chân chính và không cho ai can nhiễu đến mình? Tôi cảm thấy có vẻ cũng không phải vậy. Hoặc là “không dùng cảm tính mà dùng lý tính nhận thức vấn đề; đó là chính niệm thăng lên”? Nhưng dường như vẫn không hẳn là như thế v.v. Tóm lại, tôi cứ luẩn quẩn thế một thời gian rất lâu. Cứ mãi nghe người ta bảo nào là “chính niệm mạnh mẽ”, nào là “dùng chính niệm để đối đãi”, v.v., đọc Kinh Văn thì cũng thấy Sư phụ giảng thế, nhưng bản thân tôi cứ tự hỏi: Vậy rốt cuộc “chính niệm” ấy thật sự là gì?

Cho đến lúc tôi chợt hiểu rằng cách tiếp cận vấn đề của mình là chưa đúng. Riêng ở nghĩa bề mặt, chữ “chính” trong tiếng Hoa là chữ khá đặc biệt. Một chữ “chính” này thôi vậy mà có đến cả mấy từ trái nghĩa: chính-tà, chính-phản, chính-phụ, v.v. Vậy thử hỏi đó là vì chữ này tự nó có nhiều nghĩa khác nhau cho nên tồn tại nhiều từ trái nghĩa với nó chăng? Không phải thế. Chữ này chỉ có một nghĩa. Thế tại sao nó có nhiều từ trái nghĩa đến thế?

Tựa như một vật thể, hay một sinh mệnh, một quần thể, hay thậm chí một vũ trụ, khi ban đầu được sinh ra thì đó là trạng thái phù hợp với yêu cầu của Pháp ở tầng thứ sở tại, và đó là trạng thái “chính”; mà có lẽ lúc đó còn chưa xuất hiện cái danh từ hay cái khái niệm “chính” này để biểu đạt ý tứ đó, vì chưa có gì so sánh. Qua tháng năm đằng đẵng sẽ có những thứ lệch khỏi Pháp, và tùy theo thứ đó lệch theo phương diện nào mà xuất hiện các khái niệm phản nghĩa như “oai”, “tà”, “phản”, “phụ”, v.v. Tức là khái niệm “chính” này kỳ thực chỉ có một, nhưng khái niệm trái nghĩa với nó vì thế mà có nhiều. Cho nên, không thể dễ dàng hiểu được khái niệm “chính” này nếu nhìn vào quan hệ của nó với những gì trái với nó, bởi vì chữ “chính” này vốn không phải được định nghĩa như vậy; nhưng mà, đồng thời, đối với một sinh mệnh đã bị lệch khỏi Pháp mà muốn phản bổn quy chân, muốn tiếp cận được khái niệm “chính” này để có thể quay trở về, thì vẫn là không tránh khỏi việc phải so sánh với những thứ “tà”, “phản”, “phụ”, v.v., mà từ đó mà hiểu ra “chính” là thế nào.

Khi cách nhìn nhận vấn đề, cảnh giới tư tưởng phù hợp với Pháp ở tầng thứ cần thiết, thì đó chính là “chính niệm”. Thế thì học Pháp cho tốt sẽ tăng cường chính niệm. Mang chính niệm thì có thể điều động phần Thần của mình. Thế thì thực hành tốt phương diện “chính niệm điều động phần Thần” ấy cũng là một phần trong tu luyện phản bổn quy chân. Khi chính niệm mạnh mẽ, thì không chỉ điều động được phần Thần của mình, mà có những trường hợp là sẽ được sinh mệnh cao tầng hơn phù trợ, thậm chí được Sư phụ giúp cho.

Không chỉ với người tu, kỳ thực, có những biểu hiện tương tự ngay cả với người mới tu, hoặc thậm chí cả với người thường chưa tu. Khi người ta truy cầu những thứ mà không phù hợp với Pháp Lý của vũ trụ —cầu công năng, cầu tiền tài, cầu danh lợi, v.v.— thì có thể chiêu mời đến những thứ tầng thấp như phụ thể, yêu ma, v.v. Còn khi bản tính thiện lương tiên thiên xuất ra, mong muốn tu luyện, thì ý niệm ấy như vàng kim lóe sáng, và chư Thần chư Phật sẽ trợ giúp vô điều kiện. Khi người thường nghe chân tướng mà phần minh bạch trong họ khởi lên được rồi chiếm thượng phong, và họ thoái đảng, thế thì họ sẽ được cứu. Người ở Trung Quốc mà niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Chân Thiện Nhẫn Hảo!” thì hiệu nghiệm rất lớn, bởi vì ở nơi tà ác đến thế mà có thể làm vậy, thì đó là thể hiện rằng dù ở trong nghịch cảnh mà họ vẫn có chính niệm rất mạnh. V.v.

Biểu hiện dễ thấy nhất của sự phù hợp với Pháp ở tầng đó là có thể hành xử đúng đắn, đúng như lẽ ra cần phải có ở vị trí của mình, hợp với yêu cầu của Pháp ở tầng thứ đó đối với sinh mệnh ở vị trí đó. Một người đàn ông hành xử như một người đàn ông, đó là “chính”, là đúng đắn; một người đàn bà hành xử đúng như hành xử nên phải có của một người đàn bà, đó là ngay chính, là đúng đắn, v.v. Trong «Chuyển Pháp Luân» khi Sư phụ ở mục “tâm nhất định phải chính” thì cũng là yêu cầu học viên phải biết đối đãi bản thân như một người tu, hành xử như một người tu luyện chứ không lẫn lộn giống như người thường:

“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ sáu)

Chư Phật Đạo Thần duy hộ những ai có chính niệm mạnh mẽ, thậm chí ngay cả ở trong nghịch cảnh, thì ấy cũng đồng thời là duy hộ Pháp của vũ trụ này.

Sư phụ từng giảng:

Lại nói về một vấn đề, đó là, như mọi người đã biết chúng ta đều thanh trừ tà ác tại các [thời] điểm nhất định, cũng gọi là ‘phát chính niệm’. Từ ‘phát chính niệm’ này trong quá khứ không được gọi như vậy, quá khứ chính là ‘thần thông’, sử dụng thần thông, Phật Pháp thần thông, người thường gọi là ‘công năng’. Như vậy, tại sao tôi lại gọi nó là ‘phát chính niệm’? Bởi vì chư vị tu luyện Đại Pháp, hết thảy đều cần phải là vĩ đại nhất, thuần tịnh nhất; hết thảy những việc gì chúng ta làm không chỉ là tu luyện cá nhân của chư vị, [mà] còn phải tính đến Pháp, còn phải tính đến sinh mệnh mới trong tương lai, đồng thời còn phải tính đến hình thức của sinh mệnh mới trong tương lai. (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc 2001, Giảng Pháp Tại Các Nơi II)

Tôi hiểu rằng, Sư phụ năm đó dùng từ “phát chính niệm”, chứ không dùng từ “phát công”, “phát công tập thể”, v.v., thì có một ý trong đó rằng, đây không chỉ là phương pháp điều động công năng hay năng lực thôi đâu, mà còn hơn thế nữa: Đây cũng là một phương diện đồng hóa với đặc tính của vũ trụ trong quá trình tu luyện.

‘Vị tư’ là thuộc tính căn bản của vũ trụ quá khứ, thành-trụ-hoại-diệt và sinh-lão-bệnh-tử cũng là có tính tất nhiên do thuộc tính ấy mang đến. Pháp tương lai là viên dung, là ‘vị công’, do sự cải biến của thuộc tính căn bản của vũ trụ, nên cũng khiến quá trình của vũ trụ và đặc điểm của sinh mệnh có phát sinh biến hoá về căn bản. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)

Vũ trụ tương lai là “viên dung”, và ở đó có cơ chế cho phép quay trở về sau khi lệch khỏi Pháp, chứ không chỉ là cơ chế thành-trụ-hoại-diệt như vũ trụ cũ.

Môn tu luyện quá khứ là có giảng “thần thông”. Tuy nhiên có những điểm khác biệt về căn bản. Ít nhất là tình huống quan hệ “phần Thần – phần người” theo cách này thì chắc hẳn chỉ có Pháp Luân Đại Pháp chúng ta mới có, còn họ thì không có; vì họ là lấy tu phó nguyên thần làm chủ đạo, mà chúng ta là lấy tu chủ nguyên thần làm chủ đạo. Trong quan hệ “phần Thần – phần người” này, Sư phụ dùng từ “phát chính niệm”, thay cho cách gọi “triển hiện thần thông” của quá khứ, thì hẳn là có ý nhấn mạnh cho chúng ta rằng: Sư phụ đã an bài “chính niệm” chính là cái chìa khóa của cơ chế điều động công năng của học viên.

Do đó khi người tu chúng ta phát triển phần Thần và giảm dần ảnh hưởng của phần người, thì hiển nhiên không chỉ là phát triển thần thông hay một thủ pháp nào đó, mà còn là như Sư phụ giảng ở đoạn trích dẫn đầu bài viết này về dùng phần Thần để “Chính Pháp” bản thân mình, và tôi hiểu ấy là dùng cái “chính”, cái trạng thái nguyên thủy vốn nên phải có, mà quy chính tất cả: bản thể của mình, tiểu thế giới của mình, trường không gian của mình. Đây là một phần trong quá trình tu luyện, Sư phụ dạy chúng ta như vậy, và Ngài cũng giúp chúng ta làm được như vậy. Cho nên tôi cho rằng, lứa đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp chúng ta, chính là những sinh mệnh đầu tiên dùng cơ chế tu luyện “chính niệm điều động phần Thần” để chứng thực Pháp “viên dung” của vũ trụ mới: Trong vũ trụ cũ, chỉ có Pháp “thành-trụ-hoại-diệt”, chứ không có Pháp “viên dung” mà cho phép một sinh mệnh có thể quay trở về bằng con đường “quy chính” như thế này. Chỉ có vũ trụ mới mới là “viên dung”! [3]

Chính niệm điều động phần Thần

Năm 2003 Sư phụ đã từng giảng khi có học viên làm mỹ thuật thắc mắc về biểu hiện ở không gian khác:

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp tham dự Chính Pháp ở không gian khác, họ cũng là với hình tượng Phật, Đạo, Thần, cũng là có cùng loại hình tượng với chư Phật, Đạo, Thần khác hay không?

Sư phụ: Hình tượng thì là như thế. Đệ tử Đại Pháp chỉ là chứng thực Pháp ở nơi người thường, còn bên kia về cơ bản là bất động; tuy nhiên khi phát chính niệm thì có thể điều được công năng ở bên kia. Khi chứng thực Pháp thì cơ bản đều là chủ thể bên này làm, khi chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng cũng như pháp khí và thần thông, thông thường là như vậy.

Đệ tử: Thế thì họ chỉ có thể ngồi ở đó thôi phải không?

