Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-05-2020] Các học viên trong điểm học Pháp của chúng tôi tất cả đều có vẻ trông rất bình thường. Nhưng tất cả họ đều có những trải nghiệm phi phường và vô cùng đặc biệt trên con đường tu luyện của mình.

I. Ngôi nhà cho tu luyện

Năm 2002, tôi bị kết án 9 năm tù vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Chồng tôi ly hôn tôi vào năm 2008. Tôi được trả tự do vào tháng 5 năm 2011. Tôi không có tiền và không có chỗ nào để đi. Tôi xin Sư phụ giúp đỡ: “Sư phụ, con cần một ngôi nhà. To nhỏ không thành vấn đề miễn là con có thể tu luyện ở đó”. Ngay sau đó, tôi đã tìm được một ngôi nhà.

Tôi biết rằng đó là an bài của Sư phụ và nó không phải để tôi sống một cuộc sống của người thường mà là để tôi tu luyện. Chúng tôi thành lập một điểm học Pháp nhóm và tôi đã làm chìa khóa cho mọi học viên tham gia nhóm chúng tôi. Bằng cách đó, nếu tôi đi vắng, nhóm vẫn có thể duy trì như bình thường. Tôi cũng đưa chìa khóa cho một học viên. Vì vậy chúng tôi không phải gọi điện thoại hay gõ cửa. Điều đó an toàn và thuận tiện hơn cho mọi người.

Độ tuổi của các học viên trong nhóm chúng tôi trong khoảng 51 đến 71 tuổi. Mỗi sáng, chúng tôi ra ngoài và giảng chân tướng. Vào buổi trưa, chúng tôi học Chuyển Pháp Luân và đọc các bài giảng khác vào buổi tối. Chúng tôi không nghỉ ngày nào và không dừng lại vì thời tiết hay bất kể tình huống nào.

Chúng tôi bắt đầu ra ngoài gọi điện thoại giảng chân tướng cho mọi người vào năm 2014. Có rất nhiều muỗi vào mùa hè. Để đối phó với chúng, tôi thử nhiều cách mà tôi học được từ các bài chia sẻ tâm đắc thể hội. Tôi viết một thông báo gửi đến muỗi: “Này muỗi, đây là quan hệ nhân duyên giữa chúng ta vì bạn đã gặp tôi. Tôi không muốn làm bạn đau và bạn cũng không muốn can nhiễu tôi cứu độ chúng sinh. Hãy nhớ rằng: Pháp Luân Đại Pháp hảo! Bạn có thể đi ngay bây giờ”. Sau đó, tôi rất ít khi bị muỗi đốt.

Vào mùa đông, các ngón tay của chúng tôi trở nên tê cứng vì lạnh và tạo thành khó khăn trong khi quay số điện thoại. Nhưng chúng tôi vẫn gắn bó với nó không rời. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và được khích lệ mỗi khi chúng tôi giúp được vài người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

Vào năm 2015 và 2016, chúng tôi đi gõ cửa từng nhà ở khu vực nông thôn để tiếp cận với mọi người và giải thích rằng tại sao việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó lại quan trọng đối với họ đến thế.

Vào kỳ nghỉ, ba người trong số chúng tôi bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam. Chúng tôi đã nghĩ rằng điều này là do chúng tôi giảng chân tướng cho cảnh sát không đủ tốt vì vậy khiến họ không hiểu được tình huống.

Chúng tôi không muốn những người cảnh sát này tiếp tục phạm tội với Đại Pháp và thật sự muốn cứu họ. Vì vậy, chúng tôi quyết định viết những bức thư gửi đến họ với trí huệ của sự từ bi.

Trong quá khứ, vị giám đốc sở cảnh sát đã từng tham gia bắt giữ các học viên rất nhiều lần với các chiêu bài tàn ác. Nhưng chúng tôi vẫn từ bi cứu ông ấy. Trong bức thư, chúng tôi chào hỏi và coi ông ấy như một người anh. Sau đó, chúng tôi chỉ ra những hành động sai trái của ông ấy và nói với ông về quả báo tồi tệ mà ông phải đối mặt nếu tiếp tục tham gia bức hại.

Chúng tôi cũng viết cho vợ ông ấy và giải thích khái niệm về quả báo nghiệp bệnh. Chúng tôi gửi một hộp quà và một bức thư bao gồm tập san và đĩa DVD qua bưu điện mà chúng tôi đã cẩn thận lựa chọn.

