Bài viết của Tuệ Tử, đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 15-09-2020] Sư phụ giảng:

“Kỳ thực đã có Pháp, thì những đệ tử Đại Pháp ấy, dù họ có liên lạc với mọi người hay không, chỉ cần họ có thể biết hình thế Đại Pháp, có thể lên mạng lưới Internet, đột phá phong toả Internet, thì họ đều có thể theo kịp hình thế, bởi vì có chư Thần đang quản”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Hơn 10 năm trước tôi chuyển đến thành phố này sinh sống cho tới bây giờ, cũng vào năm 2012 tôi may mắn được trở lại tu luyện Đại Pháp. Bởi vì chưa thể liên hệ và tiếp xúc với các đồng tu ở đó, cho nên tôi luôn tu luyện đơn độc. Dưới sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, thông qua việc kiên trì học Pháp, kiên trì lên mạng đọc Minh Huệ Net để tìm hiểu tình hình Chính Pháp của Sư phụ, từ đó khắc phục và vượt qua các loại can nhiễu và ma nạn trên con đường tu luyện, kiên định đi đến hôm nay.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm”. (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Đối với đệ tử Đại Pháp mà nói, nhất định phải đảm bảo mỗi ngày đều phải học Pháp, bởi vì đây là một ý niệm vô cùng rõ ràng và kiên định, cho nên đối với việc học Pháp không thể lười biếng, học Pháp phải nhập tâm. Bởi vậy tôi đã có thể thể nghiệm được chính niệm và Pháp lực mà Đại Pháp mang đến cho tôi. Dưới dây là cảm thụ của bản thân về những biến hóa kỳ diệu do việc học Pháp đem đến, xin được kể ra cùng các đồng tu, có chỗ nào sai sót, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Học Pháp là phải thực hiện được kiên trì lâu dài, thì trong quá trình tu luyện những biến hóa liền sẽ âm thầm phát sinh. Ví như, khi bản thân xuất hiện những tâm không tốt, thì rất dễ có thể cảm nhận và phát hiện ra, bởi vậy cũng có thể tăng thêm chính niệm để thanh trừ nó đi. Chẳng hạn những loại tâm: khi nghe được tin tức tình hình gần đây của con các đồng nghiệp thì tâm tật đố ẩn tàng ngấm ngầm xuất hiện; khi nghe học sinh đưa ra những câu hỏi trùng lặp liên tục thì có tâm phiền chán; khi các học sinh bình bầu chất lượng giáo viên thì xuất hiện tâm cầu danh; khi tay cầm túi xách hàng hiệu liền xuất hiện tâm hiển thị; khi đọc bài chia sẽ của đồng tu cảm thấy bản thân mình làm không được tốt như người ta thì xuất hiện tâm bới móc nhằm tìm kiếm sự cân bằng về tâm lý, rồi các loại tư tâm và tâm bất thiện vv …. Có một số tâm rất là ngoan cố, mạnh mẽ, chỉ cần bản thân hơi buông lỏng, thì chúng lập tức xuất hiện, có khi muốn áp cũng áp không được, vì vậy rất là khổ não.

Có một ngày tôi nhận ra, khi tâm chấp trước chợt xuất hiện, bản thân tôi muốn áp chế nó thì liền có thể dễ dàng đem nó thanh trừ hết. Những tâm chấp trước đó trở nên yếu ớt, mà bản thân tôi trở nên mạnh mẽ. Thật sự là thần kỳ! Cho nên tôi có cảm nhận sâu sắc rằng chỉ cần không buông lơi việc học Pháp thì chính niệm của bản thân sẽ ngày càng lớn mạnh. Thật đúng như Sư phụ giảng:

“Người thực tu không chấp vào truy cầu nhưng vẫn tự đắc được, hết thảy công, hết thảy Pháp tất cả đều ở trong sách, bằng đọc Đại Pháp mà tự đắc được cả. Người học tự có biến hoá, đọc đi đọc lại sẽ tự ở trong Đạo”. (Bái Sư, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Một biến hóa khác mà do học Pháp mang đến một cách lặng lẽ đó chính là: tâm tính càng ngày càng bình hòa, lời nói và việc làm càng ngày càng có lý tính. Trước kia khi giảng chân tướng cho người khác, tôi luôn mang dáng vẻ lý trực khí tráng (cây ngay không sợ chết đứng), như vậy cũng có thể biết được hiệu quả giảng chân tướng đạt được không lớn lắm. Hiện nay tôi phát hiện lời nói của tôi ôn hòa đi rất nhiều, cũng lý tính rất nhiều, tôi sẽ tận lực làm việc đạt đến hoãn, mạn (bình thản, thong thả), thể hiện tâm thiện của đệ tử Đại Pháp. Khi giảng chân tướng nói rõ về các việc làm tà ác của tà đảng, thì ngộ được rằng: Chúng ta không phải là đang tuyên truyền những cừu hận hoặc tâm lý bất mãn, mà là vì giúp mọi người sau khi biết rõ chân tướng rồi đưa ra lựa chọn chính xác cho bản thân mình.