Sư phụ: Là vì không cho phép khi không có chủ thể ở đó mà lại tự vận động. Bởi vì sau khi chủ thể tu thành xong thì sẽ động theo chủ thể, còn trong tình huống không có chủ thể mà nó tự mình vận động thì bằng như bộ phận đó tự chủ rồi, phải không? Thế thì chẳng phải đã là một sinh mệnh khác? Thay thế cả chư vị, thao túng ngược trở lại, như thế có được không? Những thứ tu được thì thảy đều không là chư vị nữa, như thế không thể được, do vậy phải là chủ thể đã hoàn thành hết thảy rồi thì sau đó mới hợp thành nhất thể. Nói một cách khác, cánh tay của chư vị mà tự nó vận động, không khống chế được nữa, thì nó có còn là của chư vị nữa không? (mọi người cười)

Đệ tử: Bên kia bất động thì làm các việc như thế nào?

Sư phụ: Thật sự làm các việc thì đó là chư vị chứng thực Pháp ở thế gian con người này, chính là chư vị ở đây phát chính niệm, chư vị khi giảng chân tướng cứu độ con người thế gian. Chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng của chư vị, các tầng thứ khác nhau đều có năng lượng, pháp khí, và công của các tầng thứ khác nhau, chính niệm càng mạnh thì điều động được năng lượng càng lớn. Cũng có một số học viên có thể ‘nguyên thần xuất xác’, ‘nguyên thần ly thể’, trong Chính Pháp cũng có thể khởi tác dụng. Có thể nguyên thần xuất ra khỏi thân xác ấy là những ai có thể làm chủ phần Thần thể đã tu xong.

(Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật 2003, Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật)

Tôi hiểu là, “chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng của chư vị”, và có những học viên tu tốt, khi phần Thần của họ triển hiện ra ở không gian khác, thì còn mang theo hình tượng của Phật Đạo Thần. Quá hoành tráng rồi!

Theo Pháp mà Sư phụ giảng, thì dường như Sư phụ có một số an bài cho học viên tu theo con đường như vậy, ít nhất là với các học viên trước khi phải đối mặt với cuộc đàn áp 1999. Khi nhắc lại về việc đưa học viên “đến vị trí” (đáo vị) năm đó, Sư phụ từng giảng:

Kỳ thực, thời đầu tôi đã giảng lời này, tôi nói rằng làm đệ tử Đại Pháp mà giảng, lúc bấy giờ, gồm cả học viên mới, chư vị chỉ cần tu, thì rất nhanh sẽ đẩy chư vị tới vị [trí]. Đẩy tới vị [trí] nào? Đẩy tới nơi mà chư vị từ đó đến, chính là đẩy tới cao như thế, trong thời gian ngắn là đẩy tới vị [trí] rồi. Trên bề mặt thân thể người không xảy ra biến hoá lớn lao gì. Chư vị nếu muốn có thể có được biểu hiện của năng lực lớn ngần nào, thì cần chính niệm mạnh ngần nấy, thì mới khởi được tác dụng lớn như thế; chính niệm của chư vị cũng phải thuần tới mức độ ngần nào, chư vị mới có thể có được tác dụng lớn ngần nấy.

Như mọi người biết, một vị Thần Tiên, di động một toà núi chẳng đáng gì cả, chuyển dời núi quá đơn giản. Nhưng Thần Tiên ấy họ không có nhân tâm. Họ hoàn toàn là quan niệm của Thần, là trạng thái của Thần. Thế mang theo nhân tâm thì có thể làm được chăng? Tuyệt đối không làm được. Có người tu luyện có thể làm được, có người không làm được; đây chính là vấn đề chính niệm có đầy đủ hay không. Chính niệm thật sự thuần tới chủng mức độ đó rồi thì mới được.

Có người nói ‘tôi cảm thấy mình rất là thuần tịnh’, nhưng thực ra không phải, mang theo rất nhiều tạp niệm, mang theo rất nhiều những thứ mà hậu thiên dưỡng thành. Thậm chí chư vị cảm thấy một niệm kia rất đơn giản thôi, nhưng có thể cơ điểm hay [nguyên] nhân khởi lên của nó, hay những thứ bám theo đều là bất thuần. Người tu luyện qua thời gian tu luyện lâu mà vẫn bảo trì một mạch chính niệm rất mạnh, bảo trì tâm cảnh thời mới đầu đắc Pháp, tâm thái thuần tịnh như thuở đầu ấy, thì quả thực rất xuất sắc, ngay cả Thần nhìn thấy cũng nói chư vị xuất sắc […] Ai có thể tu luyện như thuở đầu, thì nhất định viên mãn.

(Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Khi phải đối mặt với lực lượng rất mạnh của cựu thế lực lúc cuộc đàn áp nổ ra, phô thiên cái địa, rợp trời dậy đất, thì học viên cũng đồng dạng có lực lượng tương xứng để giải quyết vấn đề. Then chốt là ở “chính niệm”. Chỉ cần chính niệm đầy đủ, thì có thể điều động được lực lượng ấy. Trải qua khó nạn thì bằng chính niệm mà tu lên. Sư phụ có an bài như thế cho học viên.

Nhưng mà vấn đề là ở chỗ, tôi không trải nghiệm những điều ấy. Hay nói chính xác hơn là, trải nghiệm quá ít quá nhỏ quá yếu đến mức không là gì cả, hoàn toàn không thể dựa vào đó mà áp dụng cho tu luyện trên thực tiễn. Tôi tự nhủ, ờ thì cái đó là trạng thái tu luyện của người khác, không phải của mình. Có những học viên mở thiên mục và thấy được cảnh tượng khi phát chính niệm, và chia sẻ khá nhiều trên Minh Huệ. Tôi tự nhủ, ờ thì con đường của họ khác, con đường của mình khác. Mình đắc Pháp sau 1999, và không phải sống ở Trung Quốc, do đó cái phương thức kia chắc hẳn không liên quan đến mình. Người tu luyện khác nhau bước trên các con đường tu luyện khác nhau, v.v. Tôi cho là vậy. Nhưng hóa ra, ấy là do bấy giờ tôi chưa hiểu đúng được “chính niệm” mà Sư phụ giảng. Tuy tình huống học viên đắc Pháp sau 1999 ngoài Trung Quốc là có chỗ khác với học viên đắc Pháp trước 1999 tại Trung Quốc, trạng thái tu luyện và chứng ngộ trong tu luyện có thể khác nhau, nhưng mà, vẫn là có tồn tại nhân tố tu luyện giống nhau ở phương diện này.

Biểu hiện của quan hệ “chính niệm – phần Thần – phần người” thì không phải chỉ là ở chính niệm điều động phần Thần với những công năng kiểu như nhìn thấy gì, làm được gì, v.v., mà còn có biểu hiện ở các phương diện khác.

Chính niệm điều động trí huệ

Như Sư phụ giảng:

Chúng ta có người đang nghĩ, chúng ta có câu rằng “cân nhắc kỹ càng đầy đủ”. Thực ra rất nhiều người khi làm các việc, ấy là linh cơ hễ động thì họ làm thôi, tư tưởng của họ hễ nghĩ một cái thì họ làm rồi; nhưng tư tưởng đó không hề trải qua cân nhắc kỹ càng đầy đủ, chưa có trải qua suy xét chi tiết, vậy mà làm được rất tốt. Tại sao? Đây cũng là vấn đề mà mọi người đều đang suy xét, vấn đề mà các nhà khoa học cũng đang suy xét, nói rằng tư tưởng chín chắn như vậy không phải là trải qua cân nhắc chi ly, mài dũa kỹ càng, ấp ủ mà ra, mà là nháy mắt đã làm ra rồi, nghĩ ra rồi, tại sao? Nói không rõ ràng. Kỳ thực, thân thể người không chỉ là chút xíu bề mặt này đâu, tầng tầng tầng tầng đều có thân thể chư vị, đều có tư tưởng chư vị, đều có tế bào chư vị, đều là chỉnh thể của chư vị; hành vi tại bề mặt khi làm một việc, khi thực thi một việc, toàn bộ tế bào đều đang vận động, đều đang suy xét, đồng thời không chỉ tại một không gian. Càng vi quan thì thời gian càng nhanh, năng lực của họ càng to lớn. Chư vị ở bên này chư vị cảm thấy [mới] trải qua hơi hơi suy nghĩ một cái, nhưng bên kia đã nghĩ có khi là mấy năm rồi đó, là vì chúng không [cùng] tại một không gian. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền 2017)

Tôi hiểu là, khi ở trạng thái chính niệm tốt —tâm thanh tịnh, không truy cầu lợi ích thế tục, không vương vấn đến những thứ cơm áo gạo tiền ở thế gian, coi nhẹ quyền lực và tài phú, do đó phần bản tính tiên thiên phát huy được tốt, ở trạng thái đồng hóa tốt với Pháp vũ trụ— thì khi đó có thể điều động được bộ não ở không gian vi quan suy nghĩ cho mình. Phần bộ não ở vi quan ấy xử lý thông tin rất nhanh; bên này chỉ cảm thấy thoáng qua một giây, nhưng bên kia đã nghĩ kỹ cả mấy năm rồi. Cho nên khi có thể điều động được phần trí huệ này, thì biểu hiện ra là người này ở trong vấn đề cụ thể đó là tư duy rất linh hoạt, giải các việc rất nhanh, mở miệng nói chuyện cũng rất trúng, v.v. Kỳ thực, người thường cũng có người là có khả năng này, những người có năng khiếu bẩm sinh rất có thể là thuộc loại này, nhưng mà tình huống của họ là có chỗ khác với người tu luyện chúng ta. Ở người tu luyện, thì đây là nhờ chủ động tu luyện mà được, đồng thời cũng là nương theo đó mà tu luyện đồng hóa với Pháp.

Ngay từ ngày đầu đến với Đại Pháp, cũng là nhờ phần bản tính tiên thiên thắng thế, từ đó xuất ra niệm tu luyện phản bổn quy chân, tức là Phật tính xuất ra (lúc đó thì có thể chưa có “phần Thần”, mà mới chỉ có “phần minh bạch”), thế thì được an bài cơ duyên tu luyện. Đó là bước đầu tiên, bước đầu tiên mà “phần minh bạch” chiếm thượng phong. Như Sư phụ giảng, “Ai có thể tu luyện như thuở đầu, thì nhất định viên mãn” (trích dẫn ở trên), trong quá trình tu luyện thì cũng tương tự như thế, chính niệm mà tốt, thì làm ít công to (sự bán công bội), các việc trôi chảy, v.v. Người đó ngộ ra mối quan hệ với phần Thần như thế, từ đó phát triển chính niệm. Phần Thần dần dần mạnh mẽ hơn, phát huy tác dụng ngày càng chủ động nhiều hơn và hiệu quả hơn. Phần người ngày càng kém phần chủ đạo, và về sau chỉ phục vụ cho những giao tiếp ở thế gian. Dần dần cho đến ngày viên mãn, toàn bộ “phần người” trút bỏ hết, vậy là viên mãn.

Cho nên, chủ đề “chính niệm”, là không phải chỉ dừng ở chỗ phát chính niệm, hoặc điều động công năng để nhìn thấy gì hoặc làm gì, mà kỳ thực còn có cả điều động trí huệ nữa. Đó cũng đồng dạng là một phương diện trong tu luyện dần dần đồng hóa với đặc tính vũ trụ.

