Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 06-09-2020] Thấy trong các bài viết giao lưu trên Minh Huệ Net có rất nhiều học viên nói về việc học thuộc Pháp, tôi có thể tiếp xúc được một số đồng tu cũng đang học thuộc Pháp, trong tâm nghĩ việc học thuộc Pháp nhất định có trợ giúp rất lớn đối với tu luyện của mình, nhưng mãi vẫn không hạ được quyết tâm, có tâm lý ngại khó, nghĩ đến cuốn “Chuyển Pháp Luân” dày như vậy mà học thuộc thì thật sự không dễ dàng.

Đoạn thời gian trước, dưới điểm hóa từ bi của Sư tôn, cuối cùng tôi cũng hạ quyết tâm bắt đầu học thuộc Pháp. Hai ngày học thuộc, nội tâm vô cùng vui vẻ, thật sự đã tìm lại được một số cảm giác lúc mới đầu đắc Pháp.

Học viên lâu năm đều có thể hội sâu sắc, khi mới vừa đắc Pháp thật sự tay nâng sách Đại Pháp là không muốn buông rời, cảm thấy mỗi ngày học Pháp đều có thu hoạch mới, đề cao mới. Nhưng thuận theo thời gian qua đi, như tôi mà nói, đặc biệt là sau khi bức hại bắt đầu, dần dần đã mất đi cái sự tinh tấn lúc mới đầu ấy, dường như trong thời gian lâu dài vô vọng, dần dần đã mài mòn sự quyết tâm duy trì thường hằng ấy, thậm chí có một thời gian rất dài không học Pháp. Tu luyện tựa như thuyền đi ngược dòng, không tiến ắt lùi, ly khai học Pháp, tâm tính bản thân cũng đang không ngừng trượt xuống, dần dần lẫn lộn với người thường. Sau này bản thân lại quay trở lại lần mới rồi bắt đầu làm “ba việc”, nhưng khi học Pháp tư tưởng chưa hoàn toàn tập trung, trong tâm nghĩ bản thân học Pháp đã học được trên trăm lần rồi, trong sách chỉ là những nội dung quen thuộc ấy, cho nên thông thường là sa vào hình thức, mỗi ngày đọc một bài giảng là cảm thấy dường như đã hoàn thành nhiệm vụ vậy, trên thực chất là bất kính đối với Pháp, cho nên cũng rất ít có thể được Pháp điểm hoá.

Mà lần này học thuộc Pháp thật sự khác, cảm thấy bộ Pháp này đối với tôi mà nói thì lại như là mới tinh vậy! Trong quá trình học thuộc Pháp, có thể cảm thấy vật chất bất hảo trong tư tưởng bị thanh lý rớt. Thể hội sâu sắc được việc Sư tôn nói mỗi một câu đều không phải quá giản đơn. Hồi tưởng bản thân đi đường vòng, vấp ngã trên con đường tu luyện, tất cả các phương diện thì trong Pháp Sư tôn sớm đã từng nhắc nhở rồi, chỉ trách bản thân khi học Pháp tư tưởng không coi trọng, chưa có làm được tinh tấn như lúc đầu, chưa có thật sự hòa tan vào trong Pháp, chưa có thật sự chiểu theo yêu cầu của Pháp mà làm.