Cho nên, tâm thái của bản thân chúng ta nhất định phải thuần chính. Ngoài ra, đối với nhóm người mà xã hội thường gọi là đội ngũ dư luận viên “Năm hào” cùng với những người thường có thái độ xấu hoặc tiêu cực đối với Đại Pháp, thì dần dần không còn thái độ và quan điểm khinh bỉ, căm ghét hay đối địch nữa, mà chân chính làm được không oán không hận, thực sự làm được “Người tu luyện không có địch nhân”. (Chuyển Luân hướng thế gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Hiểu được bản thân nên có mối quan hệ đứng đắn và tốt đẹp với người thường trong xã hội, chỉ cần biết được họ không phải là ma quỷ chuyên môn đến để bức hại Đại Pháp, là người tu luyện nên có lòng từ bi, nên xem họ như những sinh mênh đang chờ đợi được cứu độ.

Xin được đưa ra một ví dụ gần đây nhất. Từ năm 2015, sau khi dùng tên thật tố cáo Giang Trạch Dân, mỗi khi tôi ngồi xe lửa về quê thì đều bị công an vô lý ngăn lại, yêu cầu chụp ảnh và lưu lại số điện thoại di động. Lần thứ nhất vì sự việc xảy đến đột ngột, tôi không chính niệm ứng đối mà phối hợp với họ. Mấy lần sau, biết là không nên phối hợp với yêu cầu của tà ác, mà là thực hiện chính niệm để chống lại họ, từ chối không khai báo số điện thoại, cũng từ chối không phối hợp chụp hình.

Lần này, trước khi bước vào trạm xe lửa tôi cảm nhận được có một loại áp lực nào đó, nhưng tôi lại không động tâm chút nào, cũng không có cái loại tâm tranh đấu này kia và ý nghĩ đối địch, mà là có một loại tâm thái xem những người công an đó như những người thông thường không biết rõ chân tướng mà đối xử. Sau khi thuận lợi vào được trạm xe lửa, có một người công an trẻ tuổi tiến đến phía tôi, đầu tiên là nói chuyện vài câu với tôi, tôi mỉm cười thân thiện đáp lại. Sau đó, anh ta yêu cầu tôi xuất trình thẻ căn cước, tôi thản nhiên lấy thẻ căn cước của mình đưa cho anh ta, anh ta cầm xem và chụp hình lại thẻ căn cước (bây giờ tôi nhận ra rằng không nên chấp nhận bất kỳ cách làm kỳ thị nào), tiếp đó anh ta nhỏ nhẹ hỏi tôi số điện thoại di động, tôi bình tĩnh nói rằng không có lý do gì để tôi phải cung cấp số điện thoại cho anh ta. Anh ta nói: “À, đúng là như vậy, vậy được rồi”. Nói xong anh ta liền rời đi. Chỉ tiếc là tôi vẫn không thể nắm lấy cơ hội để giảng rõ chân tướng cho anh ấy.

Trong khi học Pháp, thiện niệm của bản thân cũng bất tri bất giác mà tăng lên mạnh mẽ. Trong khi giao tiếp với người khác, khi gặp thoáng qua, đều có thể phát ra thiện ý chân thành từ trong tâm. Người tu luyện sau khi tu bỏ được tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm danh lợi rồi thì phần tâm thanh tịnh kia sẽ mang lại cho những người bên cạnh có loại cảm giác thực sự an tâm. Đây là phản hồi mà tôi nhận được từ mối quan hệ giao tiếp với người thường trong xã hội. Những đồng nghiệp của tôi là giáo viên người nước ngoài sau khi biết tôi là người tu luyện Pháp Luân Công, các vị ấy đều nói chả trách có thể cảm giác được tôi lúc nào cũng thiện lương và bình hòa như vậy. Còn một vị đồng nghiệp ngày thường không có kết giao gì, sau khi biết chân tướng cũng nói tôi để lại một cảm giác thiện lương trong lòng người đối diện. Mấy người bạn của tôi là người thường cũng rất thích giao lưu với tôi, tùy thời đều có thể hẹn gặp tôi để nói chuyện phiếm, nửa thật nửa đùa nói: “Ở gần anh, chúng tôi cũng hấp thu được năng lượng thuần chính từ anh đó”.

Những phản hồi của đồng nghiệp là sự khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tôi trong quá trình tu luyện.

Đây là một chút biến hóa kỳ diệu mà tôi có thể cảm nhận được kể từ khi tôi bắt đầu học Pháp tu luyện, thật sự không thể diễn tả bằng lời. Còn có rất nhiều điều kỳ diệu khác mà tôi không kể ra đây.

Mặc dù vậy, tôi biết mình vẫn còn rất nhiều nhân tâm và chấp trước chưa tu bỏ được, chúng cần phải được thanh trừ triệt để. Chẳng hạn như sợ chịu khổ, thích an nhàn, làm việc có khi không nghiêm cẩn, hoan hỷ, không chú ý tu khẩu vv … Nhưng mà, chỉ cần tôi chăm chỉ học Pháp, liền sẽ được đề cao, liền sẽ vượt qua được khảo nghiệm, liền sẽ đi được rất tốt trên con đường tu luyện này.

Cuối cùng, chúng ta cùng khắc ghi lời giảng của Sư phụ:

“Nếu muốn học Pháp thật tốt, chỉ có là không ôm giữ bất kể mục đích nào mà học thì mới đúng. Mỗi lần đọc xong một lần cuốn «Chuyển Pháp Luân», minh bạch ra một chút thì chính là đề cao; cho dù chư vị đọc xong một lần chỉ minh bạch ra một vấn đề, đó cũng là chân chính đạt được đề cao rồi. Kỳ thực, chư vị khi tu luyện, sẽ chính là từng chút một từng chút một mà tu lên trong khi không biết không cảm thấy. Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc”. (Học Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/15/411833.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/25/186936.html

Đăng ngày 19-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share