Mà kỳ thực, nói một cách chính xác, nếu người tu luyện có thể dần dần làm chủ cách điều động phần trí huệ này, thì thật ra đó cũng là một loại công năng. Quá trình dần dần làm chủ mối quan hệ này, đồng dạng, cũng là một phần trong công phu tu luyện. Chỉ là đây không phải là công năng để nhìn thấy gì hay làm gì, mà là công năng về phương diện tư duy. Khái niệm “khai ngộ” là nói về công năng về phương diện trí huệ này.

Khai huệ, khai ngộ ấy, còn được gọi là ‘khai công’ (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba)

Khi một công năng được giải khai và người tu có thể dùng được, thì gọi đó là “khai công”. Khi phần bộ não ở không gian vi quan được giải khai, có thể tư duy ở cao tầng, thậm chí nhớ lại ký ức quá khứ, thì đó là “khai ngộ”, và đó cũng là một loại “khai công” đặc thù.

Thiện ý

Khi phần Thần chiếm thượng phong, thì cảnh giới tư tưởng là tầng thứ cao, nhìn vấn đề là sẽ từ tầng thứ cao mà nhìn, tâm thái để đánh giá hay giải quyết sự việc cũng vì thế mà biểu hiện ra bản tính thiện lương tiên thiên của mình. Còn khi hành xử bất thiện hoặc ác ý, thì thông thường chính là khi mà phần người chiếm thượng phong, ma tính khởi phát.

Đệ tử: Trong hạng mục có người phụ trách nọ thường hay vu cáo hãm hại sau lưng đồng tu, nhưng người bình thường không động đến anh ta nổi. Đối với loại tình huống này, chúng con là một mực tu Nhẫn, hay là hết sức vạch mặt ra?

Sư phụ: […] Đệ tử Đại Pháp là tu Thiện, chư vị cảm thấy đồng tu của chư vị tu tốt hơn chư vị, [thì] chư vị không cần Thiện với họ, phải vậy không? […] Với họ thì chư vị không giảng Thiện, hoặc là họ là kẻ bức hại đệ tử Đại Pháp, chư vị [cũng] không cần Thiện với họ, phải vậy không? [Với ai] là kẻ tham gia bức hại, bị lừa dối mà lên thuyền [hải] tặc, chư vị cũng vẫn cần Thiện với họ, [vậy] đồng tu của chư vị thì tại sao chư vị không thể Thiện với họ? Họ là đệ tử của Sư phụ đó, chư vị biết chăng? (vỗ tay) Khi chư vị nói lời mà không chú ý, chư vị không nghĩ rằng chư vị lúc đó là cũng giống như ma đó sao? Không là ma, mà tôi nói về trạng thái đó. Nếu chư vị cứ nói [lời] như thế, cứ với trạng thái như của ma như thế, chư vị chẳng phải đang tu trên ma đạo? Cứ không thấy được mặt sáng sủa của chư vị, mà cứ biểu hiện ra sự giảo hoạt, chư vị nói xem chư vị là trạng thái nào?

(Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Từng chứng kiến một học viên đến một nhóm học Pháp khoảng 40 học viên, và học viên này lấy «Tinh Tấn Yếu Chỉ» ra và đọc một đoạn Kinh Văn gần một trang trong ấy, đoạn liên quan vấn đề nghiệp bệnh. Trong khi học viên này đọc, thì phải đến hơn 3/4 nhóm đó cảm thấy khó chịu, thậm chí khó chịu thể hiện ra mặt. Khi chứng kiến việc này tôi cảm thấy quá kinh khủng: Tại sao rõ ràng là đang đọc Kinh Văn, đọc lời của Sư phụ, mà lại khiến hàng loạt đệ tử cảm thấy khó chịu? Chính là vì miệng đọc Kinh Văn mà tâm tồn ác ý. Chỉ đơn giản là vậy. Học viên này cho rằng nhóm đó có chấp trước về vấn đề bệnh tật. Học viên ấy miệng thì nói là đến giúp đỡ nhóm nhưng kỳ thực trong tâm là coi thường người khác, cho nên lúc bình thường thì không có mặt ở đó, nhưng mà đến lúc nhóm chuẩn bị chia sẻ tâm đắc thể hội, thì đến để đọc Kinh Văn. Bề mặt thì là bảo là muốn “tốt” cho nhóm, như kỳ thực niệm xuất ra là bất thiện, và cái tâm bất thiện ấy mạnh mẽ đến mức ngay cả khi miệng đọc Kinh Văn mà cũng khiến hầu hết đệ tử ở đó cảm thấy khó chịu. Cứ giả thiết rằng nhóm đó thật sự có vấn đề chấp trước vào “bệnh” đi nữa, thì mang niệm bất thiện mà giải vấn đề ấy cũng là không đúng đâu. Đừng tưởng rằng tay làm việc của đệ tử Đại Pháp, miệng đọc lời của Sư phụ, thì đã là tu luyện ở trong Pháp đâu! Then chốt là có chính niệm hay không. Chính niệm không có, để phần con người chiếm thượng phong, ác ý mạnh quá, thì không những không phải là đang tu lên, mà còn là “đang tu trên ma đạo” (trích đoạn giảng Pháp trên); không những tự mình tạo nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến hàng loạt học viên khác. Tại sao ảnh hưởng đến hàng loạt học viên khác? Rất nhiều học viên trong khi nghe lời của Sư phụ lúc đó, thì tâm trí không vững, để cái cảm giác khó chịu trong mình chiến thắng, để phần người ở trong họ chiếm thượng phong; chính niệm của họ bị ác ý của kẻ kia làm hỏng mất rồi! Quá kinh khủng! Ác ý kia không chỉ làm hại bản thân, mà cũng làm hại cả người khác.

Lần đó gây cho tôi một ấn tượng rất sâu. Hướng nội nhìn lại bản thân mình, thì phát hiện tôi nhiều lúc cũng là rất thiếu Thiện ý. Từ sau vụ việc đó, tôi trở nên rất để ý kiểm soát việc làm và lời nói của mình về phương diện này. Nhất là lúc có việc đụng chạm tới người khác, nếu mà thiếu Thiện ý thì nhất định phải cố gắng tìm cách sửa mình cho đúng. Qua thực hành thực tế, tôi phát hiện rằng nhận thức ra thiếu sót về phương diện này không hề khó. Hễ mình có gì mà thiếu Thiện ý thì thông thường lập tức người ta sẽ khó chịu. Cho nên chỉ cần có tâm tu Thiện và để ý một chút, thì có thể làm được. Tuy không khó, nhưng lại có ý nghĩa rất căn bản.

Tôi từng chứng kiến trong cộng đồng học viên chúng ta có website chuyên thu thập các thông tin bới móc “tin đồn” “chuyện xấu” “chuyện nội bộ” của học viên, rồi tự quảng bá đó là “tốt” cho học viên, vạch mặt kẻ xấu trong học viên. Tôi cho rằng đây là can nhiễu rất lớn. Kỳ thực, đó là dùng ác niệm khi làm các việc, phá hủy chính niệm của học viên. Như Kinh Văn vừa dẫn ở trên, Sư phụ gọi đó là “tu trên ma đạo”! Ấy vậy mà không ít học viên bị ảnh hưởng bởi cái này.

Tu luyện là để đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, là phản bổn quy chân, và phần Thần nên phải là càng ngày càng có tính thượng phong. “Thiện ý” ở đây không phải là cái Thiện theo cách người thường vẫn hiểu, mà là cái Thiện thể hiện của bản tính thiện lương tiên thiên của người tu, là thể hiện của chính niệm.

Đệ tử: Tư duy đơn giản và phức tạp có xấu hay tốt không? Là nguyên nhân gì?

Sư phụ: Trong mắt của chư Thần, tư tưởng của người mà đơn giản trong sáng, thì Thần cho rằng người này là người tốt, tư tưởng người kia mà phức tạp, Thần cho rằng người kia không tốt, bởi vì chư Thần cho rằng nguyên nhân của sự phức tạp là do những chấp trước trên thế gian này mà ra, phức tạp không phải do chấp trước vào các nhân tố thế gian này sao? Vì vậy trong tu luyện có cái đạo lý này.

Tư tưởng đơn giản không đồng nghĩa với trí huệ nhỏ, tư tưởng phức tạp không có nghĩa là có trí huệ. Điều đó không hề có mâu thuẫn với hình thức tu luyện ở hoàn cảnh người thường của đệ tử Đại Pháp và những việc ngày nay chư vị làm khi chứng thực Pháp, nguồn gốc của trí huệ đệ tử Đại Pháp là từ chính niệm —Thần niệm— cái trí huệ này và cái tư tưởng phức tạp được hình thành ở người thường, trong xã hội là hai khái niệm khác nhau. Cái kia là xuất phát vì lợi, vì tư, đấu đá lẫn nhau mà hình thành xảo quyệt, mà xuất phát điểm của đệ tử Đại Pháp là muốn chứng thực Đại Pháp, là không cầu bản thân, vì vậy căn bản là không giống nhau. Người sau là đại trí huệ, người trước nên nói là tư tưởng phức tạp, biểu hiện cũng không giống nhau, nhất định là vậy.

(Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2004)

Học Pháp

Về tầm quan trọng của “học Pháp”, thì Sư phụ giảng ở rất nhiều rất nhiều chỗ, xin phép trích dẫn:

Hãy đọc sách nhiều, học Pháp nhiều thì nhất định sẽ có trí huệ. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm. (Bài Trừ Can Nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Tất nhiên, vấn đề “học Pháp” có nội hàm rất sâu. Trong khuôn khổ bài viết về “chính niệm” và “trí huệ” này, thì tôi xin chia sẻ nhận thức rất nông cạn của cá nhân như sau. Chủ yếu liên quan đến cách học Pháp như thế nào.

Đệ tử: Gần đây trong khi học Pháp tập thể địa phương chúng con có dùng một loại phương thức học Pháp, chính là mỗi khi đọc xong một đoạn tự nhiên của cuốn «Chuyển Pháp Luân» thì dừng lại để giảng thuật xem mình đã đọc được gì, sau khi đọc xong đoạn đó thì ấn tượng sâu sắc thế nào về Pháp mà Sư phụ giảng, hoặc bản thân mình lý giải đến đâu. Đệ tử không rõ là phương thức học Pháp ấy thích hợp hay không?

Sư phụ: Không thích hợp, không thích hợp. Đừng kỳ lạ khác thường, chư vị cứ đọc thôi. Lý giải Pháp, lý giải Pháp hay không, ấy là chư vị trong quá trình đọc là sẽ có biến hoá, mà không phải trong khi giao lưu. Nhưng giao lưu của các đệ tử Đại Pháp cũng có thể khởi tác dụng tăng cường chính niệm tu luyện cho nhau, hoặc xem người ta nhận thức thế nào, cũng chính là có thể khởi một số tác dụng đối với chính niệm tu luyện. Có lẽ lời nói của đệ tử Đại Pháp có thể có tác dụng điểm hoá đối với chấp trước của chư vị hoặc phương diện nào đó còn chưa làm được đầy đủ, nhưng đề cao chân chính của chư vị thì nhất định là ở Pháp. Cần đọc Pháp một cách thiết thực, đừng kỳ lạ khác thường.

(Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tôi hiểu rằng Sư phụ bảo chúng ta: Học Pháp là thông đọc, và nếu có khả năng thì thuộc lòng Pháp là tốt nhất. Thông đọc ở đây là đọc từ đầu đến cuối, đọc cá nhân ở nhà hoặc đọc sách tập thể. Còn những cái gọi là “phương pháp” thêm ra như đọc một đoạn rồi dừng lại chia sẻ và sau lại đọc tiếp, hoặc là chế ra kiểu “học thấu” gì đó, v.v., thảy đều là sáng tác thêm, chứ không có trong những gì Sư phụ dạy. Thích chế ra những thứ “tiêu tân lập dị” kỳ lạ khác thường, và chúng đều là can nhiễu.

Khi học Pháp —đọc sách, nghe audio, hay xem video— thì tâm không bị các suy nghĩ khác can nhiễu thì mới tốt. Đây là một khâu rất quan trọng trong việc phát triển phần Thần của người tu luyện; nhận thức của tôi là vậy. Trong lúc học Pháp ta hiểu ra đạo lý cao tầng nào đó, thì ngay lúc ấy, một phần trong ta được đồng hóa với Pháp ở tầng đó. Khi đó, tâm thanh tịnh, tỉnh táo, không bị nhiễu bởi những thứ người thường —như suy nghĩ cầu khỏi bệnh, mong sống hạnh phúc, làm ăn trôi trảy, tình duyên êm thắm, v.v.— thì Pháp ở tầng thứ cao đó sẽ được lộ ra cho ta biết. Nhưng sau khi học Pháp và quay trở lại các giao tiếp xã hội thì không còn giữ được tâm tính như thế, hoặc thậm chí chưa kết thúc phiên học Pháp, thì tâm đã nghĩ loạn, thế thì ta không thể nào giữ được phần trí huệ cao như thế ở đây được nữa. Do vậy nếu để ý một chút, thì cảm thấy như lúc học Pháp thì tâm thái thăng hoa, suy nghĩ sáng sủa, hiểu ra một số điều nào đó ở cao tầng, nhưng mà thoáng sau đó lại không còn nhớ được mình vừa nãy ngộ ra gì, hiểu ra được gì, hoặc có nhớ nhưng không nhớ được hết và không còn cảm giác thần thánh hay có nội hàm cao thâm nữa.

Rất nhiều khả năng đó là phần đã đồng hóa với đặc tính vũ trụ ấy đã được cách khai rồi, phần đó được thêm vào phần Thần ở bên kia. Đây là một khâu rất quan trọng. Sư phụ không trực tiếp gia tăng những thứ đó cho đệ tử, mà đệ tử phải tự mình tu đến đó, thì mới khai mở phần trí huệ tương ứng. Kiểu như luyện công, thì Sư phụ cũng không trực tiếp tăng công cho đệ tử. Mà Sư phụ là tạo điều kiện cho học viên tu luyện —như tịnh hóa thân thể, cài khí cơ, gắn Pháp Luân, gieo các “hạt giống” để sau này phát triển lên, sau còn quán đỉnh nữa, v.v.— còn chính đích thân đệ tử phải luyện công luyện công, luyện ra cái công của mình. Nếu Sư phụ trực tiếp ban cho luôn thì phần đó không được tính là của đệ tử. Thế nên, đệ tử phải tự mình luyện ra, khi chủ nguyên thần tỉnh táo mà luyện ra cái công ấy, thì cái công ấy mới được tính là của mình.

Kỳ thực, như đã nói ở trên, trí huệ là chức năng của phần bộ não vi quan, và nó cũng có thể được coi như là một loại công năng; và nó cũng là được “luyện ra” theo nguyên lý này. Chủ nguyên thần phải đích thân tu đến đó, ngộ ra điều đó từ Pháp, được khai mở ở tầng thứ đó, thì phần đó mới được tính là của mình. Mặc dù chỉ là thoáng hiểu qua chớp nhoáng rồi lập tức không nhớ được (vì bị cách khai ra rồi), nhưng đó vẫn tính là của chính mình “ngộ ra” được.

Do phần người bên này bị hạn chế về cảnh giới tư tưởng —mặc dù thông qua quá trình tu luyện thì nó sẽ dần dần đề cao lên— cho nên nó không sao chứa nổi những gì ở tầng thứ cao hơn. Vậy là, phần trí huệ chân chính của người tu là nằm ở phần Thần.

Theo tôi hiểu, đây là khâu quan trọng và không thể thay thế. Trí huệ của người tu là đến từ Pháp, đây là nguồn duy nhất. Đọc các bài viết của học viên khác, nghe chia sẻ tâm đắc thể hội của học viên khác, v.v., thì tuy rằng có thể giúp người tu luyện sáng tỏ một chút, có thể đẩy nhanh quá trình nhận thức, có thể tránh các bước sai lầm mà người đi trước từng mắc phải, v.v. Nhưng mà phần trí huệ kia, nó thuộc về phần Thần, thì chỉ có duy nhất một cách học Pháp này thôi. Khi đối mặt với mâu thuẫn mà có chính niệm, khi gặp việc mà biết dùng Chân-Thiện-Nhẫn để giải, thì có thể tăng tâm tính, có thể đắc công, cũng có thăng hoa, nhưng mà trí huệ thì nhất định vẫn là phải dựa vào Pháp, vẫn phải lấy học Pháp làm gốc. Kỳ thực, học viên nào mà lâu không học Pháp, hoặc là thời gian dài tuy có học Pháp nhưng toàn là trạng thái lơ mơ sắp ngủ và những gì đọc được cứ trôi qua như nước đổ đầu vịt, thế thì học viên đó đã dần dần dời xa Pháp, lối suy nghĩ và hành xử sẽ vì thế mà thiếu chính niệm.

Học viên nào quan sát kỹ kỹ một chút về hoạt động tư duy của mình, thì cũng có thể tự mình nhận ra điều ấy. Đây là điều có thể quan sát được, chứ không phải chỉ là hiểu qua lý luận đâu: Trí huệ chân chính của người tu là đến từ Pháp, không còn nguồn khác. Sư phụ cũng yêu cầu là phải đọc «Chuyển Pháp Luân» làm chủ.

Học Pháp là lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân» làm chủ. Nếu như thời gian nhiều hơn, thì chư vị học các bài giảng Pháp khác, cái đó là không sao cả, cần lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân» làm chủ. Nếu trên thực tế thời gian ít, học không được những điều khác, thì bản thân chư vị tìm thời gian để đọc những bài Pháp mà tôi giảng về phương diện khác. Đây là việc rất đơn giản, không có tận lực yêu cầu chư vị phải thế nào, không có quy định cứng nhắc là chư vị phải ra sao, [nhưng sao] chư vị cứ nhất định phải quy định chết cứng như thế!

Nhưng mà có một điểm, tuy không yêu cầu đến thế kia, [nhưng] chư vị cần phải coi bản thân mình như là người tu luyện! Tự thân chư vị chủ động học Pháp! Chư vị không học Pháp thì chư vị làm sao thực thi những việc này? Chư vị nói ‘ta có thể’. Dựa vào tư tưởng giảo hoạt và cơ trí của con người mà làm, thì bảo đảm chư vị làm không nổi, tại sao? Chư vị ở nơi người thường làm các việc kinh doanh, các việc trong công tác thì có thể đều được, nhưng chính những việc này thì không được, là vì lời chư vị nói ra không có năng lượng, không ở tại Pháp. Chư vị muốn cứu họ, lời chư vị giảng ra không tiêu nghiệp được, không trừ đi chấp trước của họ, thì chư vị làm sao có thể cứu họ?! Chư vị muốn cứu họ, thì chư vị phải tự mình là người tu luyện, lời chư vị giảng ra mới có năng lượng, có thể tiêu trừ thiên kiến và chấp trước của họ, có thể khởi tác dụng như thế, có thể ức chế những thứ gây rối loạn bất hảo trong tư tưởng của họ lúc bấy giờ, chư vị mới có thể cứu họ, kể cả các loại hoàn cảnh giảng chân tướng, chẳng phải cũng là như thế? Cũng có người nghĩ, ‘ta là học viên cũ, một quãng thời gian không học Pháp cũng không có vấn đề’. Là có vấn đề, càng [là học viên] cũ thì càng không được, là vì bộ phận tu xong đã cách khai rồi, phần công tiên thiên được đẩy đến vị trí cộng thêm chính niệm của chư vị trong Pháp thì mới khởi tác dụng được, không học Pháp, ly khai Pháp thì chỉ huy không được, là vì đó là lực lượng của Pháp.

Những nhân tâm và tâm lo sợ kia lẽ nào có thể điều động nổi công? Người ly khai Pháp thì công bèn hạ xuống, không còn gì cả. Tôi vẫn luôn giảng, tôi nói rằng tu luyện ấy, chư vị mà ly khai Pháp này, thì chư vị không là tu luyện nữa. Chư vị ly khai Đại Pháp, thì hết thảy những gì chư vị làm, đều không phải đệ tử Đại Pháp đang làm, chỉ là người thường đang làm việc tốt mà thôi, sẽ không viên mãn, chỉ tích công đức. Tích công đức không tăng công, đó chính là ở con người nơi đây.

(Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Khi học viên cho rằng đọc một đoạn rồi ngắt quãng để chia sẻ hoặc phân tích, rằng làm thế mới tốt, thế thì đó là học viên đó chủ yếu là đang phát triển phần người, phần tri thức của con người, phần bộ não ở không gian bên này, thế thôi. Đã vô tình ức chế phần Thần, phần chứa trí huệ chân chính. Học viên mới, có thể là vì tình huống cá nhân cảm thấy nhiều thuật ngữ trong Pháp là khó hiểu, do đó khi dừng lại phân tích, thì cảm thấy như vậy sẽ dễ hiểu hơn. Đúng thế, cảm thấy hiểu ra nhiều chỗ, nhưng đó là phần tri thức bề mặt đang hiểu ra cái nghĩa bề mặt, chứ nội hàm không sâu.

Chỉ khi đọc liền mạch, đừng ngắt quãng, tốt nhất là khi đọc đồng thanh năng lượng rất mạnh có thể giúp trừ đi rất nhiều tạp niệm, thế thì Pháp ở cao tầng mới dễ dàng hiển lộ ra, và đó cũng là lúc mà phần Thần ít bị phần người ức chế nhất, như thế mới là học Pháp đúng cách. Còn đọc chút rồi lại ngắt, đọc chút rồi lại ngắt, thì đó chính là can nhiễu cực lớn đến sự phát triển trí huệ của người tu.

Chúng ta có ai luyện công theo kiểu luyện mấy phút rồi ngắt, chia sẻ chút, rồi luyện tiếp, mấy phút lại ngắt? Đó có còn là luyện công nữa hay không? Đương nhiên là không! Nào có ai luyện công như thế.

