Ký giả Minh Huệ, Hà Vũ tổng hợp báo cáo

[MINH HUỆ 8-3-2006] Tiếp theo

Phần 1: https://vn.minghui.org/article/1712.html

2. Khủng bố Tinh thần Bằng Phương pháp Nhuyễn Công

Những người tham gia “chuyển hoá” thường tỏ vẻ tười cười và cố ý quan tâm các học viên Pháp Luân Công. Họ cố gắng thân thiện để ru ngủ các học viên vào một trạng thái mất cảnh giác, hy vọng đánh lừa họ mở cửa sự đề phòng. Rồi họ từng người từng người một nói chuyện với học viên, cố gằng hiểu suy nghĩ của họ, tìm ra những nhược điểm của họ, và sau đó sử dụng những hiểu biết này để bẻ gãy họ. Họ đối đãi với những người khác nhau bằng những chiến lược khác nhau. Mục đích thực sự là “chuyển hoá” được nhiều nhất có thể. Những chiến lược này thường được sử dụng trong những màn kịch đầu tiên của vở kịch “chuyển hoá”.

Nếu học viên lo lắng rằng gia đình họ có thể bị lôi kéo vào chính sách tội lỗi của Trung Cộng, thì các “trợ lý chuyển hoá” sẽ dùi áp lực vào lỗ hổng này. Họ sẽ nói những điều như là, “Gia đình anh rồi sẽ nhục nhã, con cái anh không có việc làm, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm sẽ không dám liên hệ với anh, ” và những lời kinh hãi khác nữa. Cùng lúc đó, họ gây áp lực lên các thành viên gia đình để buộc học viên phải “chuyển hoá” bằng cách sử dụng tình cảm, cái chết, ly hôn và những đe doạ khác để thuyết phục họ. Điều này là thường xuyên.

Khi cảnh sát Trại giam Danan Thành phố Thẩm Dương mang người nhà của học viên Li Weixun đến thăm cô, họ đã sắp xếp “một cuộc tấn công tình cảm gia đình”. Người mẹ già của Li Weixun, vừa khóc lóc vừa gọi tên sơ sinh của con gái mình, bà cầu xin, “Mẹ xin con! Viết hối hận thư đi con rồi mẹ con cùng về nhà!” Li Weixun nước mắt lưng tròng trả lời mẹ, “Mẹ ơi, con không làm điều gì sai. Con không thể viết điều đó.” Mẹ cô nói lại, “Mẹ quỳ xuống trước mặt con đây!” “Xin đừng làm vậy! Mẹ! Tất cả bệnh tật của con đều biến mất sau khi con tập Pháp Luân Công, và con trở nên vui tươi hơn. Mẹ biết tất cả điều này. Mẹ, mẹ hiểu con gái mẹ rồi. Tất cả những điều mà con làm là hoàn toàn hợp pháp. Chính họ là những kẻ phạm pháp.” Đứng nhìn người mẹ già tóc bạc phơ quay lưng ra về, Li Weixun lòng đau tâm khổ.

Khi sức khoẻ thể chất của học viên sắp sửa sụp đổ, “trợ lý chuyển hoá” xuất chiêu nhuyễn công cố tình thân thiện quan tâm đến cuộc sống tốt hơn của họ. Họ sử dụng chiêu thức này nhằm đánh bại ý chí của học viên Pháp Luân Công.

Tà thuyết “Chính”

Suốt ngày, các trại lao động cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công xem những cuộn băng vidieo và đọc những cuốn sách nhục mạ Pháp Luân Công và vị thầy của Pháp Luân Công. Học viên bị bắt phải nghe những tà thuyết của những học viên trước đây những người đã phản bội Pháp Luân Công. Các “trợ lý chuyển hoá” và các “cộng tác viên” bắt đầu nói với các học viên để làm nhiễm độc tâm hồn họ, tiêu diệt ý chí họ và “chuyển hoá” họ trở thành những người thường không theo Pháp Luân Công.

