Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-06-2020] Chúng ta đến từ đâu, và chúng ta sẽ đi đâu? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Khi mọi thứ tan đi như mây khói, còn lại gì sau một đời truy cầu? Đây cũng là những vấn đề mà các bậc thánh hiền đã miệt mài tìm lời giải đáp trong hàng trăm ngàn năm qua. Tại đây, tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình.

Sư phụ giảng:

“Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] ‘phản bổn quy chân’ đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận. Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người; do vậy một cá nhân hễ muốn tu luyện, thì được [xác] nhận là Phật tính đã xuất hiện. Niệm ấy trân quý nhất, vì vị ấy muốn phản bổn quy chân, muốn từ tầng của người thường mà nhảy ra”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

May mắn đắc Đại Pháp

Con người bị mê hoặc bởi những lợi ích và ham muốn vật chất, đó là tất cả những gì họ quan tâm. Trong chốn hồng trần cuồn cuộn, càng chấp trước vào danh, lợi, tình, họ càng lún sâu hơn trong mê mờ và bị mất phương hướng. Tôi từng là một người nóng nảy và xấu tính. Dưới áp lực từ công việc, gia đình, và trong lục đục đấu tranh với những người khác, lòng dạ tôi ngày càng hẹp hòi. Tâm tôi sầu muộn thống khổ, còn thể trạng của tôi ngày càng giảm sút. Dù chưa tới 30 tuổi, tôi đã bắt đầu có vấn đề nghiêm trọng về tim. Có lúc tôi ai thán: “Con tôi còn quá nhỏ. Tôi biết phải làm gì đây?”

Thấy tôi như vậy, một đồng nghiệp đã cho tôi mượn một cuốn sách Đại Pháp. Tôi đọc bài thơ:

“Càn khôn mang mang Nhất luân kim quang

Giác Giả hạ thế

Thiên địa đồng hướng

Vũ trụ lãng lãng

Đồng hoá Pháp quang

Viên mãn phi thăng

Đồng hồi thiên đường”. (Đồng Hóa Viên Mãn, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Càn khôn mênh mang

Bánh xe kim quang

Bậc Giác Giả giáng hạ thế gian

Thiên địa cùng hướng

cùng hướng vào [Ngài]

Vũ trụ quang đãng

Đồng hoá Pháp quang

Viên mãn bay lên

Cùng về thiên đàng”. (Đồng Hóa Viên Mãn, Hồng Ngâm)

Cuốn sách quý giá này đã thực sự soi rọi tôi khi tôi đọc đến câu thơ: “Nhất luân kim quang”. Hôm đó là ngày 8 tháng 11 năm 1998, một ngày mà tôi sẽ nhớ mãi.

Khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân, những điều tôi chưa từng hiểu trước đây đã trở nên rõ ràng. Tôi đã học được cách để trở thành một người tốt, một người tốt hơn nữa bằng cách đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ.

Trước kia, tôi thường tham gia nói chuyện phiếm cùng các đồng nghiệp trong giờ nghỉ trưa. Sau khi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, tôi không còn hứng thú với các việc thế gian nữa. Tôi ngừng góp chuyện, và cũng ngừng nghe họ đàm luận. Thuận theo việc kiên trì học Pháp, tôi dần dần học được cách hướng nội tìm thiếu sót của bản thân mỗi khi gặp mâu thuẫn, và chủ động hòa giải xung đột.

Trước kia, tôi rất coi thường và oán hận chị dâu của tôi. Giờ đây, tôi đã học được cách khoan dung, buông bỏ tâm oán hận, và thiện giải oán duyên giữa tôi và chị ấy.

Khi tâm tính của tôi đề cao lên, thân thể tôi cũng phát sinh biến hóa to lớn. Tôi thực sự thể nghiệm được trạng thái nhẹ nhàng vô bệnh. Từng bước một, tôi dần dần đề cao cảnh giới và bước đi trên con đường phản bổn quy chân.

Khổ nạn bắt đầu

Trong vài năm ngắn ngủi, hàng triệu người trên khắp Trung Quốc cũng như ở nước ngoài đã bước vào tu luyện Đại Pháp. Tôi cảm thấy thật may mắn khi là một trong số họ.

Ghen tị với sự nổi tiếng của Pháp Luân Đại Pháp, ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với môn tu luyện này. Tất cả các chương trình truyền hình và báo chí ở Trung Quốc bắt đầu phô thiên cái địa tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công.

Để bảo vệ đức tin của mình, tôi đã đi tàu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào tháng 10 năm 2001. Tôi bị kết án bất hợp pháp ba năm trong trại lao động cưỡng bức. Sau ba tháng bị giam giữ trong một trại tạm giam, tôi được bảo lãnh vì lý do y tế. Khi trở về nhà, tôi bị mất việc làm. Con trai sáu tuổi của tôi bị chấn thương tâm lý. Vì sợ sự bức hại của ĐCSTQ, chồng tôi không cho tôi học Pháp và luyện công, anh ấy còn đánh đập tôi để buộc tôi từ bỏ tu luyện.

