Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ tại Ottawa

[MINH HUỆ 29-10-2020] Ngày 27 tháng 10, ông François-Philippe Champagne, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada, đã ban hành tuyên bố về Ngày Tự do Tôn giáo Quốc tế, để nhấn mạnh ý nghĩa của ngày đặc biệt này.

d6afbaa2bdf7d1991139c9ee7d555762.jpg

Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada về Ngày Tự do Tôn giáo Quốc tế

Ngày này đánh dấu một dịp quan trọng để khẳng định quyền phổ quát của tất cả mọi người trong việc thực hành tín ngưỡng và bảo vệ đức tin của mình mà không bị phân biệt đối xử, bạo hành hay ngược đãi. Ông Champagne viết: “Đây cũng là một cơ hội quan trọng trong năm nay để ghi nhận khả năng thích ứng của các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng trên toàn thế giới trong việc điều chỉnh các hoạt động trong bối cảnh COVID-19”, ông viết.

Đáng tiếc là, cuộc bức hại và phân biệt đối xử tôn giáo tín ngưỡng lại tệ đi trong đại dịch COVID-19. Cụ thể, chính phủ Canada quan ngại về cuộc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Phật giáo Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công, và các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Trung Quốc cũng như các nơi khác trên thế giới.

Tuyên bố kết luận: “Canada sẽ tiếp tục kêu gọi các chính phủ cho phép các nhóm điều tra đặc biệt của Liên Hiệp Quốc quyền tiếp cận ngay lập tức, đầy đủ, và không bị kiểm soát“. Là một xã hội đa văn hóa, đa tín ngưỡng và đa sắc tộc, Canada sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, bao gồm cả việc thúc đẩy và bảo vệ tự do tôn giáo tín ngưỡng trong nước và trên toàn thế giới.”

Cùng với các đối tác Hoa Kỳ, các quan chức Canada đã chú ý đến những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Tháng 7 năm 2019, Canada đã ký một tuyên bố chung tại Hội nghị Cấp Bộ trưởng của Hoa Kỳ về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo ở Washington. Tuyên bố nhấn mạnh cuộc bức hại tôn giáo ở Trung Quốc và kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng nhân quyền của mọi cá nhân. Các học viên Pháp Luân Công nằm trong số nhiều thành viên của các nhóm thiểu số tín ngưỡng ở Trung Quốc, những người phải đối mặt với sự áp bức và phân biệt đối xử nghiêm trọng chỉ vì đức tin của họ.

Ngày 6 tháng 11 năm 2018, trong cuộc Rà soát Định kỳ Chung về Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Canada đã bày tỏ quan ngại sâu sắc với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) về việc giam giữ và bức hại hàng loạt người có đức tin ở Trung Quốc. Canada cũng khuyến nghị Trung Quốc “phải chấm dứt việc truy tố và bức hại nhắm vào tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có người Hồi giáo, tín đồ Cơ Đốc giáo, Phật tử Phật giáo Tây Tạng và Pháp Luân Công.”

Trước đó, trong cuộc Rà soát Định kỳ Chung về Trung Quốc năm 2014, Canada cũng nêu ra vấn đề về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/29/414389.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/31/188051.html

Đăng ngày 31-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share