Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 16-9-2010] Tần Hoàng Đảo là một thành phố cảng nổi tiếng. Năm 215 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, đã thăm vùng này và khắc trên một khối đá ‘bài thơ cửa đá nâu’. Đó là vì sao Tần Hoàng Đảo có cái tên đó. Với nền văn hóa thần thánh của nó và là một phần của nền văn minh cổ, Tần Hoàng Đảo được tất cả mọi người đều biết đến, nhất là xét đến lịch sử đặc biệt của nó.

Vào tháng Năm 1992, khi Sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn nơi này, dân chúng đột nhiên hiểu ra rằng một nền văn hóa tu luyện đã được dệt nên qua nhiều ngàn năm văn minh của Trung Quốc đang ở ngay trong tầm tay họ. Môn tập luyện Pháp Luân Đại Pháp dạy người ta phản bổn quy chân và mang lại lợi ích cho vô số người. Người dân thuộc nhiều giai tầng, từ người nông dân không học hành đến sinh viên đại học, bác sĩ, khoa học gia, vả những trẻ em bốn năm tuổi, cũng như những người già đều tham gia tập luyện. Người dân của Tần Hoàng Đảo hân hoan đón mừng Pháp Luân Đại Pháp vào thời điểm giữa một mùa thu đẹp đẽ.

2010-9-14-qinhuangdao-01--ss.jpg

2010-9-14-qinhuangdao-02--ss.jpg

2010-9-14-qinhuangdao-03--ss.jpg

Các học viên Tần Hoàng Đảo trong khi tập công chung (chụp năm 1998)

Bắt đầu vào tháng 10 năm 1994, các học viên từng tham gia các khóa giảng của Sư phụ tại Đại Liên bắt đầu tập công tại Công viên Thang Hà, tại bờ biển ở Tần Hoàng Đảo. Đầu tiên, có khoảng mười người tập công hoặc tại Công viên Thang Hà hoặc tại Công viên Nhân Dân. Nhiều học viên đã trải nghiệm được lợi ích trừ bệnh khỏe thân. Không cần quảng cáo, mọi người học bằng cách truyền miệng, hoặc nhìn thấy các học viên trong lúc họ tập công buổi sáng. Những người có tiền duyên  lần lượt đến.

2010-9-14-qinhuangdao-04--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công tập công vào sáng sớm tại Công viên Thang Hà (giữa năm 1996 và 1999)

Từ năm 1995, các học viên được hưởng lợi từ việc tập luyện đã đến các vùng khác để tập công, như vậy họ có thể giới thiệu Pháp Luân Công với càng nhiều người hơn. Ước muốn của họ là mọi người đều có sức khoẻ tốt và đề cao tâm tính.

Các học viên đến bằng xe đạp, đi bộ đến nơi tập công, mang theo sách, băng thâu âm và các vật dụng khác dùng nơi tập công. Họ tập công cùng nhau. Những người có tiền duyên với Pháp Luân Công nhìn thấy hoặc nghe về họ. Họ đến để hỏi thăm và một số học ngay tại chỗ. Mọi điều đều êm ả, tự nhiên và môi trường tràn đầy không khí hài hòa.

2010-9-14-qinhuangdao-05--ss.jpg

2010-9-14-qinhuangdao-06--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công tập công và giới thiệu Pháp Luân Công, với các băng rôn làm bằng tay “Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp”

Con số các học viên gia tăng theo cấp số nhân vào năm 1996. Có 80 nơi tập công và tối thiểu 20.000 học viên trong thành phố. Điều này có nghĩa là cứ 100 dân cư tại Tần Hoàng Đảo thì lại có một học viên Pháp Luân Công, không kể những người tập công riêng lẻ.

Từ ba đến bốn năm trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, mỗi sáng khoảng 5 giờ 30 phút sáng vào mùa đông và 5 giờ sáng trong các mùa khác, khi các dân cư trong thành phố này còn đang ngon giấc, thì hằng chục ngàn người nam và nữ, già và trẻ đi đến nhiều nơi tập công tại các công viên trong thành phố. Họ hoặc đi bộ hoặc đi xe đạp. Rất là yên hòa.

Đúng 5 giờ sáng, từ vài chục cho đến một trăm người, không cần ai chỉ dẫn, họ hợp thành từng hàng từng hàng tập công. Những giai điệu nhạc tập công tràn ngập bầu không khí. Cảnh tượng như vậy có thể được thấy ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, và trở thành một cảnh tượng quen thuộc vào mỗi sáng.

Gió mưa đều không thể ngăn cản người ta đến tập công. Người ta có thể bắt gặp đồng nghiệp, bạn học, khách hàng, lãnh đạo của mình, và  người quen ở một địa điểm tập công, và chỉ khi đó họ mới biết ra rằng họ là bạn đồng tu. Mọi người đều mừng cho nhau, vì tất cả đã đắc được Đại Pháp.