Tại sao tôi phải từ bỏ một môn tu luyện tuyệt vời như vậy? Tại sao chúng tôi bị bức hại? Đức tin ở trong tâm của mỗi người, tại sao lại phải dùng đến thủ đoạn bạo lực để cưỡng ép thay đổi con người? Nếu tất cả mọi người đều hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn, thì chẳng phải xã hội sẽ được lợi sao?

Với niềm tin như vậy, mặc dù thân và tâm tôi đều đang phải chịu thống khổ rất lớn, tôi đã cố gắng làm tốt những gì cần phải làm mà không oán không hận. Tôi từng bước từng bước khuyên nhủ chồng, nói đạo lý và nói sự thật cho anh ấy hiểu. Sau hơn 6 tháng, cuối cùng anh ấy đã minh bạch và không còn can thiệp vào chuyện của tôi nữa. Thậm chí anh ấy ngày càng ủng hộ nhiều hơn.

Trước Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, tôi bị bắt vì đã giúp một đồng tu thuê luật sư. Nhà của tôi bị lục soát; máy tính, máy in, sách Đại Pháp và các tài liệu giảng chân tướng của tôi đều bị tịch thu. Tôi không nhận tội và không ký tên vào bất kỳ giấy tờ nào; tuy nhiên, tôi đã bị kết án 6 năm tù.

Trong quá trình bị thẩm vấn, tôi đã chất vấn các nhân viên của cục cảnh sát, viện kiểm sát, tòa án trung cấp và tòa án tối cao. Tôi nói: “Là một công dân, tôi không có quyền thuê luật sư sao? Tôi không có quyền giúp ai đó thuê luật sư sao?“ Phần lớn trong số họ sẽ trả lời: “Chúng tôi phải kiểm tra lại đã”. Tôi có thể thấy rằng họ đang cố trốn tránh trách nhiệm. Tôi nói với họ: “Các anh làm việc trong bộ phận pháp lý, nhưng lại không thể trả lời câu hỏi của tôi. Các anh có quyền thẩm vấn tôi không? Tôi không phạm tội, vậy tại sao tôi phải trả lời câu hỏi của các anh?”

Tôi bị giam giữ trong một trại tạm giam trong năm tháng. Tại đó, tôi đã yêu cầu bản thân phải hành xử theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Thông qua đó, nhiều tù nhân đã nhận thấy vẻ đẹp của Đại Pháp. Hơn 10 người, gồm một số lính canh và cả chỉ đạo viên chính trị đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Mười mấy tù nhân hàng ngày luyện công cùng với tôi.

Một tù nhân họ Bùi ngoài 30 tuổi đã bị ho một thời gian, họ ra cả máu trong đờm. Cô ấy nghi ngờ mình bị bệnh lao. Mỗi khi luyện công xong, cô ấy cảm thấy ngực không còn đau nữa. Sau vài ngày luyện công, cô ấy đã hết bệnh.

Một tù nhân khác họ Kim, 49 tuổi, là người có văn hóa và có kiến thức rộng. Cô ấy đã đi đến 16 quốc gia. Thời gian đầu, cô ấy luôn chất vấn tôi và hỏi những vấn đề rất khó. Với trí huệ mà Sư phụ Lý ban cho, lần nào tôi cũng đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho cô ấy. Hàng ngày, tôi đọc thuộc lòng các bài giảng mới của Sư phụ cho mọi người, và cô ấy rất thích nghe. Cô ấy nói rằng những gì Sư phụ dạy đều rất có đạo lý. Tôi còn chép lại một số bài thơ để cô ấy đọc thuộc lòng. Không lâu sau, thiên mục của cô ấy được khai mở, cô đã nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng thần kỳ. Ví dụ, cô ấy nhìn thấy một con mắt lớn đang chớp chớp, đó chính là “chân nhãn” được đề cập trong Chuyển Pháp Luân. Nó vô cùng kỳ diệu.

Sau đó, tôi bị đưa đến nhà tù. Môi trường nhà tù rất khắc nghiệt. Tôi bị đánh đập, bị lăng mạ, bị cấm ngủ, bị nhốt trong phòng biệt giam, và bị buộc phải xem các video và tài liệu nói xấu Đại Pháp. Tôi cũng bị khinh thường, bị ngược đãi, bị mắng mỏ và bị cưỡng bức lao động. Nhưng bất kể tôi ở đâu và trong hoàn cảnh nào, tôi luôn nhớ rằng tôi là một người tu luyện Đại Pháp.

