Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam

Sư phụ từ bi đã kéo dàì thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp hết lần này đến lần khác, đã ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Nhưng tu luyện của chúng ta vẫn đề cao lên rất chậm. Theo thể ngộ của tôi, việc cựu thế lực liên tục phá hoại văn hóa Thần truyền đã tạo nên trở ngại khiến đệ tử Đại Pháp nhận thức Pháp từ trong chính sự biến dị của văn hóa và tư tưởng con người hiện đại, từ đó không thể lý giải được nội hàm của Pháp lý.

Trong bài viết này tôi xin chia sẻ một vài nhận thức về biểu hiện của tư tưởng, hành vi, ý thức con người hiện đại, vốn đã bị nhồi nhét quá sâu trong lối tư duy biến dị. Hy vọng chỉnh thể đệ tử Đại Pháp có thể tìm ra những thiếu sót trong quá trình tu luyện và đề cao lên.

Tư duy duy vật

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Marx và Engels sáng lập đã định nghĩa rằng “vật chất quyết định ý thức”. Điều này đã dẫn đến một xã hội chạy theo giá trị vật chất mà rời xa các nguyên tắc đạo đức.

Trong quá khứ, dù là vua hay quan lại trong triều đình khi gặp các vị cao tăng có đức hạnh đều thường cúi đầu hành lễ, đây là chữ “Lễ” trong Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Toàn bộ xã hội đều chú trọng tu dưỡng đạo đức. Khi đánh giá một con người, họ không nhìn người đó có bao nhiêu của cải hay chức vị to đến đâu mà chỉ nhìn nhân tâm.

Tuy nhiên con người hiện đại lại chạy theo vật chất không ngừng, sùng bái kim tiền, ngưỡng mộ những người giàu có hơn mình, hoặc người có chức vị cao trong xã hội… mặc kệ họ có làm những điều xấu xa đến đâu, làm hại những ai.

Đôi khi trong cuộc nói chuyện với người khác, rất nhiều lúc chúng ta đề cập đến họ với với tâm thái hoan hỷ và hãnh diện vì những người giàu có và chức vị cao kia là bạn mình. Còn khi gặp những người có điều gì đó không bằng mình ví như tài sản, học vị… thì tỏ ra không muốn kết giao, coi khinh hoặc tạo khoảng cách. Danh-lợi-tình đều bị dẫn động hoàn toàn một cách vô thức mà nhiều người đã không hữu ý nhận thức ra được nữa.

Con người ngày nay hoàn toàn không nhìn vào đạo đức để đánh giá mà coi vật chất là tiêu chuẩn để đánh giá và đối xử với một người, lấy vật chất làm thước đo để đo lường sự thành công… Đây chính là sự ảnh hưởng rất lớn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Tư duy duy vật còn dẫn khởi nhiều chấp trước, còn khiến cho tâm chấp trước vào vật chất leo thang không ngừng. Nhiều người do chịu ảnh hưởng của văn hóa biến dị đã kích phát tâm đua đòi, thích dùng đồ hiệu, thời thượng… hay những gì hào nhoáng, hoang phí tiêu xài để thỏa cái tâm đua đòi. Theo tôi nhận thấy, ẩn sâu phía sau tâm đua đòi chính là tâm danh, hiển thị, tật đố, hư vinh…

Khẩu khí

Khẩu khí biểu hiện ở rất nhiều phương diện, theo tôi nhận thấy có một số biểu hiện tiêu biểu như sau:

Cái tâm muốn biểu đạt ý kiến cá nhân mạnh mẽ

Tôi thường bắt gặp các trường hợp trong các buổi chia sẻ thể ngộ thường có rất nhiều đồng tu tranh giành nhau mà nói. Khi các đồng tu khác đang chia sẻ thể ngộ thì cái tâm của mình không yên, cứ muốn phải chen ngang để biểu đạt ý kiến của mình. Kỳ thật, nếu nhìn sâu xuống lúc này sẽ dễ dàng thấy được cái tâm tranh đấu, cái tôi của cá nhân quá mạnh mẽ.

Ngữ điệu

Nhiều người đã quen với thói quen nói chuyện to tiếng, ngữ điệu nhấn mạnh để tỏ ra chiếm ưu thế đối với người đang giao tiếp. Kỳ thực, hành vi này khi nhìn sâu xuống cũng dễ thấy được cái tâm tranh đấu, cái tôi, tâm hiển thị, tâm danh quá mạnh mẽ.

