Bài viết bởi Anh Tử

[MINH HUỆ 08 – 07 – 2010] Ngày 5 tháng 2 năm 2010, ông Richard B.Fadden, Giám đốc Vụ An ninh tình báo Canada (CSIS) đã đưa ra một bản tóm tắt trước Ủy ban Thường vụ về An toàn công cộng và An ninh quốc gia, Hạ Nghị viện của Quốc hội Canada. Ông nói về sự can thiệp từ nước ngoài trên đất nước Canada.

2010-7-7-minghui-canada-fadden.jpg
Ông Richard B.Fadden, Giám đốc Vụ An ninh Tình báo Canada

Ông Fadden nói, “Nghị viện rõ ràng đã nhận ra sự hiện diện của vấn đề này vào thời điểm mà Điều luật an ninh tình báo Canada (CSIS) được thông qua năm 1984, rằng CSIS có một yêu cầu rõ ràng nhằm điều tra việc can thiệp từ phía nước ngoài như là một sự đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh của Canada. Tôi nói là ‘tiềm ẩn’ vì không giống những trường hợp khủng bố hay hoạt động gián điệp, mà có sự đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trong đó có thể có sự chia rẽ cực kỳ nghiêm trọng–chẳng hạn như, thiệt mạng hay tổn thất nghiêm trọng bí mật quốc gia–sự can thiệp từ phía nước ngoài dẫn đến hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng, và đó chỉ là những trường hợp nghiêm trọng nhất tạo nên mối hiểm hoạ rõ ràng đối với an ninh quốc gia. Tôi sẽ cung cấp một số ví dụ trong một vài phút tới.”
“Trước tiên, thế nào là sự can thiệp từ nước ngoài? Đơn giản, đó là một nỗ lực của những đặc vụ của một nước ngoại quốc nhằm gây ảnh hưởng tới ý kiến, quan điểm, và những quyết định của người dân Canada với mục đích nhằm đạt được một lợi ích về mặt chính trị, chính sách, hay kinh tế. Điều luật CSIS bàn về mối đe dọa từ các hoạt động có ảnh hưởng của nước ngoài như “các hoạt động bên trong lãnh thổ Canada hoặc liên quan đến Canada mà có hại cho lợi ích của Canada và là hoạt động bí mật hoặc lừa dối hoặc mang đến một mối đe dọa cho bất kỳ cá nhân nào’. Quan trọng là cũng phải chú ý rằng không như hoạt động tình báo và khủng bố mà có thể dẫn đến thiệt hại trực tiếp cho an ninh quốc gia, sự can thiệp của nước ngoài thực sự nghiêng về quá trình xây dựng mối quan hệ hơn. Điều này không phải là một vấn đề đơn giản, song phương, đen và trắng rõ ràng. Ở đây chúng ta đang đối diện với một loại hành vi thực hiện bởi những thực thể từ nước ngoài mà thường bắt đầu một cách vô hại nhưng sau lại đổi hướng thành một cái gì đó thực sự gây hại đối với lợi ích của Canada. Đây là một quá trình rất tinh vi.”

CSIS có 3 tầng mục tiêu: nhằm xác định đặc vụ nước ngoài và chấm dứt ảnh hưởng đó; xác định người đang bị tác động, với ý định khiến cho cơ quan có thẩm quyền thích hợp nhận thức ra; và nói chung là để bảo vệ người dân Canada trước loại áp lực này. Những người bị ảnh hưởng thường là những người Canada mà đặc vụ nước ngoài có thể tương đối dễ dàng gây dựng mối quan hệ.”

“Không giống hoạt động khủng bố hoặc hoạt động tình báo khác, không phải lúc nào cũng có việc vi phạm phạm luật. Tuy nhiên, giống như hoạt động khủng bố hoặc tình báo, ít nhất một vài ảnh hưởng là che đậy hoặc bí mật. Trừ phi người Canada bị gây ảnh hưởng thực hiện một hành vi cụ thể vi phạm pháp luật Canada, vấn đề mà CSIS quan tâm đến là quá trình dân chủ của Canada đang bị động chạm đến một cách bí mật và bởi một quốc gia khác.”

“Vậy thì, một trường hợp mà CSIS có thể quan tâm đến là việc một đặc vụ của một thế lực nước ngoài cung cấp cho một người Canada, trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, những lợi ích khác nhau mà trở nên càng ngày càng quan trọng nhưng theo thời gian càng ngày càng ít công khai. Mối quan hệ này bao gồm việc trao đổi một cách mạnh mẽ các quan điểm, ý kiến, và thông tin chệch theo hướng mà quốc gia ngoại quốc quan tâm.