Trong hoàn cảnh hiểm ác như vậy, tôi càng thấy rõ mặt ác của con người. Trước cám dỗ về lợi ích, con người có thể cực kỳ xấu xa, nhưng họ đã đi đến bên bờ diệt vong. Trong khi đó, các đệ tử Đại Pháp đã dùng tinh thần bất khuất và tấm lòng đại thiện đại nhẫn khi đối diện với cừu hận, ngược đãi, thậm chí bị tra tấn đến chết. Họ đã dùng sinh mệnh của mình để chứng thực Chân-Thiện-Nhẫn. Nhà tù có thể khóa thân thể của một người, nhưng không thể khóa tâm linh của người ta, cũng không thể thay đổi niềm tin của họ. Mặc dù bị giám sát chặt chẽ mọi lúc mọi nơi, tôi luôn giữ vững đức tin vào Đại Pháp. Bất chấp áp lực và thống khổ của bản thân, tôi vẫn đối xử tử tế với người khác.

Sư phụ giảng:

“Là đệ tử Đại Pháp, biểu hiện của chư vị hôm nay là vĩ đại; hết thảy những biểu hiện Thiện của chư vị, chính là điều tà ác sợ hãi nhất. Bởi vì chống lại Thiện chính là tà ác”. (Lý tính, Tính tấn yếu chỉ II)

Dù trong tâm dằn vặt khổ sở đến đâu, tôi vẫn yêu cầu bản thân phải cư xử ôn hòa, chân thành, khoan dung và tử tế. Dần dần hoàn cảnh xung quanh tôi đã thay đổi: những người giám sát tôi đã ngừng tham gia bức hại; nhiều tù nhân đã làm tam thoái và tin rằng Đại Pháp thật tuyệt vời. Họ còn giúp chuyển các Kinh văn mới của Sư phụ tới cho tôi. Một số người thậm chí còn đọc các bài Kinh văn mới của Sư phụ. Những người đã minh bạch chân tướng đều tôn trọng và tin tưởng các đệ tử Đại Pháp.

Gia đình tôi trở nên hòa thuận

Khi tôi mãn hạn tù, chồng và con trai đến đón tôi về nhà. Trên đường về, chồng tôi buồn rầu không nói không cười. Về đến nhà sau 6 giờ lái xe, chồng tôi không xuống xe mà nói rằng anh ấy phải đi dự đám cưới con của một người bạn.

Tôi vừa ngồi xuống ở phòng khách thì bố chồng tôi bước vào. Tôi chào ông, ông chỉ liếc nhìn một cái rồi đáp: “Ừ, về rồi à”, rồi ông đi vào phòng của mình. Tôi đi theo và nói: “Bố, con đã làm bố lo lắng trong suốt thời gian qua. Bây giờ con đã về. Con sẽ chăm sóc bố”.

Tôi hiểu rằng chồng và bố chồng tôi không nói gì bởi vì họ biết tôi không phải là người xấu. Tuy nhiên, họ không những không hiểu tôi, mà còn trách tôi không biết chăm lo cho gia đình, đặc biệt là với con trai tôi. Họ đổ lỗi cho tôi vì đã bị bắt và bị bỏ tù.

Thậm chí người phụ nữ ngoại tình với chồng tôi còn gọi điện chất vấn tôi: “Cô đã làm gì trong những năm qua?” Khi tôi bị tà đảng bắt giữ và bị bức hại, mặc dù họ biết tôi vô tội, nhưng không ai đứng về phía tôi. Họ cho rằng tôi chỉ cần nói “không tu luyện nữa” là sẽ được thả. Nhưng tôi không thỏa thuận với chính quyền, nên họ nghĩ rằng tôi chỉ quan tâm đến bản thân chứ không lo lắng cho gia đình.

Khi bị bức hại, đệ tử Đại Pháp phải chịu áp lực tinh thần to lớn. Theo đạo lý, những người thân nhất trong gia đình nên an ủi, chứ không nên tạo thêm áp lực cho người đó.

Bố mẹ chồng tôi từng sống ở miền quê. Bố chồng tôi bị tai biến mạch máu não sau khi tôi bị bắt. Để tiện chăm sóc ông, chồng tôi đã đón bố mẹ anh ấy về ở cùng. Sau này, mẹ chồng tôi mất vì bệnh ung thư gan. Vì bố chồng tôi sống ở quê hơn nửa cuộc đời nên ông đã hình thành một số thói quen xấu.