Lời nói đùa cợt, châm chọc, có tính khiêu khích, làm nhục nhân cách người khác

Một hành vi khác mà tôi cũng thấy khá phổ biến đó chính là lời nói mang tính đùa cợt, châm chọc, tính khiêu khích trong lời nói.

Sư phụ giảng:

Hiện nay làm người gương mẫu trong lao động không dễ: ‘Anh là lao động gương mẫu thì anh làm được rồi; anh phải đến sớm về muộn, những việc ấy anh làm đi; anh làm được tốt, còn chúng tôi không được’, giễu cợt châm chọc [như thế]; làm người tốt không dễ. (Bài giảng thứ Bảy, Chuyển Pháp Luân)

Có thể thấy, thói quen nói những lời đùa cợt, châm chọc người khác là một loại hành vi đấu tố và làm nhục danh dự của người khác. Nhiều người trong sự biến dị của văn hóa và ý thức hiện đại đã cảm thấy điều này là việc quá bình thường, chỉ là nói vui và không cố ý làm hại ai nên không nghĩ rằng sẽ tu bỏ hành vi này.

Những lời nói mang tính đùa cợt, châm chọc và khiêu khích còn dễ dàng nhận thấy được các tâm oán hận, phàn nàn, thù địch, bất mãn, tật đố… Tuy nhiên vì hành vi văn hóa biến dị này đã đầu độc rất thâm sâu trong tư duy, nên nhiều người đã không còn nhận thức ra được nữa.

Ngôn từ mang tính bạo lực

Ở phương diện này, chúng ta có thể thấy nhiều người thường nói ra những ngôn từ mang tính bạo lực mà không tự nhận biết.

Ví dụ: Một đồng tu A và đồng tu B đi ăn, đồng tu A đã no và nhờ đồng tu B ăn giúp phần còn lại. Đồng tu B sẽ nói là “Được, để mình ‘xử’ cho.” Từ “xử” đó mang nội hàm của văn hóa biến dị.

Một ví dụ khác: Đồng tu A bàn bạc cùng đồng tu B làm một việc, đến khi chốt lại có thể nói: “Chuẩn bị chưa, xong mình cùng ‘chiến’.” Từ “chiến” này cũng là mang đầy yếu tố tranh đấu và bạo lực.

Còn có rất nhiều những ví dụ khác nữa, chúng ta có thể để ý từng lời nói của mình để xét xem liệu nó có phù hợp với người tu cần nói hay không.

Hành vi thờ ơ, lãnh đạm

Đây cũng là loại hành vi biểu hiện khá nổi cộm. Chúng ta dễ dàng quan sát được sự thờ ơ, vô tâm của người đi đường khi thấy người khác bị tai nạn mà không chìa tay giúp đỡ, bởi ai cũng sợ phiền đến mình.

Sư phụ giảng:

“Việc của bạn cũng là việc của mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC 2002)

Trong chỉnh thể đệ tử Đại Pháp không ít lần các hạng mục, hay các đồng tu bị giam giữ phi pháp cần chỉnh thể cùng phát chính niệm thanh trừ tà ác thì biểu hiện của rất nhiều đồng tu chúng ta đáp lại bằng sự thờ ơ, tìm nhiều lý do khác để bao biện cho mình. Kỳ thực, sự thờ ơ lãnh đạm đã bị văn hóa biến dị và ý thức người hiện đại làm cho không còn tự nhận thức ra được nữa.

Hành vi thiếu ý thức, cư xử kém văn minh

Sư phụ giảng:

“Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết” (Thánh Giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thế nhưng nhiều người lại không chú ý đến tiểu tiết. Ví dụ như, tự động dùng đồ đạc của người khác mà chưa hỏi ý kiến của họ. Trễ hẹn, hứa giúp ai đó một việc gì nhưng lại không thực hiện, đỗ xe máy vì để tiện cho mình mà đỗ ẩu không đúng diện tích quy định, chờ đèn đỏ thì lựa chỗ có bóng mát dừng xe, chen lấn xô đẩy không xếp hàng, ăn uống ngồm ngoàm ở các nơi công cộng như sân bay, ăn nói lớn tiếng và không chú ý âm tiết trong lời nói, hành xử dị thường ở các nơi công cộng…

Kể ra thì sẽ rất nhiều ví dụ, nhưng trong phạm vi bài viết này tôi xin phép đưa ra một ví dụ mà tôi chứng kiến và mong rằng chỉnh thể sẽ có sự đề cao.

