Bài viết của Tôn Bách và Tô Dung, phóng viên báo Minh Huệ tại Cao Hùng

[MINH HUỆ 05-11-2020] Trong hai ngày 30 tháng 10 và 1 tháng 11 năm 2020, các phụ đạo viên điểm luyện công của các nhóm Pháp Luân Đại Pháp ở miền Nam Đài Loan đã gặp nhau tại Cao Hùng để tham gia hội nghị chia sẻ kinh nghiệm. Họ chia sẻ về việc bản thân đã đồng hóa tốt hơn với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn như thế nào, cả trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi giúp đỡ các học viên khác.

2a3f3622a58e21538741b18e2a097e97.jpg

Các học viên cùng nhau luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong các hoạt động ở Cao Hùng

Hướng nội và trở thành người tốt hơn

Trước đây, cô Lâm ở Bình Đông thường đến điểm luyện công sớm hơn những học viên khác và sau đó dọn dẹp sạch sẽ điểm luyện công. Thời gian trôi qua, một cách tự nhiên cô trở thành phụ đạo viên. Cô chia sẻ: “Đối với tôi, được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là một cơ duyên quý giá. Tôi hiểu rằng trước hết tôi cần tự mình thực hiện thật tốt và sau còn giúp đỡ các học viên khác nữa.” Ví dụ như tại điểm luyện công, cô luôn đảm bảo chắc bản thân ngồi thẳng trong khi đả tọa và phát chính niệm, cô tận tâm làm mọi việc. Do đó, các học viên đã phối hợp tốt với nhau, và người qua đường cũng rất ấn tượng bởi không gian yên bình, thanh tịnh.

Cô Lâm cũng nhận thấy có nhiều cơ hội để đề cao tâm tính của mình. Đặc biệt có lần, một học viên thường phàn nàn và thậm chí la mắng cô, khiến cô Lâm cảm thấy xấu hổ và có suy nghĩ tiêu cực về học viên này. Một lần khi đang lên kế hoạch cho hoạt động phát tài liệu Pháp Luân Đại Pháp trong cộng đồng, học viên đó lại la mắng cô, phàn nàn rằng tại sao tuyến đường của anh ấy lại xa hơn so với tuyến đường của các học viên khác. Cô Lâm đã nhiều lần xin lỗi và sau đó cô nhận ra rằng là một người tu luyện thì không nên ôm giữ những suy nghĩ tiêu cực.

Cô nhớ lại: “Trong Pháp, Sư phụ dạy chúng ta trở thành một người tốt hơn, từ bi và nghĩ cho người khác.” Khi suy nghĩ của cô cải biến, cô nhận thấy người học viên đã phàn nàn kia thực sự đã thực hiện tốt về nhiều phương diện. Sau đó, cô Lâm đã có thể đối xử một cách từ bi và không có bất kỳ thành kiến nào với học viên này. Hoàn cảnh đột nhiên chuyển biến và học viên đó thường khen ngợi cô.

Vượt qua tâm sợ hãi

Cô Hoàng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì một bệnh nan y. Bệnh tật đã đeo bám cô trong hơn một thập kỷ khiến cô thất vọng và bất lực. Cô đã trải qua nhiều ca phẫu thuật và hóa trị, nhưng ngay cả liều cao nhất cũng không thể ức chế sự lây lan của tế bào ung thư trong cơ thể cô. May mắn thay, cô đã nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp. Trong một thời gian ngắn, căn bệnh ung thư của cô đã được chữa khỏi và những căn bệnh khác của cô cũng biến mất.

Khỏe mạnh và hạnh phúc, cô Hoàng thường chia sẻ câu chuyện của mình với những người khác, hy vọng rằng họ cũng có thể được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi biết về cuộc bức hại ở Trung Quốc đại lục, cô bắt đầu gọi điện đến đó để nói với các quan chức chân tướng về môn tu luyện. Cô chia sẻ: “Ban đầu, tôi đã rất sợ và thậm chí khi đầu dây bên kia không nhấc máy, tôi còn cảm thấy nhẹ nhõm.” Sau đó, cô và các học viên khác đã khích lệ lẫn nhau và đã có thể xử lý tốt hơn nhiều trước các tình huống xảy ra.

Cô nói: “Hiện tại, tôi có thể nói chuyện với các quan chức, kể cả các quan chức cao cấp mà không gặp vấn đề gì. Nhiều người trong số họ đã hiểu được rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại sai trái những người dân thường, chẳng hạn như các học viên Pháp Luân Công. Một số người đã đồng ý thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Tôi cũng nhận ra rằng tâm thuần tịnh và trạng thái tu luyện tốt sẽ giúp tôi rất nhiều.”

Một trải nghiệm tuyệt vời

Cô Dư đến từ Đài Nam cũng muốn chia sẻ trải nghiệm của mình khi giúp du khách đến từ Trung Quốc đại lục thoát khỏi những lời dối trá phỉ báng của ĐCSTQ. Nhưng cô không biết bắt đầu từ đâu.

Sau đó, một học viên đã mời cô đến núi A Lý Sơn, một điểm tham quan nổi tiếng, để nói chuyện với khách du lịch đến từ Trung Quốc đại lục. Khi ở A Lý Sơn, các học viên đã cùng nhau học Pháp, luyện công và sau đó dựng các tấm áp phích cho du khách. Dần dần, cô Dư đã biết làm thế nào để tìm ra những hiểu lầm của du khách về Pháp Luân Công và xóa tan những hiểu lầm đó. Sau khi trở về Đài Nam, cô nhận thấy có nhiều du khách từ Trung Quốc đại lục đã đến Tháp Xích Khảm. Vận dụng những kỹ năng đã học được tại A Lý Sơn, cô đã có thể giúp khách du lịch hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.

Khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp thì chồng cô nói rằng anh cần đến huyện Nghi Lan ở phía bắc Đài Loan công tác. Anh đã bị thương ở tay và cần cô hỗ trợ. Không biết chắc mọi việc sẽ ra sao, nhưng cô Dư đã quyết định đi cùng chồng. Sau khi đến đó, cô rất ngạc nhiên khi thấy một lượng lớn khách du lịch từ Trung Quốc đại lục tại ga tàu địa phương. Thì ra là do việc xây dựng đường cao tốc Tô Hoa ở đông bắc Đài Loan nên khách du lịch từ Hoa Liên thường đi tàu đến đây rồi sau đó đi tiếp tới miền Trung và miền Tây Đài Loan. Do đó, trong khi hỗ trợ chồng mình, cô Dư vẫn có thể giúp khách du lịch đến từ Trung Quốc đại lục.

4830e23a8fa3f0bda3a486145d8d9dcb.jpg

Khách du lịch đến từ Trung Quốc đại lục tại ga tàu Tô Áo Tân

Sau khi việc xây dựng đường cao tốc Tô Hoa hoàn thành vào tháng 1 năm 2020, du khách từ Trung Quốc đại lục đã ngừng đến Nghi Lan, và đại dịch virus corona cũng khiến lượng du khách giảm bớt. Đó là thời điểm mà chồng cô Dư đã sẵn sàng trở lại Đài Nam để làm việc. Cô chia sẻ: “Khi nhìn lại tất cả những điều này, tôi biết trải nghiệm tuyệt vời này là sự an bài tốt nhất cho tôi. Tôi vô cùng cảm kích.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/5/414672.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/15/188267.html

Đăng ngày 17-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share