2010-9-14-qinhuangdao-07--ss.jpg
Bản sao các bài báo về Pháp Luân Công được lưu truyền trong và ngoài Trung Quốc gồm cả hai trang “Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp”

2010-9-14-qinhuangdao-08--ss.jpg

2010-9-14-qinhuangdao-09--ss.jpg

2010-9-14-qinhuangdao-10--ss.jpg

2010-9-14-qinhuangdao-11--ss.jpg

2010-9-14-qinhuangdao-12--ss.jpg

Bản sao của các bài báo về Pháp Luân Công truyền bá trong và ngoài Trung Quốc gồm một trang “Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp”

Những nụ cười thân thiện, những giọng nói êm đềm, và cung cách nghiêm túc chào đón mọi người, thậm chí khi người đó là một người mới đến. Sự thuần khiết và từ bi đến từ tâm của các học viên mừng đón mọi người.

Mọi người đều rất chân thật.  Không có học viên nào đòi hỏi một xu bồi đáp từ người khác, thậm chí nếu bị xe đụng, và bất kể xa đến đâu họ cũng đều đi trả lại tiền cho một cửa tiệm mà thối lại họ dư 20 xu, và không nhận bất kỳ khoản quà cáp nào trừ khi họ có thể trả lại đủ số tiền mình thiếu nợ. Một học viên không bao giờ qua mặt người khác để được lên xe buýt trước, vì mọi người đều phải lưu tâm đến nguời khác trong mọi phương diện. Sự ích kỷ được thay thế bằng sự vô vị kỷ.

Nghịch lại với Pháp Luân Công

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy chủ nghĩa vô thần. Chủ nghĩa Mác xít là đối nghịch với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Vô thần luận đã biến người dân Trung Quốc thành một công cụ của ĐCSTQ, đẩy mạnh bạo lực và phỉ báng tinh hoa thật sự của Trung Quốc – văn hóa của Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo, mà tuyên dương từ thiện, chân thật và dung nhẫn. Kết quả là người Trung Quốc đã trở thành một dân tộc mất gốc.

Bởi vì chế độ của ĐCSTQ khuyến khích lừa dối, bạo lực và đấu tranh, người dân Trung Quốc hiền lành đã trôi theo dòng. Đạo đức suy đồi. Dân chúng có đời sống cay đắng, mệt mỏi và phẩm cách đã bị bỏ rơi bên lề đường. Dân chúng không dám nói lên sự thật, thậm chí giữa những người quen biết và không dám làm việc tốt ngoài đường.

Người dân không còn biết cách nào để sống như những con người có phẩm cách. Phải chăng điều đó là yếu tố của tất cả người dân Trung Quốc? Chúng ta, là một quốc gia, cần phải tìm lại nền văn hóa truyền thống Trung Quốc mà đã bị  hủy hoại bởi ĐCSTQ, tìm lại Pháp và Đạo đúng đắn mà người dân Trung Quốc phải theo, đồng thời tìm ra ý nghĩa thật sự vì sao chúng ta có mặt trên thế giới này.

Mười một năm đã trôi qua từ khi người dân có thể nghe được tiếng nhạc êm ái hiền hòa mỗi sáng tại các công viên của các thành phố và làng mạc của chúng ta. Đã mười một năm trôi qua mà thiếu đi sự tập hợp êm ả và hòa bình của các học viên Pháp Luân Công. Những quang cảnh như vậy nguyên nguyên vẫn thấy trong ánh sáng mặt trời buổi sớm, nhưng giờ đã bị che phủ bởi áng mây đen lừa dối và bạo lực của ĐCSTQ. Nhưng làm sao mây đen có thể che khuất được mặt trời?

Khi tất cả các bạn đồng sở, đồng học, thân quyến và bạn bè của chúng ta đều hiểu được rằng sự tuyên truyền của ĐCSTQ chống Pháp Luân Công tất cả là những lời lừa dối để đàn áp Pháp Luân Công, vậy thì mặt trời sẽ chiếu sáng trở lại. Khi những người láng giềng và dân chúng mà chúng ta gặp mặt đều hiểu rằng “Pháp Luân Công là tốt”, rằng thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên hệ của nó sẽ cứu mạng người ta, và khi những người đồng hương của tôi tại Tần Hoàng Đảo tất cả đều có cơ hội để nghe về Pháp Luân Công và có thể nghe được sự thật về Pháp Luân Công, suy xét sự thật và hiểu ra cách nào phân biệt được thiện và ác, các học viên sẽ hoàn tất điều mà họ phải làm. Dân chúng sau đó sẽ nhìn thấy ánh mặt trời và nhận được ân phúc.

Chúng ta hãy hy vọng rằng người dân sẽ nhìn thấy ánh mặt trời và hiểu được sự thật. Chúng ta hãy hy vọng rằng các nhạc tập lại được sớm nghe thấy trong các công viên và các con đường của các thành phố và làng mạc của chúng ta. Chúng ta hãy hy vọng rằng Chân-Thiện-Nhẫn và Phật quang sẽ chiếu rọi trong tâm mọi người trên khắp thế giới, và tất cả người dân trên thế giới sẽ trải nghiệm tân kỷ nguyên tuyệt vời.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/16/229681.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/26/120261.html
Đăng ngày: 09–11– 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share