Kết quả đã được khẳng định. Ngay sau đó, ba học viên đó đã được trả tự do. Từ đó trở đi, bất cứ khi nào có ai đó báo học viên cho trạm, cảnh sát thường lấy lý do vì không có sĩ quan và họ sẽ báo lại rằng chúng tôi cần cẩn thận hơn.

Một ngày, chúng tôi nhìn thấy một người phụ nữ đang bán những quả bí và hỏi cô ấy đã nghe đến việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ chưa. Cô ấy nói với chúng tôi rằng cô từng tập Pháp Luân Đại Pháp. Vì vậy, chúng tôi đã khuyến khích cô ấy tham gia nhóm. Cô nói: “Để tôi bán hết chỗ bí này. Tôi sẽ tham gia cùng các cô sau lễ hội thuyền rồng”. Tôi hỏi cô ấy sống ở đâu và hóa ra chúng tôi ở cùng một khu tập thể. Vì vậy, tôi đã đưa cho cô địa chỉ nhà mình và mời cô đến thăm.

Cô ấy đã đến sau Lễ hội Thuyền rồng và học Pháp cùng chúng tôi kể từ đó. Chúng tôi rất hạnh phúc vì cô ấy đã quay trở lại tu luyện Đại Pháp.

II. Sự vị tha của đệ tử Đại Pháp

Cô Vương là một người trầm tĩnh nhưng rất vững tin vào Đại Pháp. Cô bị bắt vào năm 2007 vì sản xuất các tài liệu chân tướng về Đại Pháp và bị kết án 8 năm tù. Năm 2015, ngay sau khi được trả tự do, cô ấy bắt đầu bước ra ngoài đến các vùng nông thôn với chúng tôi để giảng chân tướng.

Vào tháng 12 năm 2018, một cặp vợ chồng bị bức hại tàn bạo vì tu luyện Đại Pháp đến khu vực chúng tôi để tìm chỗ ở tạm thời. Tôi nghĩ đến cô Vương bởi vì cô ấy chuẩn bị đến thăm nhà của con gái mình ở thị trấn vào dịp Tết Nguyên Đán. Vì vậy, tôi đã hỏi cô ấy và cô ấy đã đồng ý mà không hề do dự.

Nhưng chỉ sau vài ngày, người chồng đã bị cảnh sát ở đồn cảnh sát địa phương bắt vì họ đã bị theo dõi. Vào thời điểm đó, không ai biết tình huống thực tế là gì và tâm húng tôi tràn đầy sợ hãi. Nhiều học viên bị liên lụy đã rời đi để tránh bị bức hại.

Tôi cảm thấy có lỗi với cô Vương vì những người khác có thể đi nơi khác để trốn nhưng còn cô thì không có cách nào để trốn khỏi nhà của mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu cảnh sát theo dõi cô ấy? Tôi hối hận vì đã lôi kéo cô tham gia. Nhưng cô Vương bình hòa nói: “Chị không cần cảm thấy có lỗi. Chị không làm điều này vì bản thân. Khi chúng ta thấy các bạn đồng tu cần giúp đỡ, mọi người sẽ làm giống nhau”.

Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó thật sự phản ánh tầng thứ tâm tính của cô ấy.

Sau khi cô Vương trở về nhà, cô ấy phát hiện ra tài liệu quan trọng bị thiếu, bao gồm thẻ ngân hàng của cô ấy. Chúng tôi rất lo lắng cho cô và nghĩ rằng cảnh sát đã bắt họ, nhưng sau đó cô ấy đã tìm thấy một mảnh giấy nhỏ ở một nơi vô cùng bí mật.

Người vợ nói rằng: “Chồng tôi bị bắt một vài ngày trước nhưng họ không đưa tôi đi. Tôi ở đó chờ chị hai ngày nhưng sau đó phải đi ngay. Tôi đã giấu một số tài liệu quan trọng”. Chúng tôi rất cảm động vì sự vị tha của đồng tu này. Chúng ta là những sinh mệnh được đồng hóa trong Đại Pháp. Vào thời khắc quan trọng, chúng ta đều nghĩ đến người khác mà không phải bản thân mình.

III. Bà Trương xin lỗi con dâu

Bà Trương là một giáo viên. Bà ấy luôn cố gắng giảng chân tướng để mọi người xung quanh đều minh bạch về cuộc bức hại. Chồng, con trai, con dâu và cháu trai của bà đều hỗ trợ bà tu luyện.

