Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 11-08-2020] Vợ chồng tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998. Sau khi đọc các cuốn sách của Đại Pháp, chúng tôi thấy rằng môn tu luyện này rất tốt. Chúng tôi gửi một bộ sách Đại Pháp về quê và em dâu tôi cũng bước vào tu luyện.

Vào cuối năm 2005, em trai chồng tôi mất trong một tai nạn ô tô. Khi ấy em dâu tôi mới 37 tuổi, cháu tôi thì đang học cấp ba. Nhiều người nghĩ rằng em ấy còn trẻ và nên đi bước nữa. Lúc ấy, có nhiều người muốn làm mối cho em dâu tôi.

Một người họ hàng nói rằng việc nuôi con một mình không dễ và muốn giúp em dâu tôi. Chị ấy giới thiệu cho em tôi một giáo viên, anh này đồng ý rằng nếu họ cưới nhau, anh ấy sẽ giúp em dâu tôi nuôi con. Đối với người sống ở vùng nông thôn như em tôi, thu nhập chỉ dựa vào việc đồng áng, nếu cưới một giáo viên, sẽ không phải lo lắng gì. Tuy nhiên, em dâu tôi đã từ chối.

Sau đó, người họ hàng kia lại giới thiệu cho em ấy một người có vẻ phù hợp với em ấy. Người họ hàng thực sự muốn giúp và đã cố thuyết phục em dâu tôi nhưng một lần nữa em ấy lại khước từ.

Sau đó, em dâu tôi đã kể lại cho tôi nghe điều này. Cô ấy nói rằng, một mặt cô ấy vì con nên không muốn cưới. Cô ấy e rằng đứa trẻ sẽ không được đối xử công bằng hoặc không hợp với cha dượng. Mặt khác, bố mẹ chồng cô ấy ngày một già yếu. Nếu đi bước nữa thì ai sẽ chăm sóc họ? Vợ chồng tôi làm việc ở một thành phố khác và cháu tôi còn nhỏ và đang đi học. Chỉ có em dâu tôi mới ở được với bố mẹ chồng tôi. Sau khi em trai chồng tôi qua đời, bố mẹ chồng tôi đã chuyển về sống cùng em dâu tôi. Cô ấy nói rằng nếu không tu luyện Đại Pháp, chắc là cô ấy sẽ không chịu sống chung với bố mẹ chồng như vậy.

Như vậy em dâu tôi đã lựa chọn ở lại làm việc đồng áng. Cô ấy làm các việc ngoài đồng, học lái máy kéo và tự tay làm mọi việc. Bố chồng tôi thỉnh thoảng có giúp cô ấy một tay. Cô ấy chăm sóc con và bố mẹ chồng. Để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, cô ấy làm việc rất chăm chỉ, và hai năm trước đã mở một sạp bán rau. Đậu cô ấy trồng được bó đầy đặn và bán với giá phải chăng nên mọi người rất thích mua. Em dâu tôi hành xử chiểu theo nguyên lý của Đại Pháp: Chân – Thiện – Nhẫn.

Một ngày tháng 9 năm 2013, mẹ chồng tôi bị ngã khi đang giặt quần áo ở nhà. Bà phải nhập viện và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Chính em dâu tôi là người đã chăm sóc bà chu đáo. Mẹ chồng tôi đã khóc và nói với cô ấy: “Mẹ chẳng giúp gì được cho con, mà con lại chăm sóc mẹ như vậy”. Sau khi mẹ chồng tôi qua đời, em dâu tôi nhất định đòi chi 3.000 nhân dân tệ để lo việc tang lễ. Vợ chồng tôi không đồng ý với ý kiến đó, vì thấy rằng như thế sẽ đặt một gánh nặng lớn lên cô ấy. Cuối cùng, cô ấy đề nghị góp 1.000 tệ để lo mai táng cho bà.

Vào mùa đông năm 2014, bố chồng tôi bị đột quỵ và phải nhập viện trong 2 tuần. Chồng tôi chỉ ở đó chăm sóc ông vài ngày vì bận công tác. Sau đó, chúng tôi phải trông cậy vào em dâu tôi. Năm sau đó, em dâu tôi phải lợp mái nhà, thay ống nước và lò sưởi trong phòng bố chồng tôi. Phòng của ông ấm áp hơn và bố chồng tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Mọi người đều chứng kiến những việc em dâu tôi làm cho gia đình. Chúng tôi đều thấy rằng cô ấy là một người tốt hiếm thấy trong xã hội ngày nay.

Năm 2020, em dâu tôi cùng vợ chồng con trai và cháu nội của cô ấy đến nhà tôi chúc tết. Họ cầm 4 phòng bì, mỗi phong bì để 1.000 tệ. Hai phong bì để dành cho vợ chồng con trai tôi, một chiếc dành để làm tài liệu giảng chân tướng cứu người. Lì xì thứ tư là dành cho tôi chăm sóc bố chồng hiện đang sống cùng chúng tôi từ hơn một năm trước. Tôi nhận lì xì để làm tài liệu giảng chân tướng nhưng không nhận lì xì dành cho tôi. Trên thực tế, em dâu tôi không có nhiều tiền. Đó là tiền mà con trai và con dâu cô ấy đưa cô ấy chăm cháu. Trong xã hội ngày nay, có bao nhiêu người chăm sóc bố mẹ chồng và cháu nội trong hoàn cảnh khó khăn như vậy? Vì em dâu tôi là một học viên Đại Pháp, nên cô ấy đã làm được điều này. Đại Pháp dạy con người ta làm một người tốt và luôn nghĩ đến người khác trước tiên. Em dâu tôi làm việc đồng áng và giúp đỡ gia đình nhà chồng, chính là Đại Pháp đã cứu gia đình lớn của chúng tôi.

Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ truyền trên 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp ở mọi ngành nghề. Trong số đó có những người nông dân, bác sĩ, giáo viên, cán bộ nhà nước, quân nhân và giáo sư. Các học viên làm bác sĩ không nhận phong bì, các học viên làm giáo viên không nhận quà cáp của học sinh và phụ huynh; các học viên làm trong lĩnh vực tài chính không làm giả sổ sách để thu lợi cho cá nhân; và các cán bộ nhà nước không tham tiền… Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên mọi nẻo đường của cuộc sống đều nghiêm túc yêu cầu bản thân chiểu theo nguyên lý của Đại Pháp: Chân – Thiện – Nhẫn. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở khắp mọi nơi đều là những người tốt với đạo đức cao quý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/11/弟媳没有离开这个家-409126.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/2/187529.html

Đăng ngày 05-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share