Tại một điểm nào đó, cố ý hay không cố ý, những quan điểm của người Canada đó bị thay đổi và anh ta hoặc cô ta bắt đầu mở rộng hoặc đề xuất chúng như là quan điểm của chính anh ta hoặc cô ta, do đó có tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến những quyết định liên quan đến họ . Điểm rất quan trọng là sự can thiệp của nước ngoài về thực chất là rất không tốt đối với Canada, cho dù nó có đạt được mục tiêu của nước ngoại quốc đó hay không, bởi vì hành vi như vậy là có hại cho lợi ích của Canada. Trước hết, an ninh quốc gia không phải lúc nào cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những vụ can thiệp của nước ngoài, nhưng ở đâu mà có khả năng làm tổn hại đến an ninh quốc gia, chúng ta có cơ sở để nghi ngờ điều đó, thì chúng ta cần phải điều tra.

Thứ hai, nhiệm vụ của CSIS là bảo vệ người dân Canada và quá trình dân chủ của chúng ta khỏi ảnh hưởng ngầm và ngụy tạo”
“Thứ ba, những người Canada được xác nhận là bị gây ảnh hưởng có thể là bất kỳ ai có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định theo một cách có lợi cho nước ngoài”.

Các học viên Pháp Luân Công là những nạn nhân của sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở những quốc gia khác.

Theo thông tin tại một cuộc họp báo, các phóng viên được cho biết những ví dụ cụ thể về sự ảnh hưởng từ phía nước ngoài từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada. Cô Lucy Zhou đã liệt kê một chuỗi các sự kiện mà các chính khách dường như đứng về phía chế độ Trung Quốc sau một chuyến thăm Trung Quốc trở về.

Bà nói rằng nhóm mà đối mặt với sự tấn công liên tục từ phía chế độ Trung Quốc đối với những hoạt động của họ ở Canada, họ đã gặp phải sự can thiệp về mọi thứ từ việc tham gia diễu hành đến việc nhận được những lời khen tặng từ phía chính quyền thành phố. Pháp Luân Đại Pháp hiện nay là nhóm bị đán áp nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, các nhóm nhân quyền cho biết.

Bà đưa ra một ví dụ, “Hồi tháng Năm năm nay, Thị trưởng Larry O’Brian của Ottawa từ chối đưa ra lời tuyên bố của ngày Pháp Luân Đại Pháp như ông đã làm trong mấy năm qua sau chuyến công tác đến Trung Quốc của ông. Ông nói ông đã hứa rồi. Rõ ràng lời hứa đó là với quan chức Trung Quốc. Sau đó Hội đồng thành phố đã thông qua một nghị quyết để đưa ra tuyên bố”.

“Nhất cử nhất động của chúng ta ở đây, đại sứ quán đều biết”, ông Zhou nói, đề cập đến những nỗ lực của ban nước ngoài của Trung Quốc nhằm đàn áp các hoạt động của Pháp Luân Công ở khắp Canada.

Ông Wenzhuo Hou, người một lần đến thăm bạn ở trường đại học Luật Havard, đã làm chứng trước Ủy ban chấp hành quốc hội Mỹ về Trung Quốc. Tại cuộc họp báo, ông Hou nói rằng chế độ này đã tính toán lại các chiến lược về chính sách đối ngoại tiếp sau Vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sử dụng phương thức lén lút và đa diện để thiết lập chương trình thâm nhập lâu dài vào các nước trên khắp thế giới.

“Đây là một kế hoạch lâu dài gọi là ‘Mưa dầm thấm lâu’, có nghĩa là thay đổi phương Tây bằng những phương thức tinh vi và xảo quyệt’, bà nói.

Năm 2005, ông Chen Yinglin, nguyên bí thư thứ nhất Ban chính trị của Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, đã chạy trốn và vạch trần các chính sách nhằm lôi kéo các sinh viên và các cộng đồng người Hoa của ĐCSTQ của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Trung Quốc, cũng như các phương tiện truyền thông Trung Quốc và gây ảnh hưởng đến chính sách của nước ngoài đối với Trung Quốc. Đàn áp Pháp Luân Công là nhiệm vụ số một của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc.
Ông Chen đã vạch trần những chiến lược của ĐCSTQ, trong đó có việc gây sức ép đối với các quan chức chính phủ và đổi lợi ích chính trị với lợi ích kinh kế. Ông nói cách hiệu quả nhất là tài trợ những chuyến đi miễn phí đến Trung Quốc cho những nhà lãnh đạo chính trị và những dịch vụ giải trí cao cấp sau khi họ đến Trung Quốc. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các vấn đề ngoại giao của Trung Quốc với các nước phương Tây.

Ông đưa ra một ví dụ, “Các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Australia cố ý vận động hành lang đối với các quan chức tỉnh và liên bang và trao học bổng cho con cái họ của họ dưới danh nghĩa trao đổi văn hóa. Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney tiến hành các liên hệ kinh doanh cá nhân định kỳ với các nhà lãnh đạo chính trị và các thành viên của nghị viện tỉnh và liên bang”.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/8/226657.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/18/118659.html
Đăng ngày: 23– 07 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share