Bài viết của Hạ Quân, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 03-10-2020] Từ ngày 21 đến 29 tháng 9 năm 2020, một khóa học Pháp Luân Công kéo dài chín ngày đã diễn ra tại Đại học Trung Hưng. Sự kiện này do Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp tại Đại học Trung Hưng tài trợ và tổ chức. Lớp học chật kín sức chứa gồm các học viên Pháp Luân Công mới và lâu năm. Một số người đã chia sẻ trải nghiệm của họ sau khóa học.

f5ca18ffcec731fa607eb4496c21ff9c.jpg

Khóa học Pháp Luân Công tại Đại học Trung Hưng

Đây là khóa học thứ hai diễn ra tại Đài Trung. Khóa đầu tiên đã được tổ chức tại quận Thái Bình, Đài Trung từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 9, và có hơn 40 người tham gia. Những người tham dự đã xem video bài giảng của Sư phụ Lý. Các học viên mới đã học các bài công pháp bằng cách tập theo video hướng dẫn các bài công pháp Pháp Luân Công. Còn các học viên lâu năm giúp chỉnh các động tác tay cho học viên mới.

2c3f98b925edcebe343a67535b28847b.jpg

Khóa học Pháp Luân Công tại Quận Thái Bình, Đài Trung

Giảng dạy đức tính tốt

Anh Giai Hồng đã đưa hai con anh cùng tham gia khóa học. Anh cho biết sau khi học Pháp Luân Công, anh hiểu được “Chân-Thiện-Nhẫn thật đáng trân quý và mang lại lợi ích cho con người trên toàn thế giới.”

Anh nói Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) quả là phương pháp giáo dục đạo đức tốt nhất cho trẻ em. Anh hy vọng các con của mình sẽ học và tu luyện Pháp Luân Công.

Anh Giai Hồng cho biết: “Tôi đã nói với vợ và mẹ tôi rằng giáo dục đạo đức còn quan trọng hơn việc học kiến ​​thức và công nghệ. Bất luận kỹ năng của một người có tốt đến đâu và kiếm được tiền nhiều đến mấy, nhưng nếu người đó tâm địa bất lương, thì người đó sẽ không có tương lai.”

Anh nhận thấy rằng giáo dục đạo đức không được nhấn mạnh trong trường học. Do vậy, anh đã giúp các con của mình học Pháp Luân Đại Pháp để hiểu được tầm quan trọng của việc làm người tốt.

Các học viên chia sẻ thể ngộ

Anh Giai thích ngồi thiền và đã tìm thấy Pháp Luân Công trên mạng. Sau đó, anh đã bắt đầu học bằng cách xem trực tuyến. Anh cho biết nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, mà anh đã biết được tu luyện là gì. Anh chia sẻ rằng đôi khi anh ngộ ra được điều mới mẻ và tin đó chính là sự đề cao để nâng cao cảnh giới của mình. Anh nhận ra đó là tu luyện chân chính.

Học viên Tạ đã sống ở Đức 40 năm và mới đây đã bắt đầu học Pháp Luân Công. Ông nói ông thích xem các chương trình truyền hình NTD ở Đức, và đã biết về Pháp Luân Công. Ông cho hay lần đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân ông đã rất vui. Ông từng nghiên cứu các môn tu luyện khác trong hơn 20 năm và biết được Sư phụ Lý đã giảng những nguyên lý mà trước đây không một ai đã từng giảng ra trên cả thế giới này.

Ông khích lệ các học viên mới khác cần đọc sách Đại Pháp ngoài việc luyện công. Ông chia sẻ những thể ngộ của mình về cuốn Chuyển Pháp Luân và các Pháp lý của Sư phụ: “Thoạt đầu, chúng trông rất đơn giản khi mới đọc chúng. Nhưng sau một thời gian, các vị sẽ thấy rằng chúng không hề đơn giản thế. Các vị có thể lại có thể ngộ khác ngay cả sau khi đọc cuốn sách hai lần.”

Anh Huyễn Bảo và vợ Lệ Yến đã tham khóa học chín ngày. Anh đã từng học Pháp Luân Công tại một điểm luyện công của Đại học Trung Hưng cách đây bảy năm. Nhưng do việc học hành và công việc bận rộn, anh đã ngừng tu luyện. Gần đây, anh cảm thấy sức khỏe của mình giảm sút, do đó anh đã quyết định tham gia khóa học này. Từ giờ trở đi, anh quyết tâm tu luyện tinh tấn.

“Tôi có tiền duyên với Pháp Luân Công,” anh Phùng, một học viên mới đề cập khi nói về cơ duyên học Pháp Luân Công của mình. Anh cho hay anh biết đến Pháp Luân Công từ khi xem truyền hình NTD và muốn mua sách Pháp Luân Công. Sau khi đọc sách, anh nhận thấy rằng Pháp Luân Công yêu cầu việc đề cao tâm tính, điều hiếm gặp trong khí công. Anh cho rằng việc tu dưỡng tinh thần này toàn diện và thực tế hơn, thậm chí còn có thể thay đổi vận mệnh của một người.

Anh Giai Nho đã học Pháp Luân Công vào năm 2001, và đã tham gia khóa học chín ngày này một lần nữa. Anh cho biết anh có lĩnh ngộ mới trong việc nhẫn chịu gian nan, nhưng vẫn cảm thấy như một người mới bắt đầu.

Anh nói: “Tôi rất vui khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Có thể nhờ căn cơ mà tôi cảm thấy việc tu luyện rất dễ dàng. Nhưng thuận theo quá trình tu luyện và thời gian trôi qua, tôi cảm thấy mình phải đề cao tâm tính, tăng khả năng nhẫn của mình. Vậy nên việc tu luyện thật khó khăn.”

Anh Giai chia sẻ rằng Sư phụ đã giảng một người tu luyện cần phải chịu khó nạn và buông bỏ chấp trước vào danh-lợi-tình. Anh nói, sau khi tham khóa học chín ngày này, anh đã có thể chịu đựng khó khăn hơn và dễ dàng buông bỏ hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/3/413271.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/4/187672.html

Đăng ngày 09-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share