Trước đây, khi tiến hành khởi kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, mọi người đã ở trong tình huống rất nguy hiểm. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 10 học viên và bà Trương đã nghĩ đến việc tạm thời rời khỏi nhà vì lý do an toàn. Con trai bà nói: “Nếu mẹ tin rằng Sư phụ là từ bi vĩ đại thì mẹ không nên trốn đi”.

Bà Trương nghĩ: “Đúng vậy! Sư phụ là toàn năng và mình là đệ tử của Ngài. Làm sao mà mình lại trở nên sợ hãi như người thường vậy. Vì vậy, bà đã không đi đâu nữa và đường đường chính chính đối diện với tình huống này và mọi chuyện đều ổn.

Bà Trương là một người thẳng thắn và thường nói ra những điều chân thực trong tâm mình. Dưới đây là chia sẻ của bà ấy:

“Tôi thường nóng nảy và có cá tính mạnh mẽ. Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi không bao giờ muốn ai đó chỉ trích mình và cũng không muốn bản thân chịu thiệt. Tôi cũng có tâm tranh đấu mạnh, nghĩ rằng mình có thể làm bất cứ điều gì và sẽ không bao giờ thừa nhận có ai đó làm tốt hơn tôi.

“Khi tôi còn ở trường, tôi là một học sinh giỏi và là một vận động viên tài năng. Tôi thuộc lớp sinh viên đại học đầu tiên của Trung Quốc trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Sau khi trở thành giáo viên, tôi được vinh danh nhiều lần là giáo viên xuất sắc của thành phố.

“Chồng của tôi cũng là một giáo viên nhưng anh ấy rất thoải mái. Bởi vì tôi có tính cách mạnh mẽ, nên anh ấy để tôi quản lý mọi thứ. Vì vậy tôi luôn là người phụ trách. Trong công việc, tôi cũng nói lời quyết định cuối cùng trong hầu hết mọi việc”.

“Con trai tôi kết hôn vào năm 2001 và cháu tôi sinh năm 2002. Bốn năm sau, gia đình con trai tôi chuyển ra ngoài sống nhưng vì con dâu phải đi làm nên cháu trai đã ở với tôi. Đã 14 năm trôi qua, và tôi đã dành dụm được 200.000 Nhân dân tệ cho cháu và cũng dành hết thời gian và sức lực để chăm sóc cháu như cha mẹ của cháu vậy. Mọi người nói rằng con dâu tôi thật quá may mắn khi có một người mẹ chồng chăm sóc con mình tận tình như vậy.

Tuy nhiên, con dâu và con trai tôi lại thường xuyên cãi vã vì con trai tôi nghiện rượu. Cháu thường dọa ly hôn chồng mình.

Gần đây, vợ chồng cháu lại xảy ra bất hòa và con dâu tôi đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ cháu và thuyết phục anh trai và chị dâu cháu đến nhà nói chuyện với tôi. Họ đổi lỗi mọi thứ cho tôi bởi vì tôi không dạy dỗ con trai mình và cháu yêu cầu ly hôn.

Thật không may, tôi không thể giữ vững tâm tính và hành xử giống như Sư phụ giảng:

“Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu”. (Nói về Pháp, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi nghĩ rằng: “Tôi đã giúp con dâu rất nhiều. Cháu đã không những không cảm ơn tôi mà còn đổ lỗi mọi thứ cho tôi. Tôi đã làm gì sai? Nếu không tu luyện, tôi đã đánh cô và đuổi ra khỏi nhà. Đừng có dọa tôi về việc ly hôn. Con trai tôi không thể tìm người vợ khác sao? Chính cô mới là người phải gánh chịu sau ly hôn. Cô sẽ không thể tìm được nhà nào tốt như nhà chúng tôi”. Vì vậy, tôi nói: “Hãy làm bất cứ điều gì con muốn. Nếu con muốn ly hôn, hãy giải quyết nhanh chóng để tất cả chúng ta không phải chịu đựng nữa”.

“Sau đó, tôi quay đầu và rời đi. Lúc sau, tôi nghĩ: “Sư phụ giảng rằng chúng ta cần hướng nội khi gặp mâu thuẫn và nếu điều gì đó không liên quan đến mình thì nó chắc chắn sẽ không xảy ra”. Nhưng tôi không thể nhận ra rằng mình đã sai ở đâu.