Vật chất và tinh thần là nhất tính. Ở tầng bề mặt thì không nhìn ra điều ấy, nhưng ở cao tầng thì vấn đề “vật chất và tinh thần là nhất tính” là vô cùng rõ ràng, rõ ràng đến mức hiển nhiên. Trí huệ kỳ thực cũng là một loại công năng, và một khâu trong việc phát triển phần Thần, là đòi hỏi cần học Pháp theo cách đúng đắn mới được.

Đương nhiên, nếu là học viên mới mà vẫn còn nhiều khái niệm chưa hiểu, thậm chí chưa hiểu ngay cả nghĩa tầng bề mặt của nhiều từ ngữ, thì đúng là vẫn phải dành thời gian nghiên cứu một chút, tham khảo thêm phần ghi chú cuối sách của dịch giả về nghĩa của một số từ ngữ, bớt chút thời gian chia sẻ với các đồng tu, v.v. Tóm lại, vẫn là cần giải vấn đề hiểu Pháp ở tầng bề mặt. Nhưng mà không thể lấy đó là lý do để đổi cách học Pháp thành đọc từng đoạn rồi lại ngắt.

Còn có trường hợp xem video bài giảng Quảng Châu trong trạng thái như luyện công, kiểu như “nhận” năng lượng từ bài giảng của Sư phụ. Nhưng trên thực tế thì đặt đầu óc vào ở trạng thái tựa như luyện công, và lời Sư phụ giảng trôi qua như gió thoảng; vì khi luyện công thông thường sẽ ở trạng thái càng ít bị ngoại cảnh ảnh hưởng càng tốt. Tôi cũng từng thử nghe bài giảng Pháp theo cách đó để đích thân trải nghiệm xem thế nào. Tôi cho rằng trạng thái nghe Pháp mà không nhập tâm như thế là không đúng đâu, vì chủ nguyên thần không thật sự nghe Pháp. Chỉ khi nào trí huệ đó biến thành phần gì đó của chủ nguyên thần mình nơi đây, mình thật sự minh bạch ra, (dù rằng chỉ là minh bạch ra thoáng một phát rồi quên ngay), thế thì mới có tiến bộ chân chính. Còn nếu lời giảng Sư phụ trôi qua như nước đổ lá khoai, thì tôi nhìn nhận rằng đó chính là lãng phí phần công phu dành cho học Pháp này.

Đệ tử: Khi học Pháp [theo nhóm], có học viên luyện đả toạ, làm thế có ảnh hưởng học Pháp hay không?

Sư phụ: Khi đả toạ thì chư vị luyện đả toạ. Chư vị biết chư vị ngồi xếp bằng không được lâu, chư vị đau đến mắm môi mắm lợi, thì chư vị học Pháp không được tốt. Học Pháp là cực kỳ trọng yếu, bất kể sự việc hành vi nào ảnh hưởng đến học Pháp thì đều đừng làm. Chư vị nói ‘tôi có thể kiên trì ngồi như thế’, thế thì đương nhiên quá tốt! Vừa ngồi vừa nghe thôi, thế càng tốt, vừa ngồi vừa học Pháp. Có người ngồi không kiên trì, thực tế không trụ được thì chư vị cứ tháo chân. Chư vị đừng đợi đến lúc tê mỏi rồi chư vị mới tháo, chư vị cũng không nghe lọt Pháp nữa, chỉ có nghĩ người khác đừng đụng vào mình thôi. Học Pháp chính là học Pháp nghiêm chỉnh.

(Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân 1998)

Trạng thái luyện công và trạng thái học Pháp không nhất định là một thứ. Không phải lúc nào cũng “kết hợp” thành gì đó “2 trong 1” rồi sẽ nhất định tốt.

Đương nhiên ở đây tôi không hề phản đối những tình huống bận rộn tranh thủ học Pháp. Có học viên tranh thủ nghe Pháp khi ngồi xe buýt, v.v. Cái đó là tranh thủ. Được ngần nào tốt ngần ấy. Dù sao không phải lúc nào cũng có điều kiện hoàn hảo để học Pháp; cho nên tranh thủ như thế là tốt, tuy hiệu quả không cao bằng, nhưng là tốt.

Liên quan đến vấn đề “Học Pháp là lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân» làm chủ” (như trích dẫn ở trên), thì tại nhóm học Pháp chỗ tôi, nhiều khi buổi đọc Kinh Văn có đông người hơn buổi đọc «Chuyển Pháp Luân». Phải chăng đó là do học viên đa số cảm thấy đọc Kinh Văn sẽ có được nhiều thu hoạch hơn? E rằng đó chỉ cảm nhận từ phía phần người, chứ không phải từ phía phần Thần.

Ngoài ra, tôi cho rằng không nên choàng thêm bất kỳ cái gì khác vào học Pháp nói riêng và tu luyện nói chung. Trong tôn giáo người ta cứ thích choàng thêm những thứ nào là chức sắc, nào là tôn ti trật tự, nào là nghi thức lễ nghi, v.v. Họ là làm tôn giáo và họ muốn tạo dựng hình ảnh “uy nghiêm” “cao siêu” hay gì đó ở xã hội; như xây chùa to, đúc tượng lớn, mở lễ hội rùm beng này khác, v.v., thì đó là việc của họ. Rất nhiều những thứ mang danh “Phật sự” “Pháp sự” ấy chủ yếu là thuộc về phạm trù “phát triển tôn giáo” chứ không nhất định là có nhân tố “tu luyện” trong đó. Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là khác và không như thế.

“Lễ nghi” hay các thủ tục gì đó, ở mức độ vừa phải và hợp lý, là có tác dụng tốt. Phòng học Pháp tập thể có treo ảnh Sư phụ, có bày biện nghiêm chỉnh, v.v., tạo một bầu không khí nghiêm túc, cái đó là rất tốt cho học Pháp. Nhưng mà nếu choàng vào quá nhiều thứ, thì sẽ không tốt. Một môi trường học Pháp tốt, theo tôi, là nơi mà học viên hễ tới đó học liền cảm thấy vừa nghiêm túc vừa thoải mái, đầu óc không bị gò bó câu nệ bởi các nhân tố không cần thiết. Có nơi mà người mới đến học đã được yêu cầu họ phải “vái chào” Sư phụ theo một cách nào đó mà họ chưa có chuẩn bị tâm lý để tiếp thu, hoặc có nơi lại cực đoan theo chiều ngược lại, ở đó nghiêm cấm “chắp tay” trước Sư phụ rồi bảo là chúng ta cấm mọi biểu hiện giống tôn giáo, còn có nơi bày nguyên một bộ thờ cúng Sư phụ khá cầu kỳ với hương khói nghi ngút nhiều quá khiến một số học viên cảm thấy rất là câu nệ, v.v. Theo tôi như thế là hơi quá, dẫn đến người ta cảm thấy gò bó không cần thiết. Có thể trong tương lai, khi Pháp Luân Đại Pháp vang danh thế gian, và thiên hạ đều cảm thấy bày biện trang hoàng hoành tráng thế là tốt, thế thì khi đó ta trang hoàng thế là OK. Nhưng hiện nay thì vẫn là nên phù hợp với tình trạng hiện nay.

Tóm lại, có thể thông qua quan sát bầu không khí của một nhóm học Pháp, xem xem mọi người có thể vừa trang nghiêm vừa thoải mái hay không, từ đó là có thể nhìn ra được nên làm ở mức độ nào thì tốt nhất. Quá gò bó sẽ làm phần Thần bị ức chế. Quá buông lỏng có thể làm các tạp niệm dễ nổi lên gây can nhiễu.

Có người quảng bá việc đọc Pháp phải đọc chữ “s” “x” “tr” “ch” “gi” “d” v.v., theo cách nào đó khác với cách nói chuyện mà cả xã hội vẫn đang dùng thường ngày, khiến cho không chỉ cá nhân người đọc sách đọc rất trúc trắc và gò bó, thỉnh thoảng còn đọc nhầm, mà còn làm ảnh hưởng đến người khác trong nhóm học Pháp. Cả nhóm đang đọc bình thường, thì tự dưng có giọng đọc khác kiểu. Đây có thể nói là hiểu rất không chính xác, thậm chí là sai hẳn với chủ trương truyền Pháp của Sư phụ:

Người trong lịch sử đều giảng, rằng tương lai khi cứu người thì phải chăng Pháp rất khó được, cơ hội rất khó được. Quá khứ thì không chỉ con người thế gian đều giảng [thế], mà cả Thần cũng nghĩ: Cuối cùng khi tới lúc truyền Pháp này, cuối cùng khi tới lúc đến cứu chúng sinh, thì cơ duyên ấy nhất định sẽ khó được phi thường, khó ngộ phi thường, phải thông minh phi thường mới có thể ngộ được, chịu đựng khổ rất nhiều mới có thể tìm được. Mọi người thử nghĩ, nếu mà như vậy, thì công bình chăng? Không công bình. Rất nhiều Đại Giác Giả tới, tới thế gian, có khi chuyển sinh thành người tàn tật, chẳng may tai nặng mắt mờ, tuổi tác cao rồi. Thế thì đối với họ công bình chăng? Thế thì không công bình. Do đó Pháp mà Sư phụ truyền là nông cạn rõ ràng. (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Như vậy, Sư phụ đã cố ý an bài như thế rồi, Pháp ở tầng người thường này vì để bảo đảm tính “công bình” nên về căn bản là không hề bị ảnh hưởng bởi những thứ quá đặc thù như của ngôn ngữ hay cách phát âm (trừ các câu chú, tất nhiên). Còn Pháp ở tầng thứ cao, và phần nội hàm ấy là cần dùng phần bản tính của mình để lĩnh hội, chứ không thể dùng cái tâm tầng thứ người thường để lĩnh hội. Chỉ cần đọc hiểu đúng nghĩa bề mặt lời giảng ở ngôn ngữ người thường này và tự mình để tâm thanh tịnh và tỉnh táo, thì Pháp sẽ triển hiện nội hàm thích hợp cho người tu. Nhưng nếu người tu vừa đọc sách, vừa “s” “x” “tr” “ch” “gi” “d” v.v., méo hết cả miệng, mà lại còn đọc to, thì quá là can nhiễu rồi. Ở phần trích dẫn trước, Sư phụ cũng dạy rằng, ngay cả vừa ngồi song bàn vừa học Pháp, mà nếu chân đau quá thì cũng là không thích hợp, vì sẽ can nhiễu đến tiến trình nhận thức và diễn hóa đề cao trí huệ. Thế mà giờ xuất hiện các học viên rủ nhau đọc theo kiểu mới lạ.

Trong Bài Giảng Thứ Tư trong «Chuyển Pháp Luân», và cả trong «Khóa học Quảng Châu 12-1994» cũng thế, Sư phụ có nhắc đến hiện tượng có những người quảng bá những thủ pháp như phép chộp bắt, phép chiếu quang, v.v. Kỳ thực những thứ đó đều là giả. Tại sao? Tại vì công năng đều là phần chức năng của thân thể ở không gian vi quan, không phải là điều quyết định bởi những thủ pháp ở phần thân thể bên này. Chưa sở hữu được có công năng ấy, thì ra chộp tới chộp lui cũng không chộp trúng. Những ai truyền những thứ đó đều là giả. Tôi cho rằng có đạo lý tương tự trong học Pháp. Sau khi qua phần hiểu được nghĩa bề mặt câu chữ, thì phần nội hàm cao hơn, phần trí huệ, thì là ứng với phần Thần rồi, đã không còn là điều có thể quyết định bởi những thủ pháp ở bề mặt này nữa. Truyền bá những “sáng tác” cách học Pháp mới lạ kiểu như trên, thì thường là can nhiễu, khiến phần người ức chế phần Thần, có hậu quả không tốt.

