Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-10-2020] Khi còn bé tôi là một đứa trẻ ngỗ nghịch thường gây ra vô số phiền muộn cho cha mẹ, trong khi cuộc sống của cha mẹ tôi cũng đầy khó khăn và áp lực. Hết lần này đến lần khác, ông bà nội đều tha thiết nói với tôi: “Con à, con hãy nghĩ đến cha mẹ của con. Con không thể ích kỷ như thế!”

Thuận theo quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đầu não tôi ngày càng thanh tỉnh, chính niệm ngày càng đầy đủ. Dần dần khi tôi khiêu xuất ra khỏi vòng tròn nhỏ hẹp tự coi mình là trung tâm, tôi mới nhận ra mình thực sự tu luyện quá kém cỏi. Tôi chắc hẳn cũng đã khiến Sư phụ lo lắng và phải gánh chịu nhiều cho tôi.

Người ta thường nói con cái là một phần của cha mẹ. Vì thế, một học viên Đại Pháp cũng là một phần của Sư phụ. Hướng nội, tôi tự vấn bản thân: “Mình đã đối đãi với bản thân như là một người tu luyện chưa? Mình có tu luyện tinh tấn không?”

Tôi phải thừa nhận rằng không, tôi đã quá ích kỷ và bị hãm quá sâu vào những chấp trước của người thường. Tôi đã không nghĩ đến Sư phụ.

Sư phụ không gì là không thể làm, và Pháp viên dung mọi thứ, là trí tuệ Pháp lực vô biên. Tuy nhiên có lúc Sư phụ không thể làm hết mọi việc cho chúng ta.

Sư phụ giảng:

“Các Đại Giác Giả thông thường không tự dưng can thiệp vào [Pháp] lý nơi người thường; Giác Giả càng cao càng không phá hoại [Pháp] lý nơi người thường, không động tới một chút nào.” (Bài giảng thứ năm–Chuyển Pháp Luân)

Trên con đường tu luyện, mỗi lần chúng ta đề cao một chút đều có liên quan đến một Pháp lý. Đây là Đạo mà chúng ta phải ngộ đến, là Pháp mà chúng ta nên đồng hóa đến. Một người tu luyện phải ngộ Đạo và làm được chiểu theo Đạo mới được gọi là người chân tu. Khi chúng ta ngộ được Pháp ở một tầng thứ cao hơn và chiểu theo đó mà hành, thì can nhiễu sẽ giảm xuống. Nếu chúng ta vẫn nắm chặt quan niệm con người, ma nạn và bức hại có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Chỉ đến lúc này, chúng ta mới có thể cầu Sư phụ trợ giúp. Nhưng mà tâm Sư phụ đã đau đớn rồi, và Sư phụ đang phải gánh chịu phần lớn thống khổ cho chúng ta. Chúng ta chỉ chịu đựng một phần nhỏ thống khổ ở tầng người thường. Rốt cuộc, đây là một ma nạn mà cựu thế lực đã cưỡng chế lên chúng ta. Nếu chúng ta đủ chính niệm thì chúng ta không cần phải chịu đựng nó.

Sư phụ giảng:

“Bế mục nhập han đoạn tâm phiền

Tỉnh lai vạn sự thao bất hoàn

Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ

Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan

Tạm dịch:

Nhắm mắt ngủ khò phiền não xong

Tỉnh ra vạn sự mãi nhọc lòng

Trời đất khó ngăn đường Chính Pháp

Vấn vương đệ tử nặng nhân tâm.“

Ma phiền–Hồng Ngâm III

Trong tu luyện, mọi phiền phức và ma nạn mà chúng ta gặp phải đều xuất phát từ chấp trước của chúng ta. Nếu chúng ta đang trong ma nạn, chúng ta nên hướng nội tìm nguyên nhân và nhanh chóng chính lại trạng thái bất chính. Ít nhất, chúng ta nên dũng cảm đối mặt với thử thách như một chiến binh thực thụ.

Thụ động chịu đựng thống khổ chỉ làm Sư phụ nặng gánh thêm mà thôi. Chúng ta cần nghĩ đến Sư phụ trong đoạn thời gian cuối cùng này. Chúng ta cần thoát ra khỏi vòng tròn tự coi mình là trung tâm và trở nên thanh tỉnh hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/3/413265.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/6/187701.html

Đăng ngày 28-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share