“Khi tôi đến điểm học Pháp nhóm và kể chuyện này với các bạn đồng tu. Họ nói: “Vẫn là lỗi sai ở chị”. Tôi cảm thấy rất tồi tệ nhưng họ nhắc nhở tôi rằng: “Chị có tâm hống hách và tự cho mình là trung tâm. Chị cũng chấp vào tình với con trai. Chị nên hạ bản thân xuống, thấp nhất có thể”. Tôi nén nỗi buồn vào trong tâm và học Pháp:

“Bất ký thường nhân khổ lạc

Nãi tu luyện giả

Bất chấp vu thế gian đắc thất

La Hán dã”. (Khiêu xuất tam giới, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Không nhớ (để bụng) chuyện sướng khổ của người thường

Chẳng phải là người tu luyện là gì

Không chấp vào việc được mất ngoài thế gian

Cũng là La Hán”. (Nhảy ra khỏi tam giới, Hồng Ngâm)

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê”. (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ)

Trong suốt quá trình học Pháp và giao lưu chia sẻ với các đồng tu, tôi đã tìm ra thiếu sót của bản thân. Tôi không nên đối đãi con dâu với thái độ như vậy. Tôi đã rất cố chấp khi nghĩ rằng tôi là đúng. Tôi có khao khát mạnh mẽ vào việc giữ thể diện. Tôi muốn những người khác đánh giá cao và tôn trọng tôi. Tôi cũng có chấp trước vào tình với con trai rất nhiều.

“Một lần, tôi nhận ra nhiều thiếu sót, tôi đã quyết tâm loại bỏ nó. Vì vậy, tôi đi gặp con dâu và xin lỗi cháu. Trong thâm tâm cháu thật sự không muốn ly hôn. Cháu chỉ muốn dọa con trai tôi. Biết tính cách của tôi, cháu rất xúc động vì tôi đã nói lời xin lỗi. Vậy là sự việc đã kết thúc và mâu thuẫn của chúng tôi được tháo gỡ. Từ trải nghiệm này, tôi hiểu ra rằng tất cả đều là quan hệ nhân duyên. Lý do mà tôi cho họ rất nhiều thứ trong cuộc sống có lẽ là do tôi đã nợ họ từ tiền kiếp. Là người tu luyện, tôi không nên quan tâm đến được và mất. Tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp nhóm. Nếu chúng ta học Pháp nhiều hơn, chúng ta sẽ biết hướng nội và có thể vượt qua được bất kỳ khổ nạn nào“.

IV. Một bạn đồng tu tinh tấn

Bà Hàn ngoài 70 tuổi. Bà rất tốt bụng và thường cố gắng hết sức khi làm các việc liên quan đến Đại Pháp. Bà dành hầu hết thời gian của mình để đi ra ngoài làm ba việc mà các học viên cần làm.

Chồng bà không tu luyện vì vậy bà làm việc nhà vào sáng sớm và tối muộn. Lúc đầu, chồng bà cười bà và nói: “Tôi thấy bà làm việc liên tục từ sáng sớm đến tối muộn. Bà làm việc gì vậy?” Bà chỉ mỉm cười và không nói gì.

Sau này, chồng bà nhận ra bà lúc nào cũng khỏe mạnh, dù bà đã hơn 70 tuổi. Vì vậy, ông rất ngưỡng mộ và thường nói với mọi người rằng: “Vợ tôi thật sự rất khỏe. Bà ấy hầu như làm tất cả việc nhà”. Ông cũng nhắc bà mỗi khi đến thời gian học Pháp nhóm. Nếu bà vẫn giặt quần áo, ông sẽ nói rằng: “Đã đến giờ bà đi học Pháp nhóm rồi. Cứ để đấy, tôi sẽ giặt chúng. Đừng đi muộn”.

Trong khoảng thời gian con trai bà chuẩn bị ly hôn, bà Hàn đã rất lo lắng. Bà bắt đầu có những triệu chứng của viêm thận, căn bệnh mà bà mắc phải trước khi tu luyện Đại Pháp. Bà Hàn nghĩ: “Người tu Đại Pháp không có bệnh. Đây không phải là bệnh. Nó chỉ là do chấp trước của mình. Bởi vì mình đã không buông bỏ chấp trước vào tình nên các nhân tố tà ác mới có cơ hội dùi vào sơ hở. Mình phải phủ nhận nó và không nghĩ về điều này nữa. Tất cả tồn tại đều có an bài của nó và mình không thể chấp trước vào điều này. Mình nên tiếp tục làm những việc mà mình cần làm”. Sau đó, bà đã hồi phục chỉ trong một ngày.

