Bài của Thường Lạc

[Minh Huệ] Trong lúc hành động làm sáng tỏ sự thật gần đây, chúng ta nhận thấy có ba loại người nói chung. Loại một: Những người đã mất lương tri và hình như quyết lòng làm những điều chống với Pháp luân Đại Pháp. Loại hai: Những người sẽ hiểu được Đại Pháp là tốt sau khi đọc những tài liệu hoặc tờ bướm làm sáng tỏ sự thật. Loại ba: Những người ở giữa loại một và loại hai. Làm sao chúng ta có thể hành động tốt hơn để giải quyết sự lờ mờ hoặc bất định của loại người thứ ba này, giúp họ thoát khỏi những quan niệm méo mó của họ và ly khai với sự tuyên truyền giả dối của Trung quốc? Dưới nhản quan đó, tôi nghĩ đến cách sao cải biến lời nói của chúng ta khi làm sáng tỏ sự thật.

‘Cải biến lời nói của chúng ta’ có nghĩa là gì? Đó có nghĩa là trong khi làm sáng tỏ sự thật, chúng ta cần thay đổi và diễn tả những nguyên lý và chân lý của Đại Pháp với những lời văn đơn sơ cách sao mà một người thường có thể dễ dàng hiểu được và chấp nhận nó. Tôi nhận thấy các bạn tu thường nhắc lại những lời nói của Sư phụ lấy thẳng từ những sách của Đại Pháp. Một lý do là vì các bạn ấy nghĩ rằng nguyên văn lời của Sư phụ sẽ mang một sức mạnh to lớn hơn. Một lý do khác là vì các bạn ấy cũng không biết làm sao để nói ra những điều về Đại Pháp theo văn chương của người thường. Có lẽ cũng có những yếu tố khác, như là có thể những bạn ấy không hiểu được nhiều và có phần khó khăn để diễn đạt Pháp bằng câu văn của chính mình. Sự thật, trong lúc làm sáng tỏ sự thật, chúng ta rất cần xét đến hiệu năng của việc làm này. Đối với một người thường, họ sẽ thấy khó để mường tượng và hiểu được Pháp theo cùng một chiều hướng như một người tu. Vì vậy, khi tình thế xuất hiện, nếu người bạn tu ấy có thể cảm thông được chiều hướng suy nghĩ của người khác và truyền đạt với họ, thì đó là điều tối quan trọng, vì nó biểu lộ hoàn toàn từ bi và trí huệ của người bạn tu ấy. Như vậy, để có thể giúp cho người thường hiểu và chấp nhận chân lý của Đại Pháp, thì cải biến lời văn của chúng ta trong khi vẫn giữ được tối đa hàm nghĩa của những nguyên lý của Pháp là điều rất cần thiết

Làm sao chúng ta cải biến lời văn của chúng ta? Không có cách nhất định, vì nó là biểu hiện ra thực tế bên ngoài của từ bi, trí huệ và bề sâu sự tu luyện của người bạn tu này. Ví dụ, khi nhắc đến ‘Đại Pháp cống hiến sự cứu độ cho nhân loại trên thế giới’, chúng ta có thể thay thế và nói về một vài hàm nghĩa bên trong của nó, như là nói về ‘những sự kiện thực tế giúp người ta thoát ra khỏi được những điều lầm lạc bởi sự giả dối’ Chúng ta có thể cải biến lời văn ‘tự xếp đặt mình trong vũ trụ mới’ thành một cái gì mà ý nghĩa đó nằm trong đó, như là ‘chọn cho mình một tương lai sáng lạng’, và v.v. Còn đối với sự ‘phát Chính niệm’ thì tôi chỉ nói về nó như sau: ‘Phát Chính niệm’ giống như thời xưa các người tu dùng Công năng của họ để làm một điều gì đó; nó là dùng những tư tưởng trong sạch nhất của người tu để làm sạch những điều xấu trong những không gian khác hoặc không-thời khác. Một người có bao nhiêu năng lực thì sự phát Chính niệm này là tốt cho mọi người’. Nhiều truyện cổ tích xưa Trung quốc cũng có nói về ‘công năng’ và ‘Phật Pháp thần thông’. Những từ này đã được sử dụng trước kia trong những trường phái tu luyện khác ngoài Đại Pháp. Như vậy, dù cách thay đổi lời văn về phát Chính niệm không bao trùm tất cả hàm nghĩa của nó, nó cũng dễ hiểu hơn và dễ chấp nhận bởi một số người Trung quốc. Cách cải biến lời văn đó giúp họ có thể đúng đắn nhìn ra Đại Pháp.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/7/27/33934.html.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/8/7/24946.html.

Dịch từ tiếng Anh ngày 10-8-2002, đăng ngày 17-8-2002; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai.

Share