Chồng tôi không lo việc nhà. Anh ấy thường ăn ở ngoài, đi uống rượu và chơi mạt chược. Khi ở nhà, anh ấy chỉ xem TV, chơi điện thoại hoặc ngủ. Tôi là người duy nhất chăm sóc bố chồng. Nhiều chấp trước của tôi đã bộc lộ ra, chẳng hạn như tâm sợ bẩn, sợ phiền toái. Lúc tôi mới trở về, bố chồng tôi còn chịu khó thay giày khi ông bước vào nhà. Sau này, ông không thay giày nữa. Mặc dù không vui, nhưng tôi đã cố gắng giữ mình theo tiêu chuẩn của Pháp. Tôi đã cố gắng hướng nội.

Sư phụ giảng:

“Nếu chư vị có thể Nhẫn được vững, nhưng trong tâm vẫn không dứt bỏ, thì như thế vẫn chưa được. Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Thuận theo việc tâm tính đề cao, tôi ngày càng biết cảm thông với ông: Ông đã già, rất khó cúi xuống để cởi giày của mình. Ngay cả khi tôi nhìn thấy ông nằm trên giường xem TV với đôi giày của ông, tôi cũng không có bất kỳ suy nghĩ xấu nào, chỉ cần ông thấy thoải mái là được.

Hiện tại, bố chồng tôi đã thay đổi rất nhiều, hàng ngày ông đều niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Ông đã đọc một số sách Đại Pháp và hiện đang học thuộc Hồng Ngâm và Hồng Ngâm II. Một ngày, ông cảm thấy không khỏe, chúng tôi đã đưa ông đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ và một số bệnh nhân đều nghĩ tôi là con gái của ông. Khi ai đó hỏi ông rằng tôi có phải là con gái của ông không, ông trả lời: “Con dâu của tôi đấy. Con bé rất tuyệt vời!”

Chồng tôi rất tốt bụng, ngay thẳng, rộng lượng, nhưng nóng tính. Trước khi tu luyện, tôi thường tranh đấu với anh ấy và không bao giờ lùi bước. Anh thường nhường nhịn tôi và xin lỗi tôi trước. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, mọi chuyện đảo ngược lại. Về tổng thể, anh ấy hiểu Pháp Luân Đại Pháp là tốt, nhưng anh không thể lý giải nổi tại sao tôi lại kiên định như vậy.

Sư phụ đã dạy chúng ta phải có lòng từ bi. Tôi phải bước ra khỏi quan niệm của người thường để nhìn nhận vấn đề và đối đãi với chúng sinh. Tâm tôi ngày càng bình tĩnh và thuần tịnh, không còn lo lắng và oán hận. Khi chồng tôi chơi mạt chược, tôi không còn tức giận nữa nữa. Khi anh ấy uống say, tôi không còn oán trách nữa. Tôi cũng ngừng kiểm tra điện thoại di động của anh. Tôi đã ngừng cố gắng thay đổi anh ấy. Ngay cả khi tôi không có lỗi, tôi vẫn hướng nội vô điều kiện. Khi anh mắng tôi, tôi vẫn bình tĩnh và lặng lẽ làm những việc cần làm, hoặc xin lỗi anh. Khi đó, anh ấy sẽ quay lại và thừa nhận rằng mình đã sai.

Dần dần, chồng tôi đã thay đổi, và hoàn cảnh gia đình tôi ngày càng tốt hơn. Mấy năm gần đây, anh ấy yêu cầu tôi phụ trách kế toán trong công ty của anh. Anh ấy thường nói chuyện với tôi trước khi đưa ra quyết định. Bạn bè và khách hàng của chúng tôi thấy rằng chúng tôi trung thực, họ đều muốn làm việc với chúng tôi. Kết quả là lợi nhuận của công ty chúng tôi đã tăng vọt. Vì chồng tôi tin rằng Đại Pháp là tốt, nên anh ấy đã được Đại Pháp bảo hộ. Một lần, xe của anh đâm vào một cái cây lớn khiến nó gãy đôi, nhưng anh vẫn bình an vô sự. Tính khí của anh cũng được cải thiện. Hiện tại, anh thường nói với mọi người rằng anh có một người vợ tuyệt vời, và nếu không có tôi thì anh sẽ không có một cuộc sống hạnh phúc. Tôi nói với anh ấy rằng chính Sư phụ và Đại Pháp đã ban cho anh mọi thứ.

Gia đình chúng tôi đã trở nên hòa thuận và êm ấm dưới ân điển cứu độ của Đại Pháp và sự bảo hộ từ bi của Sư phụ.

Tôi hy vọng mọi người sẽ trân quý Đại Pháp và giữ “Chân-Thiện-Nhẫn” trong tâm mình. Pháp Luân Đại Pháp đang được thực hành trên khắp thế giới và các cuốn sách được tải miễn phí.

Sư phụ giảng:

“Tôi không yêu cầu điều gì ở chư vị, tôi sẽ không xin một đồng tiền của chư vị, tôi chỉ dạy chư vị hướng thiện”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/29/408328.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/2/186147.html

Đăng ngày 23-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share