Có nhiều tà thuyết được sử dụng và khuyếch trương trong các trại lao động cải tạo và chương trình tẩy não. Tại Trại Cưỡng bức Lao động Shayang Tỉnh Hà Bắc, cảnh sát đã phát minh ra một chiến lược gọi là “Dùng Đại Pháp để tấn công Đại Pháp.” Lý luận của họ là những thứ như thế này, “Không phải Cô/Anh muốn làm người tốt sao? Bây giờ cô bị giam giữ như thế này, cô có biết là cô làm tổn thương biết bao nhiêu cho gia đình họ hàng và đồng nghiệp không? Nếu cô từ chối giáo dục, cô sẽ bị giam giữ dài hạn, làm tổn hại cho họ nhiều hơn nữa. Đến lúc đó cô còn là một người tốt nữa chăng?” Bất cứ ai với đầu óc minh mẫn có thể thấy những sai lầm cơ bản trong sự thuyết phục tà vạy như thế. Điều làm tổn thương cho người khác là sự thật những học viên này đã bị giam giữ. Trước khi cuộc khủng bố Pháp Luân Công, các học viên là những con người làm việc chăm chỉ và quan tâm người khác. Tập luyện Pháp Luân Công mang lại cho mọi người niềm vui và hạnh phúc. Sau khi cuộc khủng bố bắt đầu, các học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện hoà bình đối xử công bằng theo Hiến Pháp. Nhưng chính quyền Trung Cộng đã vi phạm Hiến pháp và bức hại các học viên. Cuộc khủng bố của chính quyền cộng sản Trung Quốc đúng là cội nguồn của tất cả tang thương và khốn khổ.

Thật khó cho nhiều học viên đã chứng nghiệm những sức mạnh huyền diệu của Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm những người được cho lại cơ hội thứ 2 của cuộc sống, lại phải tin rằng Pháp Luân Công là lừa đảo và bắt họ phải từ bỏ tín ngưỡng của mình. Đối với những học viên loại này, những chuyên gia “chuyển hoá” lại có những chiêu thức khác.

Tại trại cưỡng bức lao động Tân An Bắc Kinh, “trợ lý chuyển hoá” dạy rằng “chuyển hoá không phải là từ bỏ Pháp Luân Công, kỳ thực nó vẫn đi theo các nguyên lý của Pháp Luân Công xả bỏ cái tôi để mang lại lợi ích cho người khác, buông bỏ tự ngã, và cao hơn là buông bỏ cái quá trình mà quý vị đang tu luyện.” Theo cái tà thuyết này, xả bỏ tu luyện là “biểu hiện của một tầng thứ cao hơn trong tu luyện.” Khi đầu óc người ta tỉnh táo, trí huệ, những lập luận không có tính thống nhất, tự mâu thuẫn và lố bịch này thậm chí không xứng đáng để bàn cãi. Nhưng dưới áp lực nặng nề, khi tinh thần và thể chất con người bị sụp đổ đạt đến điểm không thể nhẫn chịu được nữa, họ có thể lúng túng và mất khả năng suy nghĩ bình thường. Sau khi được thả ra, nhiều người đã để mình bị lừa dối và bị “chuyển hoá” theo cách này nhận ra bản chất của chiêu thức này và quay lại tập luyện Pháp Luân Công.

Cô Zhong Yue đi làm trong một văn phòng chính phủ trung ương sau khi cô tốt nghiệp hàng đầu trường Đại học với bằng xuất sắc. Cô đã bị kết án cải tạo lao động một năm sau khi cô viết một lá thư cho Giang Trạch Dân giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Sau đây là những điều đau đớn mà cô đã trải qua tại trại cưỡng bức lao động Tân An Bắc Kinh.

“Cảnh sát giam tôi trước khi gửi tôi đến trại cưỡng bức lao động. Nhiều cảnh sát đó rất hung ác. Họ trông giống như quỷ từ địa ngục. Tôi không thể tin tưởng được là có một nơi như thế tồn tại. Khi lần đầu chúng tôi đến đó, điều đầu tiên mà họ nói với chúng tôi là cởi hết quần áo ra để khám xét. Nếu ai do dự hay là phản đối, cảnh sát sẽ tấn công bằng dùi cui điện. Từng giây tôi trải qua sự đau đớn thể xác và chấn thương tinh thần. Thoạt đầu, não tôi có phản ứng liên hồi. Sau đó tôi thấy rằng não tôi đã hoàn toàn mụ mẫm. Tinh thần mất phương hướng và tôi tê cóng.

