Bài viết của Vương Anh

[MINH HUỆ 31-10-2020] Ngày 29 tháng 10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu tại Indonesia, nêu bật các giá trị chung về tự do tín ngưỡng giữa xã hội phương Tây và các nước châu Á. Nhắc lại cam kết của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề này, ông kêu gọi các quan chức và công dân châu Á bảo vệ những giá trị này và chống lại sự đàn áp tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bài phát biểu này diễn ra trong chuyến thăm Ấn Độ – Thái Bình Dương của ông Pompeo từ ngày 25-30 tháng 10, bao gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, Indonesia và Việt Nam.

643e9282800299009aced6aae5ae04cb.jpg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Quyền bất khả xâm phạm

Ông Pompeo đã có bài phát biểu tại cuộc họp ở Jakarta với Yahya Cholil Staquf, Tổng thư ký của tổ chức tôn giáo Nahdlatul Ulama. Ông Pompeo đã gửi lời chào đến các nhà lãnh tụ của các tín ngưỡng và các quan chức ngoại giao, cũng như những người theo dõi buổi họp trực tuyến.

Trong bài phát biểu có tiêu đề “Những quyền bất khả xâm phạm và truyền thống khoan dung”, ông Pompeo đề cập đến một báo cáo do Ủy ban Quyền Bất khả Xâm phạm của Bộ Ngoại giao công bố vào tháng 7 năm 2020. Ông nhắc lại thông điệp chính của báo cáo là bảo vệ nền tảng tự do và nhân phẩm.

“Nguyên tắc cơ bản của Hoa Kỳ vô cùng, vô cùng đơn giản. Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ khẳng định rằng các chính phủ tồn tại — chính phủ tồn tại là để bảo vệ các quyền cơ bản của mỗi con người”, ông giải thích.

Ông nói: “Hiện nay, quyền cơ bản nhất trong những quyền này là quyền tự do lương tâm, trong đó có tự do tín ngưỡng. Đó là cơ sở cho những cuộc đàm thoại quan trọng nhất về vấn đề lương tâm mách bảo chúng ta điều gì và Chúa yêu cầu điều gì ở mỗi chúng ta.”

Tinh thần không biên giới

Tại Hoa Kỳ, tự do tín ngưỡng là quyền được hiến pháp bảo vệ. Là một tín đồ Cơ đốc, ông Pompeo cho biết đức tin của ông đã dạy ông về “lối sống, cách làm việc, suy xét.”

Ông chỉ ra rằng: “Sự tôn trọng của chúng tôi, sự tôn trọng của nước Mỹ đối với các quyền do Chúa ban cho, là đặc điểm nổi bật của tinh thần dân tộc chúng tôi”, bởi vậy, Hoa Kỳ luôn là quốc gia ủng hộ dân chủ mạnh mẽ nhất trên toàn thế giới. “Thực tế rằng người dân của chúng tôi trân trọng tự do và bảo vệ truyền thống khoan dung là điều hết sức đặc biệt. Chúng tôi sẽ không bao giờ đánh mất nó. Chúng tôi phải tiếp tục bảo vệ truyền thống của mình, và phải bảo vệ hết sức tích cực. Chúng tôi không thể nghiễm nhiên coi các quyền tự do và đức tin của chúng tôi cứ thế tồn tại. Chúng tôi phải đứng lên bảo vệ những gì mình tin tưởng.”

Ông Pompeo cho hay hiến pháp của Indonesia từ năm 1945 đã nói rõ rằng “Ai cũng có quyền tự do… Ông cũng nói: “’Ai cũng có quyền tự do… thực hành tín ngưỡng mà họ lựa chọn.’ Thomas Jefferson không thể phát biểu về vấn đề này chuẩn xác hơn thế.”

Sự tương phản rõ ràng giữa thế giới tự do và ĐCSTQ độc tài

Ông Pompeo cho rằng phải có những nỗ lực lâu dài và gian khổ mới có thể đạt được các mục tiêu nêu trên. “Tôi chấp nhận một vấn đề cốt lõi rằng các nền dân chủ cũng không phải là hoàn hảo. Đôi khi chúng tôi cũng nhìn nhận sai về nó”, ông cho biết. Đề cập đến báo cáo “Quyền bất khả xâm phạm” (Unalienable Rights report), ông cho biết thêm: “Hầu như toàn bộ lịch sử Hoa Kỳ có thể được hiểu là một cuộc đấu tranh, một cuộc đấu tranh để hiện thực hóa những lời hứa đẹp đẽ của Tuyên ngôn Độc lập.”

Ông Pompeo cảnh báo, “Chúng ta phải luôn phân biệt rõ giữa các quốc gia tự do và những quốc gia dân chủ không tuân thủ các nguyên tắc của chính họ và những chính quyền bác bỏ cả vấn đề nhân quyền, tự do tín ngưỡng, và tính khả thi của một chính phủ tự trị.”