Trong một lần tôi có cơ hội được tham gia cùng các đồng tu ra nước ngoài để tham gia các hoạt động Đại Pháp, trong khi chờ làm thủ tục tại sân bay và đến giờ phát chính niệm, có học viên mà tôi quan sát được liền ngồi xuống sàn song bàn và lập thủ ấn giữa đám đông người qua lại. Điều này khiến nhiều người thường qua lại không thể lý giải được.

Một chủ đề mà tôi muốn tách riêng ra để chia sẻ đó chính là việc nhiều học viên chúng ta không hề chú ý đến ăn mặc, để giữ một hình ảnh lịch thiệp của đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Từ một góc độ khác mà giảng, như mọi người đã biết về xã hội phương Tây, văn minh về bề ngoài con người là rất chú trọng… Trước những năm 1960, nhất là những học viên da trắng chư vị đều còn nhớ, bấy giờ nam nhân đều rất lịch thiệp, lễ độ tế nhị, chú trọng giáo dưỡng; nữ nhân cũng rất chú trọng phong độ, cũng rất chú trọng tri thức và tu dưỡng. Đối với con người mà nói có lẽ là việc tốt, thực ra đối với Thần mà nói thì cũng không phải việc xấu gì lắm, tuy nhiên nhân loại vì thế mà dễ trở thành tệ đoan, thậm chí đo lường tốt-xấu một cá nhân thì cũng nhìn vào lời nói cử chỉ của người ấy, cảm thấy người này cao thượng, người kia không cao thượng, chứ không nhìn vào thực chất của con người nữa. Sau này, con người đều sẽ đến [thế gian] để đắc Pháp, hết thảy hành vi trở ngại tu luyện đều bị trừ bỏ, về phương diện này cũng có cựu thế lực tham dự, cựu thế lực là làm với phương thức ‘lấy ác trị ác’. Chư vị biết vì sao từ những năm 1960 về sau đã xuất hiện hippy, nghệ sỹ đường phố, con người bắt đầu ăn mặc không nghiêm chỉnh, phản truyền thống, trang phục càng ngày càng tuỳ tiện? Y phục lớp ngoài thì nhỏ mà y phục lớp trong lại to, tay áo che cả bàn tay và chỉ lộ ra ngón tay thôi, quần mặc trễ xuống, sau đó quần loè xoè trên bàn chân, thể nào cũng là càng lôi thôi càng tốt. Tôi nói cho chư vị, đó tuyệt đối không phải đơn giản chỉ là một trào lưu thời trang của xã hội nhân loại đâu, đó là cựu thế lực làm, dùng phương thức ‘lấy ác trị ác’ để phá trừ tệ đoan thái quá của con người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Tôi ngộ được rằng, chúng ta không thể chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá thực chất một người. Tuy nhiên nếu ăn mặc và hành vi cư xử ngoài xã hội không lịch thiệp đó cũng là những biểu hiện của văn hóa biến dị.

Kỳ thực, tuy chỉ là những tiểu tiết, nhưng cũng có thể thấy được cái thứ văn hóa biến dị kia đã phá huỷ hành vi và ý thức của con người hiện đại như thế nào.

Hành vi cực đoan, hẹp hòi, cố chấp

Nhiều người chúng ta qua các hạng mục công việc biểu hiện ra sự cực đoan, tâm địa hẹp hòi và cố chấp với tư duy của mình mà không chấp nhận các ý kiến hay quan điểm khác, cũng như không chấp nhận lời phê bình. Nếu họ là người đứng đầu hạng mục thì sẽ bài xích những người trái quan điểm, và thậm chí bài xích họ ra khỏi hạng mục. Biểu hiện này cũng là do ảnh hưởng quá sâu trong lối văn hóa biến dị tạo ra.

Trong văn hóa truyền thống, Tào Tháo là bậc hùng tài thao lược, nhưng đứng trước mọi sự việc đều không tự đưa ra quyết định mà không lắng nghe ý kiến của mưu sĩ và tướng sĩ dưới trướng của mình. Đây cũng chính là lễ quân thần, và cũng thể hiện ra cái tâm thoáng đãng của người lãnh đạo.