Học thuộc Pháp, khiến bản thân có một nhận thức thanh tỉnh hơn về tư tưởng lệch khỏi Pháp của bản thân trước kia. Ví như trong hiện thực một số địa khu từng xuất hiện hiện tượng “diễn giảng loạn Pháp”, cũng là một số học viên địa phương tâm bất chính mới bị dùi vào sơ hở; mà những năm đó trên mạng cũng là hiện tượng loạn nổi rõ, bản thân cũng từng bởi có nhân tâm chấp trước, chính niệm không mạnh, một dạo bị mê hoặc bởi những loại như “tiên tri”, “không không” ở trên mạng, những người đó tự xưng là “đệ tử Đại Pháp”, lấy danh nghĩa giao lưu để “giải đáp” vấn đề cho học viên, thậm chí chỉnh lý nội dung giao lưu truyền bá ở trên mạng, lấy danh nghĩa giúp đỡ học viên Đại Pháp “đề cao” mà thực chất là hành vi loạn Pháp. Những người này thông thường “thiện biện”, ví như họ mỹ hóa việc tích tiền của mà Đại Pháp không cho phép nói thành “cứu trợ”; lấy ý đồ công kích Minh Huệ vốn được che đậy lại nói thành “viên dung Minh Huệ” v.v.. Nếu như có nhân tâm, một khi bị những ngôn từ “thiện biện” này bao vây thì rất dễ bị quay cho chóng mặt, thậm chí cảm thấy họ “có lý giải sâu về Pháp”, chứ không biết rằng đã càng đi càng xa trên con đường tà ngộ “học người mà không học Pháp”, thông thường bị hãm vào vòng xoáy giải thích Pháp nhỏ nhặt chi tiết, lại vấp ngã ở vấn đề căn bản là “bất nhị pháp môn”! Một cách không tự biết bị tà ác lợi dụng khởi tác dụng phụ diện đối với chính Pháp.

Tu luyện từ đầu đến cuối đều tồn tại khảo nghiệm đối với bản thân Đại Pháp có kiên định hay không. Sư tôn giảng:

“Gặp Giác Giả của bất kể môn phái nào khác cũng không động tâm, chính là tu ở một môn. ‘Phật nào, Đạo nào, Thần nào, ma nào, đều chớ có mong động được cái tâm của tôi’, như thế nhất định có [hy] vọng sẽ thành công.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư tôn còn nghiêm túc chỉ ra:

“Tu luyện là cực kỳ gian khổ, là nghiêm túc phi thường; chư vị hơi không chú ý là có thể [bị] rớt xuống ngay, hủy [hoại] chỉ trong một sớm; do vậy tâm nhất định phải chính.” (Chuyển Pháp Luân)

Kỳ thực, chúng ta chỉ cần nhất tâm nhất ý giữ vững Pháp mà tu, là có thể “một ‘bất động’ có thể [ức] chế vạn động!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2005, Giảng Pháp tại các nơi V), cho dù cái gọi là “cao nhân” gì đi nữa, đều chớ có mong động được cái tâm của bạn. Cho dù ngẫu nhiên tiếp xúc được cũng có thể lập tức dấy lên cảnh giác, bảo trì tâm bất động là tự nhiên sẽ không bị cuốn vào đó, là có thể trong các loại dụ dỗ mê hoặc mà bảo trì đầu não thanh tỉnh, không đến nỗi đi đường vòng thậm chí hủy đến đáy.

Ngoài ra đúng như Sư tôn giảng:

“Là vì Internet cũng giống như ma quỷ, cái gì cũng lên đó, là nơi thối nát nhất, là sản phẩm khi nhân loại bại hoại” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018).

Tôi cũng có thể hội sâu sắc, đệ tử Đại Pháp ngoài việc xem Minh Huệ Net cũng như các trang web của bản thân đệ tử Đại Pháp, thì tất cả những thứ trên mạng của người thường nhất là không liên quan đến tu luyện thì không xem không tin mới tốt, một mặt những thứ trên mạng người thường là thật hay giả thì khó mà phân biệt được, một mặt khác những thứ tu luyện chân chính cũng không thích hợp đưa lên mạng người thường, cho nên xem mạng người thường đối với tu luyện gây can nhiễu và khởi tác dụng phụ diện.

Trên đây là một chút thu hoạch của tôi sau khi học thuộc Pháp, có gì không đúng, xin đồng tu từ bi chỉ ra.

Cảm tạ Sư phụ!

Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/9/6/背法的一點收穫-373439.html

Đăng ngày 29-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share