Khi biểu dương sự lãnh đạo của các quan chức Indonesia, ông cũng tán thành vai trò quan trọng của những người dân bình thường: “Nhưng trong bất kỳ xã hội tự do nào, công dân của một quốc gia cuối cùng vẫn là người duy trì và truyền bá lý tưởng cốt lõi của quốc gia đó.” Ông phát biểu với các lãnh tụ tôn giáo, “Tôi cũng biết các vị sẽ dựa vào đức tin của mình để ủng hộ cho phẩm giá của các đồng môn của mình khi biết họ bị ngược đãi… Và hôm nay tôi muốn kêu gọi các vị – tôi muốn các bạn kêu gọi những hành động như tôi đã yêu cầu các lãnh tụ của Giáo hội Công giáo thực thi tại Vatican.“

ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất

Trong các vụ đàn áp tín ngưỡng trên thế giới, ông Pompeo cho biết tình hình ở Trung Quốc là tồi tệ nhất. “Trên thực tế, mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai của tự do tín ngưỡng là cuộc chiến của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với những các tín đồ thuộc tín ngưỡng: Hồi giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, cũng như Pháp Luân Công”, ông nhận định.

Ông chỉ ra rằng những cuộc bức hại như vậy thường được tiến hành dưới danh nghĩa chống khủng bố. “Nhưng các bạn biết đấy—các bạn biết; chúng tôi cũng biết—chúng ta đều biết rằng không gì có thể biện minh cho việc chống khủng bố khi ép người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ăn thịt lợn trong tháng Ramadan hay phá hủy nghĩa trang Hồi giáo”, ông cho biết.

Ông cũng lên án chính sách một con của ĐCSTQ và những cách hành xử vô nhân đạo khác đối với công dân nước này: “Không có lý do gì có thể biện minh cho việc xóa đói giảm nghèo bằng cách cưỡng chế triệt sản hay bắt trẻ em rời xa cha mẹ để được giáo dục lại trong các trường nội trú của nhà nước.”

Ông cảnh báo rằng ĐCSTQ “tìm cách thuyết phục người Indonesia làm ngơ trước những thống khổ mà các tín đồ Hồi giáo của các bạn đang phải hứng chịu… Tôi biết chính những quan chức ĐCSTQ này đã kể những câu chuyện không tưởng về những người Duy Ngô Nhĩ hạnh phúc nóng lòng từ bỏ bản sắc dân tộc, tôn giáo, và văn hóa của họ để trở nên ‘hiện đại’ hơn và tận hưởng sự phát triển dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ”, ông nói.

“Khi các bạn nghe những lời này, tôi chỉ muốn đề nghị các bạn làm điều này: hãy tìm trong tâm mình. Hãy nhìn vào thực tế này. Hãy nghe câu chuyện về những người sống sót và người thân của họ. Hãy nghĩ về những gì các bạn đã biết về cách đối xử của các chính phủ độc tài với những người phản đối sự cai trị của nó”, ông Pompeo giải thích.

Bảo vệ phẩm hạnh con người

Ông Pompeo cho hay những câu chuyện mà ông nghe được về những gì người dân Trung Quốc đã phải chịu đựng vì đức tin của họ đã khiến ông quyết tâm bảo vệ hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng. Ông cho biết đức tin của ông dạy ông “rằng con người có phẩm giá căn bản bởi vì họ được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, và với tư cách là những người có đức tin, chúng ta có nghĩa vụ trân trọng chân lý đó bằng cách bảo vệ những người yếu thế và giúp đỡ những người đang phải chịu khổ đau.” Ông cho rằng “chỉ có đức tin mà không có hành động thì cũng bằng như đã chết”.

Ông nói: “Đức tin dạy tôi rằng ai được cho càng nhiều thì càng được kỳ vọng nhiều. Bởi vậy, ông kêu gọi “những công dân tự do tại các quốc gia tự do” hãy bảo vệ các quyền tự do tín ngưỡng này.

“Đó là nhiệm vụ của chúng ta. Ngay cả khi mỗi chúng ta đều làm điều này—và ngay cả khi chúng ta có cách làm riêng, mà thường là khác nhau, chúng ta cần nhận thức rằng chúng ta có sức mạnh về số lượng. Chúng ta cần nhận thức rằng chúng ta có thể tương trợ lẫn nhau trong những thời khắc khó khăn, và rằng các quyền và giá trị đáng trân quý của chúng ta hoàn toàn xứng đáng được bảo vệ mọi thời khắc, như quyền được sinh ra của mỗi con người”, ông nói.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/31/414462.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/2/188072.html

Đăng ngày 07-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share