Trong văn hóa phương Tây, trước khi lập một kế hoạch kinh doanh thì toàn bộ những ai có trách nhiệm sẽ cùng ngồi lại thỏa thuận với nhau và tìm ra cách phù hợp nhất sau đó tất cả cùng tham gia.

Tuy nhiên dưới ảnh hưởng “tạo Thần” của văn hóa biến dị thì người lãnh đạo buộc phải vĩ đại, quang vinh, chính xác… Do đó với những ai chia sẻ ra các luận điểm mà trái với lập trường của người lãnh đạo thì sẽ trở thành đối tượng bị bài xích và vùi dập.

Một biểu hiện khác nữa đó chính là “Làm không được nhưng nhất quyết không buông để người khác làm“. Kỳ thực trong văn hóa đảng, lãnh đạo luôn tìm mọi cách để bấu víu vào chức danh nhưng năng lực hoàn toàn không đạt. Về phương diện này ở đâu cũng thấy và trong cộng đồng học viên cũng khá phổ biến. Có một lần, khi tham gia diễu hành tại Hồng Kông, tôi thấy một học viên Việt Nam cầm băng rôn chân tướng đã đi qua một đoạn đường dài, tôi đứng ngay sau vị học viên ấy. Khi vị học viên ấy đã thấm mệt và không thể giữ băng rôn được tốt. Lúc này có một đồng tu người nước ngoài tiến lên và ngỏ ý muốn cầm giúp, lúc đó tôi thấy vị học viên kia nhất quyết không cho ai khác cầm băng rôn của vị ấy và nói một câu mà tôi nghe được: “Sư phụ đã an bài rồi, tôi sẽ làm việc này!”

Hành vi “tạo Thần”

Trong văn hóa truyền thống, con người chú trọng hàm dưỡng, hướng nội, tuy nhiên dưới lối văn hóa biến dị hiện nay thì con người hiện đại đã không còn nhận thức ra cái sai của mình, luôn cho mình đúng, chính xác, vĩ đại, quang minh, đúng đắn. Từ đó hình thành một bộ tâm lý bao biện, tâm lý này cũng dẫn khởi việc không chấp nhận lời phê bình, ai phê bình thì trở thành đối tượng bị bài xích.

Ví dụ: Đồng tu A là một trong số những người phụ trách của hạng mục, sau nhiều lần mâu thuẫn với đồng tu B thì đã sa thải đồng tu B ra khỏi công ty. Sau đó đồng tu A đi nói khắp nơi trong công ty là đồng tu B như thế nào, như thế nào đó! Mục đích cũng là đổ lỗi hết cái sai lên cho đồng tu B, còn mình thì luôn đúng đắn, vĩ đại, quang vinh, chính xác.

Tương tự: Đồng tu C làm ở hạng mục mà đồng tu B làm điều phối, khi đồng tu C rời khỏi hạng mục vì không thể phối hợp được với đồng tu B. Đồng tu C đi nói khắp nơi là đồng tu B thế này thế kia, hạng mục đó thế này thế kia. Kỳ thực, cái tâm oán hận, bất mãn, tật đố, danh lợi đều bị dẫn động mà không hề để ý để tu bỏ.

Tâm lý chủ quan, không nghe lời khuyên

Đồng tu A là người đứng đầu hạng mục, đồng tu B cùng tham gia với đồng tu A trong hạng mục. Khi hạng mục không tìm được định hướng, đồng tu B vốn là người thấy vấn đề và đưa ra lời khuyên, nhưng đồng tu A rất chủ quan với lời khuyên và luôn bài xích đồng tu B và cho rằng ý kiến của mình mới là tuyệt đối đúng đắn, tuyệt đối chính xác, vĩ đại, quang vinh. Kỳ thực đây cũng là cái tôi, cái tâm lý vị tư, sự ích kỷ và ngạo mạn mới tạo thành như thế. Cuối cùng hạng mục mà đồng tu A kia điều phối rơi vào ngõ cụt và ngừng hoạt động, nhưng họ cũng không hướng nội lại.

