Bài viết bởi một phóng viên ở Singapore
[MINH HUỆ 12 – 07 – 2010] Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn được tổ chức ở Singapore ngày 11 tháng 7 năm 2010, và đã thu hút nhiều khán giả từ khắp các tầng lớp xã hội. Một vài khán giả đã khen ngợi các kỹ thuật vẽ tranh và ý nghĩa cuả các bức tranh, trong khi những người khác đã bị sốc khi biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc.
Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn được tổ chức ở Singapore ngày 11 tháng 7 năm 2010.
Có 37 bức tranh trong cuộc triển lãm. Chúng được tạo ra từ bàn tay của các nghệ sĩ cũng là các học viên Pháp Luân Công.
Bà Kipper đứng trước bức tranh “Học Pháp”
Bà Kipper đến từ Nga. Bà nói bà muốn viết ra mọi thứ mà bà đã hiểu được từ cuộc triển lãm vào blog cá nhân và chia sẻ với những người bạn của bà. “Ông nội tôi sống trong thời kỳ Xô Viết cũ. Tôi đã học được từ ông nguyên nhân vì sao đảng Cộng sản lại đàn áp người dân của nó”, bà nói. “Mọi người nên quan tâm tới nhân quyền thay vì trở nên lãnh đạm, thờ ơ”. Bức tranh yêu thích của bà là bức “Học Pháp”. Trong bức tranh này, một người mẹ trẻ đang chăm chú học sách Chuyển Pháp Luân trong khi cậu con trai nhỏ đang ngủ trên tay của cô ấy. “Tôi muốn được giống như cô ấy, cô ấy là một người mẹ vĩ đại. Tôi có hai đứa con, và khi tôi muốn làm điều gì đó, tôi luôn nhờ chồng của tôi trông nom chúng”. Bà Kipper nói rằng sẽ mua một cuốn Chuyển Pháp Luân và đọc nó.
Bà Yang đến từ Indonesia đã giành rất nhiều thời gian ở cuộc triển lãm. Bà nói bà có một người bà con từng bị bức hại ở Trung Quốc. Bà ấn tượng với bức tranh các học viên Pháp Luân Công đang phải chịu đựng những hình thức tra tấn khác nhau. “Tôi cảm thông với họ”. Bà đặc biệt cảm động trước ánh mắt của những người bị mất đi những người thân của họ trong cuộc đàn áp.
Bà Hetherington đến từ Anh đã rất buồn khi xem những bức tranh. “Tôi đã nghe nói về Pháp Luân Công. Tôi không biết cuộc đàn áp này lại nghiêm trọng như vậy và nhiều người thực sự mất mạng”. Bà Hetherington thích nhất là bức tranh “Thiên nhân hợp nhất”. “Tôi có thể cảm nhận được năng lượng mạnh mẽ từ nó. Người ở trong bức tranh này thật điềm tĩnh và an hòa”.
Một quý ông người địa phương bị cuốn hút khi xem các bức tranh. Ông nói, “Tôi cảm thấy sự đau xót trong các bức tranh. Tôi thích phong cách hội họa hiện thực và không thích phong cách hiện đại. Nét mặt của cô bé trong bức tranh ‘Tiếng gọi của sự thuần chân’ thật là rất cảm động. Bức tranh này có một sự cảm ứng ba chiều. Chỉ cần từ xa tôi có thể nhận thấy được đều đó”.
Bà Song đến từ tỉnh Liêu Ninh ở Trung Quốc đã bật khóc trước bức tranh “Nước mắt cô nhi”. Bà nói, “Tôi biết nhiều học viên Pháp Luân Công bị tra tấn ở Trung QUốc. Cá nhân tôi biết nhiều người trong số họ”.
Cuộc triển lãm nghệ thuật lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2004, tại Washington, DC, và kể từ đó cuộc triển lãm đã được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Nó được tổ chức ở hơn 40 quốc gia và 200 thành phố trên khắp thế giới.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/12/226881.html
Bản tiếng Anh: en.minghui.org/html/articles/2010/7/16/118629.html
Đăng ngày: 23– 07 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.