Có học viên kiên trì bảo rằng, khi chia sẻ về nhận thức khi học Pháp, thì nhất định phải nói “tôi thể ngộ thế này”, chứ không được nói “tôi hiểu rằng”, với lý do là vì nói cách thứ nhất là mình ngộ ra từ Pháp Lý, còn nói cách thứ hai là đang diễn giải Pháp; từ đó buộc người khác khi nói hoặc viết bài chia sẻ thì phải theo lối dùng từ sáo rỗng như thế. Tôi cho rằng đây là lối tư duy rất kỳ cục, chạy theo hình thức gò bó mà không đúng bản chất. Hai cách nói đó chẳng qua là cùng một ý tứ mà thôi. Không phải là cái miệng nói là “ngộ” thì đó là ngộ ra và cao hơn đâu! Sự khác biệt giữa trí huệ của phần Thần và tri thức của phần người, đó không phải là vì cái miệng dùng từ “ngộ” hay “hiểu” là có thể phân biệt được.

Chạy theo những thứ này chính là “không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải” (như trích dẫn ở đầu bài viết). Phía bản tính tiên thiên tuyệt đối không hề coi trọng những thứ gò bó nặng về hình thức như thế đâu!

Những thứ sáo rỗng, nặng về hình thức, nghi thức, hay những quy củ gây gò bó, v.v., tất cả đều là xa rời bản tính thuần chân tiên thiên của người ta, đều sẽ trở thành chướng ngại khi người tu luyện tu lên cao tầng. Phản bổn quy chân là gì? Chính là vứt sạch những thứ đó!

Còn có người còn đi quảng bá rằng học bài nào là theo ngày hôm đó số mấy. Kiểu như các ngày 1, 10, 19, v.v., trong tháng thì đọc Bài Giảng Thứ Nhất, các ngày 2, 11, 20, v.v., thì đọc Bài Giảng Thứ Hai, v.v., với lập luận rằng như thế là học Pháp đồng bộ toàn cầu và như thế thì năng lượng mới mạnh. Và để người khác làm theo họ, thậm chí họ đã nói không đúng sự thật rằng đây là cách học mà học viên toàn cầu đều đang làm hết cả rồi, rằng cho nên học viên ở Việt Nam cũng phải theo thế mà làm. V.v. Tất cả “sáng kiến” kiểu này đều là “tiêu tân lập dị”, thích chế ra của lạ, thảy đều là can nhiễu.

Tâm truy cầu

Khi phần Thần chiếm thượng phong, thì biểu hiện là không bị ảnh hưởng bởi truy cầu thuộc tầng thứ thấp; khi “chính niệm”, thì biểu hiện sẽ là “chính hành”, mong muốn làm những gì mà mình đáng nên làm. Cho nên, cầu mong gì, không mong gì, cảm thấy đắc ý ở đâu, v.v., những biểu hiện đó đều phản ánh rất rõ rằng đây là phần Thần đang khởi tác dụng hay là phần người đang khởi tác dụng.

Sư phụ đã giảng ra đạo lý này rất rõ trong «Chuyển Pháp Luân» và video Giảng Pháp tại Quảng Châu tháng 12-1994. Người luyện công mà cầu công năng thì có thể bị phụ thể. Đi bái tượng cầu tài lộc thì sẽ sinh ra những “thần tài Quan Công”. Mang tâm thích cái mới lạ nói những gì khác thường, thì có thể rơi vào tình huống nói “ngôn ngữ vũ trụ”. Mang theo tư tưởng phù hợp với A-tu-la vào những năm đó thì có thể chiêu dẫn A-tu-la tới. Thậm chí theo môn chính phái hẳn hoi mà lúc luyện công xuất hiện tâm bất chính thì sẽ là “luyện tà pháp không tự biết”. V.v. Ý này được Sư phụ giảng rất rõ. Chỉ duy nhất có cầu mong tu luyện, phản bổn quy chân, Phật tính xuất hiện, v.v., thì chư Thần chư Phật mới duy hộ.

Có người nghĩ: ‘Tôi đâu có cầu chúng một cách minh xác!’ Chư vị không cầu chúng, nhưng chư vị [có thể] cầu công năng; các Giác Giả của [môn] tu luyện chính Pháp liệu có thể cấp [công năng] cho chư vị? [Truy] cầu chính là một chấp trước nơi người thường; tâm ấy phải bỏ. Vậy ai có thể cấp? Chỉ có ma tại các không gian khác và động vật mới cấp thôi; vậy chẳng phải tương đương với cầu chúng đến là gì? Chúng liền đến. (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba).

Họ bái tượng Phật trên chùa hoặc ở nhà để cầu tài và đúng là cầu được tài đến; họ cảm thấy rất linh nghiệm, cho nên đã treo biển ở đó: “hữu cầu tất ứng” [2]. Mọi người đều cảm thấy rất tốt, họ nói: “Như vậy chẳng phải Phật cũng giúp phát tài sao? Vậy mà các ông lại nói Phật không giúp chúng ta phát tài.” Đó không phải là Phật. Thông thường những thứ viết “hữu cầu tất ứng” như vậy [thì] đa số là cáo. (video Khóa Học Quảng Châu, Bài giảng thứ năm, phút 30)

Vậy là ngay cả không chủ đích truy cầu phụ thể, nhưng mà mang tâm truy cầu như thế, thì vẫn là chiêu mời nó tới! Cầu được như ý, bèn cho rằng đó là tốt, thậm chí còn cho rằng đó là Sư phụ ban cho.

Từng chứng kiến có học viên chia sẻ, rằng năm xưa tu theo Phật giáo, chỉ cần “thành tâm” thì sẽ cầu xin được nhiều thứ tốt, và rằng giờ đây theo Pháp Luân Đại Pháp, cũng rất “thành tâm” xin Sư phụ, và cầu xin cũng rất linh nghiệm. Liệt kê ví dụ nào là con tôi gặp khó khăn về sức khỏe, tôi cầu xin, và thế là mọi việc êm thắm, các loại tình huống như thế, v.v. Sau đó được rất nhiều học viên cảm thấy chia sẻ đó rất hay và vỗ tay hoan hô.

Thử hỏi có chỗ nào trong Pháp mà Sư phụ dạy, rằng vào các tình huống như mua đất bán nhà, vỡ nợ chứng khoán, tình duyên trắc trở, v.v., thì học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta hãy đến cầu xin Sư phụ chăng? Không có!

Cầu xin là một tác phong mà không ít học viên mang từ tôn giáo sang Pháp Luân Đại Pháp, cho rằng tu Pháp Luân Đại Pháp mà cầu xin được càng nhiều thì chứng tỏ tu luyện được càng tốt! Điều này đã trở thành một chướng ngại rất lớn trên đường tu.

Sư phụ vì để cung cấp cơ duyên tu luyện cho chúng ta, tạo điều kiện cho chúng ta tu luyện, cho nên tịnh hóa thân thể cho học viên mới, hóa giải đi những nạn lớn như những tai nạn có thể khiến học viên mất mạng hoặc không thể tu luyện, v.v., tất cả đều được Sư phụ ban cho một cách vô điều kiện. Nhưng đó là để chúng ta tu luyện, chứ không phải là để học viên chúng ta dùng tâm của người thường để nhận định quan hệ giữa Sư phụ và đệ tử, và rồi hiểu lầm thành tu luyện thì nên cầu xin, cầu xin được càng nhiều càng tốt.

Người tu luyện đến giai đoạn này, giai đoạn có ý thức tu luyện phát triển phần Thần, là nhất định đã phải tu bỏ hết tất cả những truy cầu kia rồi. Nếu vẫn còn những tâm như thế, thì không cách nào tới giai đoạn này được. Bởi vì chúng ta là dựa vào chính niệm, chứ không phải dựa vào cầu xin.

“Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực”. (Sư đồ ân, Hồng Ngâm 2)

Sư phụ duy hộ đệ tử, điều ấy không phải có nghĩa là đệ tử muốn gì, nói gì, làm gì, thì đều được Sư phụ duy hộ; mà có nghĩa là khi đệ tử có chính niệm chính hành thì mới được duy hộ. Ngoài ra, mang chính niệm mạnh mẽ, thì có thể cũng được chư Thần chư Phật duy hộ cho.

Dường như đạo lý này cũng có phần thể hiện trong một tình huống khá tương tự: Khi giao tranh chính-tà biểu hiện ra ở tầng thứ thế gian nhân loại, và chúng ta, với vai trò là người tu luyện, nếu vì lý do nào đó mà cần tham gia, thì hỏi tham gia theo cách nào? Không phải hễ người thường kia, dù người đó là phe “chính”, muốn được gì nói gì làm gì, thì ta, làm người tu luyện, cũng ủng hộ theo. Không phải thế. Nếu thế thì ta cũng là người thường rồi. Đã bị cuốn vào trong đó rồi. Thế không đúng. Làm người tu luyện, khi tham gia vào việc của người thường như thế, thì cần hiểu mình là duy hộ nhân tố “chính” ở nhân gian, chứ không phải mình trở thành người thường mà tham gia các hoạt động của người thường. Trong bài Kinh Văn gần đây Sư phụ đã dạy rất rõ:

Tuy là giao tranh chính-tà, nhưng chư vị phải trụ vững bản thân đừng bị can nhiễu, đồng thời làm tốt hơn nữa việc giảng chân tướng cứu con người thế gian. Khi giảng chân tướng không được đặt mình vào trong người thường, [hãy] sắp xếp vị trí của mình cho tốt, đừng bị cuốn nhập vào đó, thì mới thực hiện được tốt hơn. (Gửi Pháp hội Đài Loan 2020)

Tôi tự hỏi, phải chăng đây là một trận đại chiến giao tranh chính-tà ở cõi người thường, được chúng Thần an bài sao cho sẽ triển hiện dần dần từng bước cho nhân loại được chứng kiến các thứ vượt xa những gì con người đã biết, thậm chí tính cả trong phim ảnh hay tiểu thuyết, một bối cảnh rộng lớn đủ thứ đan xen: Từ một tổng thống cao cao tại thượng nhưng bị cô lập, cho đến những kẻ giấu mặt ẩn mình trong hắc ám, từ những thống đốc hay thẩm phán hủ bại, cho đến những chứng nhân dũng cảm vì chính nghĩa, từ một cường quốc từng được coi là tấm gương “cảnh sát quốc tế” chuyên trấn áp cái xấu ở thế gian và cũng là tấm gương về thể chế chính phủ mẫu mực nhưng hóa ra nay đã bị ăn mòn vào tận xương tủy, cho đến những học giả hiện đang ngồi lật đi lật lại lịch sử và nghiên cứu với thái độ hoài nghi rằng vậy thì rốt cuộc phải là dạng thức xã hội nào mới thật sự là tốt cho nhân loại văn minh chúng ta, từ các giáo hội tôn giáo cổ xưa vì phát triển mà đã thoả hiệp quá nhiều và xa rời thiên quốc để đắm chìm vào thế tục, cho đến những tiên tri hay điểm hóa rằng Thần sẽ đến nhân gian và số phận của những ai vẫn giữ vững đức tin vào Thần bảo trụ thiện niệm đứng về cái thiện lương ánh sáng cũng như về số phận những ai đã bán linh hồn cho ác quỷ và núp vào bóng tối, v.v một dàn cảnh rộng lớn cả sẽ cuốn rất nhiều người vào đó. Người tu luyện nếu tham gia, thì cũng là có vai trò của mình, có vị trí thích hợp của mình trong bức tranh ấy. Hiểu theo một nghĩa nào đó, đây cũng chính là một khảo nghiệm lớn với vô số quan hệ đan xen được triển khai ra để khảo nghiệm xem đệ tử có biết cách hành sự như một người tu, sắp xếp các việc phù hợp theo Pháp Lý tại các tầng thứ khác nhau, hay sẽ vì vẫn còn tâm người thường mà bị cuốn vào thế gian tục sự.