Trong quá khứ, Hán Cao Tổ Lưu Bang chịu nhiều nhẫn nhục, bỏ qua cái tôi của mình từ đó mới có thể lập nên cơ nghiệp nhà Hán hơn 400 năm. Ngược lại, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ vì kiêu ngạo mà tự triệt đường lui của mình. Những bài học lịch sử cũng là cơ sở để đệ tử Đại Pháp có thể đối chiếu.

Hành vi thái quá trong cách làm việc

Tôi may mắn có cơ hội tiếp xúc và làm việc với một số đồng tu các nước khác. Ở một phương diện mà tôi thấy khá phổ biến chính là các đồng tu đặt tên trên mạng xã hội hay tên trong hạng mục giảng chân tướng, chỉ là những cái tên bình thường gần gũi với đọc giả.

Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của tư duy văn hóa Đảng, sẽ có những đồng tu khoa trương một cách không tự biết và nhận thức ra khi đặt các tên bằng những danh từ nghe rất kêu, ví dụ: Vô Cầu, Vô Lậu, Vô Vi… Nhưng thử hỏi chúng ta ai đã đạt đến vô cầu, vô lậu hay vô vi chưa?

Có nhiều đồng tu tạo các tài khoản mạng xã hội với những danh xưng rất kêu như thế, ảnh đại diện hoặc ảnh bìa đều liên quan đến Đại Pháp, và rồi đi kết bạn với các tài khoản mạng xã hội khác của người thường. Thế nhưng các kênh này đăng tải rất nhiều các bài viết bị cuốn vào các chủ đề của người thường như: Thương chiến Mỹ – Trung, biểu tình Hồng Kông, dịch bệnh, bầu cử Mỹ…

Ban đầu tôi cũng chưa nhận thức về vấn đề này, tuy nhiên khi bạn bè tôi chủ động hỏi tôi hướng dẫn luyện công, nhiều người trong số họ là tầng lớp tinh anh. Họ biết khi tu luyện Đại Pháp có thể có sức khỏe tốt, nhưng họ nói rằng nhiều học viên Pháp Luân Công làm chính trị. Tôi rất chấn động và suy ngẫm về những lời nói đó.

Chúng ta có thể dùng mạng xã hội để giảng chân tướng một cách khéo léo, nhưng đừng sang cực đoan một cách thái quá khi dùng các ảnh đại diện hay ảnh đầu trang là hình ảnh liên quan đến Đại Pháp nhưng các nội dung đăng tải phần lớn đều bị cuốn vào các chủ đề của người thường mà không liên quan đến trọng tâm cần được giảng chân tướng. Một phương diện nào đó, chúng ta đã vô tình phá hoại Pháp với cách làm cực đoan mà không tự biết.

Hành vi “áp đặt” nhận thức

Có câu chuyện một đồng tu lâu năm kết hôn với một nam đồng tu khác và đăng ảnh cưới lên mạng xã hội. Một đồng tu khác liền bình luận trên bức ảnh: “Thiên đường rộng lối không đi, địa ngục vô lối lại bước vào“. Chúng ta không đứng tại hoàn cảnh của ai, cũng không phải thông thái được tất cả mọi việc.

Trong chia sẻ thể ngộ, chúng ta nên từ bi chia sẻ từ góc nhìn của bản thân mình, tránh rơi vào tranh luận, hay sự phán xét dựa trên thể ngộ của mình.

Cuối cùng tôi muốn kết thúc bài viết này với hai trích đoạn giảng Pháp của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh tấn Yếu chỉ)

“…cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã.” (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)

Từ nhận thức của tôi, một con người hoàn chỉnh gồm có tính khí, tính cách, đặc tính và nguyên thần. Để có thể quay về với bản nguyên của sinh mệnh cần phải vứt bỏ đi cái tính khí, tính cách và đặc tính trong một con người, hướng tới vô tư vô ngã. Chúng ta sẽ không có các tâm oán giận, phàn nàn, bất bình, tật đố, tranh đấu, hiển thị, danh lợi… nếu cái tôi thật sự vứt bỏ. Nhất định phải hướng vào nội tâm mà nhìn, vứt bỏ đi cái tôi trong mỗi chúng ta để được thăng hoa và đồng hóa với Đại Pháp.

Trên đây thể ngộ tại tầng thứ có giới hạn của bản thân, có những chỗ không thỏa đáng mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Đăng ngày 21-07-2020

Share