Một lần khác, trước khi đi ngủ, bà có cơn đau dữ dội ở sau lưng và không thể cử động. Bà đã nhờ cháu trai tới giúp và nói với cháu rằng đừng nói với ông.

Sáng ngày hôm sau, cơn đau thậm chí còn tệ hơn và bà nỗ lực rất nhiều chỉ để ngồi dậy. Nhưng bà không thể đứng. Sau đó, bà đột nhiên nhớ ra rằng: “Ta là đệ tử Đại Pháp và chúng ta không được phép mắc bệnh. Đây không phải là bệnh. Mình phải đừng lên. Mình phải đi ra ngoài để cứu độ chúng sinh. Bà chống chân, từng chút từng chút đứng lên. Nhưng bà vẫn không thể bước đi”.

Bà Hàn nghĩ: “Mình sẽ luyện công nếu không thể đi được”. Nhưng ngay sau khi nhấc tay lên, cơn đau dữ dội đến nỗi khiến bà không thể đứng được. Bà đặt cánh tay xuống và lại cố gắng nhấc tay lên. Bà cứ kiên trì làm vậy. Và sau vài lần cố gắng, bà đã luyện công được.

Tay của bà đã đỡ đau hơn và sau khi luyện công nhiều hơn, bà đã có thể bước đi một bước nhỏ. Sau lần cố gắng thứ ba, bà đã có thể đi ra khỏi phòng như thể không có chuyện gì xảy ra. Bởi vì bà thường luyện công vào giờ đó nên chồng bà không nhìn thấy. Sau bữa sáng, bà đi ra ngoài giảng chân tướng như thường lệ.

V. Một học viên hai lần phủ nhận bức hại

Cô Lý có trái tim từ bi và thường nở nụ cười trên khuôn mặt. Cô có chính niệm mạnh và thường đi đầu khi chúng tôi ra ngoài giảng chân tướng.

Một lần, chúng tôi đi đến quận lân cận để giảng chân tướng và cô ấy đã bị bắt. Cô ấy liên tục phát chính niệm trong khi giảng chân tướng cho cảnh sát. Cô bị đưa đến trạm giam hai lần nhưng cả hai lần cô đều phủ nhận. Cuối cùng, thậm chí cảnh sát không còn đối xử ác ý với cô nữa. Giám đốc trại giam cầm trên tay văn bản từ chối nhận cô vào trại giam và nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Không thể để cô ở trại giam này nữa. Để cô ấy về nhà”.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô bị xơ gan. Gần đây, cô lại xuất hiện các triệu chứng ấy. Khuôn mặt cô nhìn trông xám xịt và bụng của cô thì phình to như thể cô đang mang thai. Cô ấy không để ý đến nó nhưng chồng và con trai đều yêu cầu cô đến bệnh viện.

Bác sĩ đã phàn nàn với gia đình cô rằng họ đưa cô ấy đến quá muộn. Những bệnh nhân cùng phòng cũng nói thầm với gia đình cô rằng: “Những người bị xơ gan thường không thể chữa khỏi. Một số bệnh nhân gần đây đã qua đời vì bệnh này”. Bác sĩ đã chỉ ra rất nhiều mủ trong dạ dày của cô nhưng cô ấy không động tâm.

Cô tiếp tục học các bài giảng Pháp và luyện công cũng như giảng chân tướng. Cô cũng xin Sư phụ giúp đỡ: “Sư phụ, đây không phải là nơi con cần ở. Xin hãy giúp con ra ngoài. Con cần ra ngoài cứu chúng sinh”.

Sau khoảng 10 ngày, cô ấy gặp khảo nghiệm khác. Cô ấy xin Sư phụ: “Xin hãy giúp con. Xin hãy khiến tất cả kết quả trở về bình thường. Con cần phải ra ngoài giảng chân tướng”. Kết quả hiện ra chỉ số bình thường. Vì vậy, bác sĩ đã đồng ý cho cô về.