Có tâm truy cầu là thuộc về một chủ đề rộng hơn, ấy là lấy tâm cảnh của tầng thấp để đánh giá những thứ của tầng trên. Nếu thế thì không thể đột phá lên tầng trên được, vì không thoát được “mê”. Ví như khi nhập định đến giai đoạn mà cảm thấy thân thể rất thoải mái, do năng lượng diễn hóa tốt, thì bèn cảm thấy thích thú, coi đó là tu tốt, và chìm đắm vào cảm giác đó, thế thì sẽ vì cái tâm chìm đắm vào cảm giác mà dừng ở tầng thứ đó chứ không đột phá lên được.

Tự kiểm soát tư tưởng

Nhận thức về “chính niệm – phần người – phần Thần” này cũng là có vai trò trong quá trình tự kiểm soát tư tưởng, một quá trình mà người tu luyện nhất định phải trải qua.

Ý tôi là nói về quá trình gồm các việc buông bỏ, lờ đi, hoặc trấn áp, tiêu diệt các niệm không thích hợp, giữ tâm thái bình hòa trong thời điểm bình thường hàng ngày, giữ tâm tỉnh táo và thanh tịnh khi học Pháp, nhập định thâm sâu khi luyện công, v.v. Trong quá trình đó, làm người tu luyện, chúng ta phải kiểm soát những gì mà mình có thể kiểm soát được. Có những nhân tố mà chúng ta không kiểm soát được, thậm chí là không ý thức được nó, thì nói chung là được Sư phụ giải quyết dùm cho.

Giảng đến nguồn của tư tưởng, còn rất nhiều người đang nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu, nói rằng công năng của đại não con người, tư tưởng là được sinh ra như thế. Trước đây tôi giảng cho mọi người rồi, đại não về thực chất chỉ là ‘xưởng gia công’ của kết cấu tư duy và phương thức biểu đạt ở tầng của nhân loại, dù là động tác hình thể của chư vị, ngôn ngữ của chư vị muốn biểu hiện ra điều gì, phương thức kết cấu của ngôn ngữ mà chư vị nói ra, thì nó chính là khởi tác dụng ấy —gia công thành hình—, một số niệm có nguồn nguyên lai từ khái niệm được hình thành trong đời này, có một số đến từ chấp trước vào [những gì mình] ưa thích, mà những sự tình có phần lớn một chút là có khởi niệm từ đâu đến? Khởi điểm của chúng ở chỗ nào? Không ở không gian này. Nói một cách nghiêm khắc, vào lúc then chốt thì căn bản tự mình sẽ khởi tác dụng. [Còn] thông thường trong tình huống bình thường, nguồn của tăng cường khái niệm và tư tưởng ưa thích là [đến từ] đủ loại không gian, ngoài ra còn có liên quan đến tầng thứ đạo đức của người ta; có người tư tưởng đến từ cảnh giới cao hơn một chút, có người tư tưởng đến từ cảnh giới rất thấp, do đó người ta với tầng diện của đạo đức khi làm các việc khác nhau sẽ có chuẩn mực khác nhau. Không gian phức tạp ở mức độ lớn phi thường, từ tầng thấp đến tầng cao, ngang cùng một tầng còn có rất nhiều không gian, ngoài ra các không gian ‘hướng ngang’ còn nhiều hơn, cũng nhiều như các không gian ‘hướng dọc’. Các loại sinh mệnh có mật độ phi thường lớn, đều sẽ can nhiễu đến con người, gồm cả người tu luyện khi không ở trong Pháp mà nghĩ các vấn đề. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Có những ý niệm xuất phát trong đầu, mà ta không biết chắc được nó là từ đâu. Có những sinh mệnh vi quan hơn, vật chất của sinh mệnh đó lọt vào chúng ta, tựa như gió lọt vào nhà qua khe cửa sổ, và họ ảnh hưởng đến chúng ta, mà chúng ta không nhất định biết rằng mình đang bị sinh mệnh đó ảnh hưởng. Chẳng hạn như cái ‘tình’ của tam giới, đó là vật chất vi quan, mà phàm là sinh mệnh trong tam giới thì đều thấm đẫm trong ‘tình’ như bọt biển thấm nước. Khi cái ‘tình’ ấy khởi tác dụng, thì ta sinh ra các niệm bị ảnh hưởng bởi ‘tình’, mà ta không biết, cứ tưởng đó là chân niệm của mình. Có lẽ đây chính là một trong các phương thức mà sinh mệnh tầng cao dùng để khống chế sinh mệnh tầng thấp.

Vì con người có ‘tình’, nóng giận là ‘tình’, ưng ý là ‘tình’, yêu là ‘tình’, hận cũng là ‘tình’; vui thích làm điều [nào đó] là ‘tình’, không thích làm điều [nào đó] cũng là cái ‘tình’ ấy; thấy người này hay người kia dở, yêu thích làm gì đó hoặc chẳng yêu thích làm gì đó, hết thảy đều là ‘tình’; người thường chính là vì cái ‘tình’ ấy mà sống. (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ sáu)

Tư tưởng của ta là kết quả của những thứ đó: Chân niệm từ chủ nguyên thần, ảnh hưởng của phó nguyên thần, của các quan niệm hậu thiên, của các tín tức ngoại lai, của những thứ từ sinh mệnh vi quan như ‘tình’, v.v. Cứ như là trong một phòng họp có thể có nhiều tiếng nói và ý kiến khác nhau vậy; hoặc cứ như là các dòng chữ khác nhau của những người khác nhau ghi lên bảng vậy. Phần mà chúng ta chưa ý thức được, thì có thể Sư phụ sẽ giải quyết dùm cho, còn phần mà chúng ta có thể kiểm soát được, thì ta phải làm, đó là phần việc thuộc về quá trình tu luyện của chúng ta. Trong quá trình tu luyện, thì tiêu chuẩn sẽ đề cao dần lên, cho nên có những phần mà trước đây Sư phụ làm dùm, thì bây giờ người tu chúng ta phải tự làm. Tu luyện là như vậy.

Nhận ra đâu là tiếng nói của ai trong phòng, dù không nhìn thấy người đang nói? Nhận ra đâu là dòng chữ của ai? Có thể căn cứ theo Pháp, đối chiếu theo cảm nhận của mình mà nhận ra. Dần dần qua quá trình mà phân biệt rõ ràng dần lên.

Một niệm mà có mạch tư duy mà ta có khả năng ý thức được rõ ràng, lý tính đầy đủ, ví dụ như ta có thể thấy rõ A suy ra B rồi B suy ra C rồi C suy ra D, v.v., thì nói chung đó là xuất phát từ chủ nguyên thần. Niệm nào mà như thiên mã hành không, bụp một cái xuất hiện ra không đầu không đuôi, thì nói chung là thứ ngoại lai. Qua đó mà phân biệt. Tất nhiên, cũng có thứ ngoại lai cố ý đóng giả, cho nên cũng phải cẩn thận lưu tâm.

Mỗi tín tức xuất phát từ đâu là có năng lượng riêng, có phong cách riêng, kiểu như mỗi người là có giọng nói khác nhau, cách nói khác nhau, hoặc kiểu như mỗi người là có nét chữ viết khác nhau. Cũng có thể qua đó mà phân biệt. Ví như ở trên Sư phụ giảng: “nóng giận là ‘tình’, ưng ý là ‘tình’, yêu là ‘tình’, hận cũng là ‘tình’;…”, thế thì căn cứ vào đó, ta nhớ cái cảm giác mỗi khi xuất hiện các niệm kiểu như vậy, ghi nhớ ghi nhớ, dần dần cho đến lúc mỗi khi cái ‘tình’ ảnh hưởng đến ta, thì ta có thể cảm nhận được, ít nhất là nhận ra phần nào.

Khi luyện công ở trạng thái tốt, hoặc khi học Pháp ở trạng thái tốt, thì cái ‘tình’ mờ nhạt lắm rồi, và thay vào đó là ‘từ bi’. Lúc đó chúng ta cảm thấy tâm thái rất Thiện, rất trong sáng và thuần khiết, nhìn nhận và đánh giá mọi thứ đều theo cách rất thiện lương, đó chính là ta đang ở trong trường của ‘từ bi’, và ‘từ bi’ đang khởi tác dụng đó. Vậy ta ghi nhớ ghi nhớ. Dần dần cho đến lúc có thể bằng cảm nhận mà biết được mình là đang bị ‘tình’ ảnh hưởng, hay là ‘từ bi’, ít ra là nhận ra phần nào.

Sư phụ nếu mà truyền một tín tức cho đệ tử, thì đệ tử đảm bảo sẽ nhận ra ngay đó là từ Sư phụ. Tại sao? Vì hàng ngày mấy tiếng đồng hồ luyện công trong trường năng lượng của Đại Pháp (thông thường các học viên luyện công tập thể là thấy rõ điều này nhất), luyện luyện luyện luyện, luyện nhiều năm như thế, từng tế bào đã luyện qua đó rồi, thế thì một khi tín tức của Sư phụ truyền tới, thì lập tức đệ tử nhận ra ngay, tín tức uy lực cực cao nhưng đồng thời lại vô cùng gần gũi. Không cần giải thích hay phân tích, đệ tử nhận ra ngay. Nếu là thứ giả mạo, thì lập tức trong đệ tử sẽ phát sinh nghi ngờ. Tất nhiên, cũng có tình huống cố tình giả mạo đẳng cấp rất cao.