Nghiên cứu tâm lý đã khám phá rằng khi người ta bị tra tấn đến cực độ, tinh thần họ trở nên yếu ớt và chậm phản ứng. Đó là thời điểm họ bị tổn thương nhất dễ bị tẩy não và khuất phục để “chuyển hướng tinh thần.” Một ngày họ chyển tôi từ nhà giam cảnh sát đến trại cưỡng bức lao động Nữ Tân An. Cảnh sát ở đó không tra tấn tôi. Thay vào đó, họ bao vây tôi bằng hàng chục học viên trước đây đã bị băng hoại tinh thần, họ không dừng, từng người, từng người đối thoại với tôi. Họ không cho tôi ngủ và không cho sử dụng nhà vệ sinh. Sau khi họ lặp lại những lời nói dối một lần, hai lần, 3 lần 10 lần , 100 lần, sau một thời gian dài không được ngủ và liên tục bị đánh bom, đầu óc tôi không thể phân biệt được gì nữa. Tôi không thể suy nghĩ rõ ràng. Và tôi đã ký tên vào bản hối hận thư. Sau đó tôi tự lẩn trốn trong một cái phòng và khóc liền nhiều giờ. Tôi không thể tập luyện Pháp Luân Công nữa. Tôi cảm thấy thế giới đang kết thúc và mọi thứ vụt tắt. Chẳng còn điều gì ngoài tuyệt vọng…”

Những Trò chơi Mê cung Tâm lý và Lạc đường

Các học viên bị cô lập sẽ bị dẫn lạc vào mê cung bằng tất cả tác động tâm lý. Mục đích là làm họ hỗn loạn tâm lý và thoả hiệp. Mọi nơi sử dụng để khủng bố học viên Pháp Luân Công, người ta có thể thấy những biểu ngữ khẩu hiệu như là “chuyển hoá vào một cuộc sống mới”, và “quay lại trạng thái con người!” Những khẩu hiệu này cực kỳ lẫn lộn những bài giảng của Pháp Luân Công.

“Trợ lý chuyển hoá” trong trại cưỡng bức lao động Nữ Bắc Kinh thường nói với các học viên những điều như là, “Cô/anh có biết đôi mắt cô có sự biểu lộ rất khác thường không? Những người trải qua chứng bệnh hoang tưởng cũng có sự biểu lộ ấy!” “Tất nhiên cô không biết điều đó. Có bao nhiêu bệnh nhân tâm thần thừa nhận rằng họ thực sự bị bệnh thần kinh đâu?” Cô nghĩ rằng bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần là một hình thức khủng bố , nhưng thực ra, sự thật là cô đã bị điên!” Sau một thời gian dài đánh bom tâm lý, gợi ý rằng kháng cự lại những nổ lực khuyển hoá là một triệu chứng của bệnh tâm thần, có học viên bắt đầu nghi ngờ chính mình. Mục đích của ma quỷ là tiêu diệt khả năng lý giải của học viên, tiêu diệt tín ngưỡng của họ và và cưỡng bức họ vào một thung lũng của nhữn áp lực.

Những phản hồi tâm lý thường được kết hợp sử dụng cùng với thủ đoạn không cho ngủ và nô dịch lao động nặng. Trong trại cưỡng bức lao động Tân An, họ khoá một học viên vào một căn phòng nhỏ 3-4 m2 suốt ngày. Tất cả hoạt động vệ sinh cá nhân và đại tiểu tiện đều phải làm ngay trong căn phòng. Cảnh sát bắt người ta đứng đối mặt vào tường. Sau một thời gian dài, người ta cảm thấy kiệt sức và hoa mắt. Tất cả mà họ có thể thấy là một bức tường màu trắng. Điều này gây chấn thương tâm lý trầm trọng. Một vài người bị ảo giác và cảm thấy không-biết-đi-về-đâu. Thủ đoạn này thường gây ra sụp đổ tinh thần.

Một chiêu thức nhuyễn công khác được kết hợp sử dụng là lao động tay chân dưới điều kiện vô cùng khổ cực. Mục đích là phá hoại ý chí sức mạnh và thân thể của học viên. Cảnh sát tại trại cưỡng bức lao động Shuangkou Thiên Tân bắt cac học viên thức giậy từ 5 giờ sáng hàng ngày và làm việc liên tục cho đến 2:00 sáng hôm sau. Nếu người nào trở nên chậm chạp và không thể hoàn thành, cảnh sát ra lệnh cho vài tên đánh đập tàn nhẫn. Liu Ping, Từ Huyện Hedong ở Thiên Tân là một chàng trai khoẻ mạnh ở tuổi 20, được huấn luyện lái máy bay. Sau một thời gian dài bị tra tấn dưới hoàn cảnh như thế, tinh thần và thể chất của anh bị sụp đổ. Anh không thể thức dậy vào ngày 2-2-2002, và người ta thấy anh đã chết trên giường. Cảnh sát trại cưỡng bức lao động thường phát triển giam cầm và tra tấn như thế cho đến khi người ta phải lựa chọn hoặc là “chuyển hoá” hoặc là chết.