VI. Những câu chuyện cảm động khác

Cô Dương sống ở vùng ngoại ô và có một khu vườn nhỏ để trồng ngũ cốc. Cô dành hầu hết thời gian của mình để học, nhẩm Pháp và đi ra ngoài giảng chân tướng. Vì thế, cô đã không có nhiều thời gian chăm sóc cho vụ mùa. Tuy nhiên, hàng năm cánh đồng của cô thường có thu hoạch tốt nhất.

Tất cả nông dân sống gần đó đều không thể tin rằng cô có thể thu hoạch được nhiều như vậy từ mảnh đất nhỏ của mình. Họ nghĩ rằng cô có cánh đồng lớn hơn. Khi họ biết được sự thật, họ đều ngưỡng mộ cô: “Đây đúng là cánh đồng của đệ tử Đại Pháp!”

Bốn thành viên trong gia đình cô đều là những học viên tinh tấn. Chồng cô sửa chữa các thiết bị điện và anh ấy thường lấy chi phí thấp. Thỉnh thoảng, anh ấy chỉ tính phí là tiền mua vật liệu. Khi anh ấy sửa chữa cho các gia đình nghèo, anh thậm chí còn không lấy tiền.

Năm 2007, anh bị bắt vì đang treo biểu ngữ. Khi những người dân khác trong làng nghe tin, hơn 200 người đã ký vào một đơn thỉnh nguyện yêu cầu trả tự do cho anh ấy. Gia đình của cô Dương thật sự đã chứng thực Pháp bằng hành động của họ. Hàng xóm và mọi người trong làng đều biết họ là những người tốt.

Một học viên khác là Tiểu Hồng, mặc dù có vẻ lặng lẽ nhưng lại có ý chí tu luyện mạnh mẽ . Cô bắt đầu tu luyện từ năm 1998 và ngay sau đó đã phải chịu rất nhiều khổ nạn từ chồng mình. Chồng cô tìm mọi cách để ngăn cản cô tu luyện.

Khi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu vào năm 1999, Tiểu Hồng đã không do dự mà đến ủy ban tỉnh để kháng nghị cho Đại Pháp. Cô ấy cũng sở hữu một nhà hàng và thường tận dụng mọi cơ hôi để giảng chân tướng cho khách hàng của mình.

Một học viên khác là Tiểu Lý đã từng có một công việc tốt. Sau khi bị bắt vì giảng chân tướng, cô phải lựa chọn giữa Đại Pháp và công việc. Cô đã chọn Đại Pháp. Cô đã buông bỏ được vị tư và hiện đang làm những công việc mang tính thời vụ như thu ngân hay rửa bát thuê. Tuy vậy, cô vẫn luôn mỉm cười bởi vì cô vẫn có thể tiếp tục tu luyện.

Một học viên nam lớn tuổi gần đây đã tham gia nhóm học Pháp của chúng tôi. Ông có hai người em gái đều bị bắt vì tu luyện và bị kết án 8-9 năm tù. Vợ ông bị đột quỵ và cần ông chăm sóc hàng ngày. Do bị vướng trong khổ nạn này mà ông không thể học Pháp và luyện công thường hằng và dần dần xa rời con đường tu luyện.

Vài ngày trước đó, chúng tôi nghe nói rằng ông có những triệu chứng giống đột quỵ và đã nhập viện. Chúng tôi tìm đến ông và đề nghị ông tham gia nhóm học Pháp của chúng tôi. Ông đã đồng ý.

Mặc dù ông không luyện công trong nhiều năm, nhưng ông vẫn giữ được thế kiết già đến lúc cuối. Ông cũng quyết định luyện bài công pháp số 2 trong một tiếng. Tất cả chúng tôi đều khích lệ và khen ngợi ông. Ông rưng rưng nói: “Sư phụ đã cứu độ chúng ta. Làm sao tôi lại không thể chịu đựng một chút đau đớn này chứ?“

Ông nhìn thấy chúng tôi đang chuẩn bị bài viết này và nhờ chúng tôi viết thêm cả câu chuyện của ông. Khi chúng tôi thắp hương Sư phụ, ông đã nói từ tâm rằng: “Sư phụ! Con đã quay trở lại. Con sẽ bắt kịp và theo Ngài trở về nhà”.

Những đệ tử Đại Pháp trên đều trong nhóm học Pháp của chúng tôi. Chúng tôi từ những tầng thứ và trải nghiệm khác nhau, nhưng tất cả đều cùng nhau tinh tấn vững bước trên con đường thần thánh này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/25/404595.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/16/186801.html

Đăng ngày 16-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share