Quá khứ còn có một loại tình huống. Cựu thế lực, trong việc Chính Pháp của tôi, chúng đã thực hiện rất nhiều chuyện, rất nhiều việc. Chúng không chỉ an bài một số sự việc kia đâu, mà chúng còn muốn những sinh mệnh to lớn của vũ trụ nào mà không tham dự vào Chính Pháp vũ trụ cũng sẽ thấy được những [việc] của chúng; do vậy chúng gắng sức mong muốn rằng sẽ thực hiện cho thật xảo diệu. Chúng lợi dụng một số vật chất của tôi, hoặc một số công [của tôi], [dưới] tác dụng của chúng, [để] tạo thành hình tượng của Sư phụ, là hình tượng Phật. Trước đây tôi không giảng cho chư vị, để tránh tạo thành hỗn loạn nơi chư vị. Còn một nguyên nhân nữa, chính là vì mục đích của chúng không phải để phá hoại; dùng lời [lẽ] của chúng mà giảng, thì là muốn có tác dụng giúp đỡ tôi một cách chính diện. [Trên thực tế] an bài ấy của cựu thế lực có hai bộ phận, một bộ phận là có tác dụng phản diện, một bộ phận là có tác dụng chính diện. Trong chúng có một số tiến nhập vào trong [thân] thể học viên thực hiện một số việc, trong [trường hợp] cực kỳ cá biệt liền xuất hiện tình huống như thế này. Những ai có thể nhìn thấy tình huống ấy liền nói: ‘Ái chà, ngài là Sư phụ!’ Rồi liền coi họ là Sư phụ. Nhưng chúng không phải là do tôi an bài, nói một cách nghiêm khắc thì không phải là tôi, và tôi cũng không thừa nhận chúng; bởi vì chúng là do cựu thế lực an bài. Bản thân đó cũng là biểu hiện của việc vũ trụ [đã] bại hoại. Hễ khi có người nhìn thấy, liền tạo cho học viên nhận thức sai về chính niệm, phá hoại nghiêm trọng chính tín chính niệm của học viên; khi ấy cần nhất định tiêu huỷ chúng; nay [chúng] đều đã bị đả nhập địa ngục. Hôm nay tôi nêu ra vấn đề này, cũng là để nói với chư vị, là trong chúng ta có một số học viên cá biệt, chư vị nhất định không được vì thế mà rơi rớt xuống. Đây không phải chuyện đùa đâu, có người đã một chân bước hụt ra ngoài không trung rồi đó, đã có điểm không còn lý trí nữa; rất cá biệt, cần hết sức chú ý. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tuy nhiên, rất nhiều khi Sư phụ muốn điểm hóa cho đệ tử, cho nên Ngài chính là cố ý không lộ ra đặc điểm riêng đó, và thế là học viên chỉ cảm thấy có tín tức truyền đến, thế thôi, chứ không xác định được đó là của ai. Điểm hóa mà. Tu trong “mê”, Sư phụ yêu cầu chúng ta dựa vào “ngộ” mà tu lên.

Khi người tu có trí huệ của phần Thần bắt đầu khởi tác dụng, thì như trên đã nói, sẽ cảm thấy có lúc suy nghĩ rất sáng sủa và mau lẹ, giải vấn đề rất nhanh, nếu là nói chuyện thì ý tứ xuất hiện rất nhanh và lời nói rất trúng. Lúc ban đầu có thể không làm chủ được việc này, nhưng mà, thuận theo quá trình tu luyện phản bổn quy chân, phần Thần dần dần chiếm thượng phong, và thông qua quá trình nhận thức chính xác ra được đâu là tín tức từ phần Thần của mình, thế thì dần dần sẽ làm chủ được việc này. Đây là phần công phu tu luyện, thuộc về chủ đề tự kiểm soát tư tưởng.

Các niệm xuất hiện, thông thường phải được đối chiếu xem có phù hợp với Pháp hay không. Trí huệ của phần Thần ấy là do đích thân mình luyện ra, hoặc là ký ức quá khứ của mình, do đó sẽ có đặc trưng nhất định mà thông qua đó ta có thể nhận ra được. Đối chiếu các niệm với Pháp, luyện luyện luyện luyện, đó là công phu.

Trong các giao tiếp hàng ngày, giao tiếp với người thường, làm các việc người thường, thì thông thường chỉ dùng phần tri thức của phần người thôi. Bình thường để tâm thái bình hòa là được. Không xuất niệm điều động phần Thần kiểu như: Tôi dùng trí huệ tu được từ Pháp Luân Đại Pháp để tính xem mua chứng khoán nào sẽ có lợi nhất.

Nhưng khi giải một số việc đặc thù, nhất là khi làm các việc Đại Pháp —như giảng chân tướng cứu người, soạn bài cho kênh truyền thông, viết chia sẻ tâm đắc thể hội, v.v.— thì có thể đặt tâm vào trạng thái thanh tịnh tỉnh táo và điều động được phần trí huệ. Dần dần thông qua thực hành theo cách đó mà tu lên.

Tôi cảm thấy rằng làm đủ ba việc của đệ tử Đại Pháp, thì sẽ thấy được quá trình tu ở phương diện này rất nhanh.

Ngoài công năng về phương diện tư duy này, Sư phụ cũng giảng về biểu hiện khi xuất hiện một số công năng (thần thông) khác nữa, về bước đầu của con đường tu theo tiệm ngộ.

Đệ tử: Khi người khác nói chuyện, trước lúc họ nói con thường có thể biết họ sắp nói những gì? Vì sao?

Sư phụ: Đây chính là vì chư vị đã có công năng tha tâm thông, nếu chư vị chăm chỉ luyện công thì có thể gia cường nó. Nhưng không được dùng nó làm việc bất hảo. Không làm những việc bất hảo thì có thể giữ được nó. Người khác nghĩ chư vị không tốt chư vị không được tức giận, hãy dùng tiêu chuẩn của người luyện công mà yêu cầu bản thân. (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Đệ tử: Đôi khi nằm trên giường đột nhiên toàn thân tê dại như có người đè chân tay xuống không thể nhúc nhích được?

Sư phụ: Chúng ta có khá nhiều người luyện công sẽ xuất hiện tay dường như không thể động đậy được, thân thể không thể động đậy được, hiện tượng này cũng là một hiện tượng tốt mà rất phức tạp. Người ta luyện công sẽ xuất hiện trạng thái này, có một loại công gọi là ‘định công’, cũng có thể khiến bản thân cảm thụ được. Cho nên chúng ta có người đột nhiên cảm thấy tay không thể động được, đó là một loại hiện tượng. Còn có một loại hiện tượng nữa chính là chủ nguyên thần đã ly thể. Còn có khi Sư phụ điều chỉnh thân thể cho chư vị có lúc cũng sẽ khiến chư vị định lại. (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Trong các phương pháp tu luyện quá khứ, thông thường công năng xuất hiện chủ yếu ở người tu luyện lánh đời. Vì có như thế tâm tính mới ổn định, các tâm truy cầu và tâm người thường không còn nữa hoặc phai nhạt nhiều rồi. Hoặc là tình huống trẻ em và người cao tuổi, như Sư phụ thường nhắc đến trong Kinh Sách, thì mới dễ xuất hiện công năng. Tuy nhiên, nếu chỉ là cơ chế như vậy, thì vô cùng bất lợi cho người tu luyện chúng ta, vì học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là tu luyện ngay giữa xã hội người thường, và rất nhiều học viên chúng ta không phải trẻ em và cũng không phải người cao tuổi. Theo tôi hiểu, Sư phụ đã an bài cho chúng ta một cơ chế rộng hơn nhiều, và người tu luyện chúng ta là có thể bằng vào chính niệm để duy trì một mối quan hệ hợp lý phần Thần – phần người, như thế cũng đồng dạng cho phép rất nhiều đệ tử chúng ta bước trên con đường tiệm ngộ mà tu lên. Ngoài ra, do chúng ta tu luyện tiệm ngộ ngay trong cuộc sống ở xã hội người thường, cho nên tuy có chỗ khó hơn, có chỗ thách thức hơn, nhưng mà thành tựu cũng sẽ vì thế mà vững vàng hơn.

Trên đây chỉ là nhận thức và thể ngộ cá nhân, có gì thiếu sót xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


[1] Từ “nhân vi” [人為] được hiểu là vì con người, vì phía con người trong bản thân mình.

[2] Từ “hữu cầu tất ứng” ở đây có thể được tạm hiểu là cầu gì được nấy.

[3] Nói về “thần thông” được đề cập đến trong tu luyện quá khứ, thì Phật giáo có đề cập đến “lậu tận trí chứng thông”, gọi tắt là “lậu tận thông” (thần thông cao nhất trong lục thông (sáu thần thông)), hoặc cũng gọi là “lậu tận minh” (một trong tam minh). Pháp Luân Đại Pháp chúng ta không dùng từ này, mà Sư phụ giảng về “khai ngộ”, nghĩa rộng hơn.

Về thần thông này, thì thường được miêu tả là hết sạch các lậu (tức là đã hết sạch chấp trước, hết sạch các tâm người thường, đạt tới vô lậu) và biết được mọi thứ.

Thời tôi từng học Phật giáo, đã đọc được không ít lý giải rằng, thần thông này là thần thông trừ sạch các lậu, hoàn toàn vô lậu, hiểu biết chân lý cùng tột của vũ trụ.

Đến khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thông qua học Pháp và trải nghiệm cá nhân, thì tôi cho rằng lý giải như trên là nhầm lẫn rồi. Một phần là do cách đặt tên, gọi tắt là “lậu tận” mà lược bỏ từ “trí chứng” đi, khiến người ta lầm tưởng “lậu tận” là chức năng của thần thông này. Thực ra không phải. Hết sạch các tâm người thường, thì ấy là điều kiện để thần thông này được khai mở, chứ không phải là chức năng của thần thông này. Người tu được phép khai mở để dùng trí huệ của bộ não ở không gian vi quan một cách tự do như ý chỉ khi nào người tu đó không còn cái tâm kiểu như: Này này, ta dùng trí huệ này để tính xem hôm nay đi mua chứng khoán nào là có lãi nhất. “Lậu tận” là điều kiện, chứ không phải là chức năng, “trí chứng” mới là chức năng mà thần thông này biểu hiện ra.

Một phần nữa là do cách diễn đạt, cách nói “tận” (biểu hiện sự cùng tột), và cách nói “biết được mọi thứ” (cũng là thể hiện sự cùng tột), khiến người ta cảm giác như là đã đến đỉnh cao nhất rồi, tuyệt đối rồi. Cách nói mang tính cùng tột ấy, là do đứng ở cảnh giới người thường mà nhìn lên trên, nên tạo thành cảm giác như vậy thôi. Chứ thực ra không phải tuyệt đối như vậy. Đứng ở tầng thứ cao thì sẽ không hiểu vấn đề này theo cách cùng tột, cao nhất, kết thúc, chung cực, v.v., một cách tuyệt đối kiểu như thế. “Khai ngộ” là có thể khai ngộ ở nhiều tầng thứ khác nhau, và một người tu luyện là có thể “khai ngộ” nhiều lần trong quá trình tu luyện.

Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, từ khi có dấu hiệu rằng mình có thể phát huy được trí huệ của phần Thần, thì là có thể bắt đầu tu luyện theo con đường tiệm ngộ về phương diện này, như trong phần cuối của bài viết này chỉ ra.

Tác giả chỉnh sửa một chút về câu chữ ngày 15-1-2021.

Share