Khi học viên ở trong trạng thái tuyệt vọng, họ bị bắt phải nghe bài hát “Đồng Ca”. Với giai điệu êm đềm tác động thư giãn những giây thần kinh buồn ngủ, và sau đó lời thơ “trữ tình” tìm cách len lõi vào bộ não, đánh lừa họ tìm ra một con đường thoát thân. Có người đã khuất phục trước áp lực và chọn lựa chấp nhận “chuyển hoá”.

Sử dụng những người đã “được chuyển hoá” để Chuyển hoá người khác.

Một trong những thủ đoạn xấu xa nhất là sử dụng những người đã “được chuyển hoá” để làm việc như là cộng tác viên. Mặt khác, các học viên cũ thường sử dụng cái gọi là “những kinh nghiệm từng trải” và “tình thương dìu dắt” của những người đi trước, họ có cơ hội ảnh hưởng lớn đến người khác. Mặt khác, thậm chí sau khi những người này trở nên bình tĩnh lại và thức tỉnh về lỗi lầm của họ, họ quá xấu hổ về hành động của họ đến nỗi họ không đủ dũng cảm để quay lại tu luyện. Thủ đoạn này chúng gọi là “nhất tiễn song điêu” (một mũi tên trúng 2 con chim). Nếu một người đã “được chuyển hoá” từ chối “chuyển hoá” người khác, vậy thì người đó phải được xem là chưa hoàn toàn “chuyển hoá”, “giải thoát”. Vì thế, người ấy chưa hoàn toàn từ bỏ Pháp Luân Công. Và người đó sẽ phải “tái chuyển hoá”.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục Pháp chế Tỉnh Hà Bắc Kong Fanyun nói với những người đã được “chuyển hoá”, “khi tôi thấy anh đánh người và nhục mạ người, vậy thì sự chuyển hoá của anh đã thành công.”

Nhiều người bị lạc vào mê cung của những thủ đoạn tẩy não đến mức họ không còn khả năng nhận ra là họ đã bị “chuyển hoá”. Họ nghĩ rằng họ có một hợp đồng thứ hai của cuộc đời. Nhiều người thấy biết ơn, cảm tạ đối với những tên ma quỷ, và nhiều người đã giúp ma quỷ để khủng bố người khác và tin tưởng rằng những gì họ làm là đúng đắn, nghĩ rằng họ đã ban cho người khác một ân huệ.

Cô Đổng Thuý, sau một thời gian dài bị giam giữ tại trại cưỡng bức lao động Nữ Bắc Kinh, đã viết thư thoả hiệp với tà ác. Điền Phượng Thanh, giám đốc trại tù trong vùng đó, nghĩ rằng Đổng Thuý chưa hoàn toàn được “chuyển hoá”. Bà ta ra lệnh cho cảnh sát Xi Xuehui và Dong Xiaoqing làm việc với Đổng Thuý, dụ dỗ và xúi dục hai học viên cũ là Lý Tiểu Binh và Lý Tiểu Muội. Cùng hiệp đồng chúng tra tấn Đổng Thuý đến chết. Những người đã từng là người tốt đi theo Chân-Thiện-Nhẫn bây giờ bị “chuyển hoá” thành những tên sát nhân. Một người tham gia vào vụ giết người đó sau đó đã nhận ra tội ác khủng khiếp của mình khi ra khỏi nhà tù và cảm thấy vô cùng hối hận. Cô ta khóc và nói “Chúng tôi nghĩ là chúng tôi chỉ có ý tốt cho cô ấy, chúng tôi không biết rằng chúng tôi có thể giết cô ấy.”

Sự đau đớn nhục nhã trong tâm hồn của những người đã làm những việc ma quỷ này thường là tàn phá khủng khiếp hơn sự tra tấn thể xác.

(…Còn tiếp)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/3/8/122251.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/5/11/73102.html

Đăng ngày 25-05-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share